ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Rối loạn nhịp tim – Nguyên nhân của 80% trường hợp đột tử

Rối loạn nhịp tim là bệnh lý tim mạch nguy hiểm, gây cảm giác hồi hộp, đau tức ngực, khó thở và là nguyên nhân của 80% trường hợp đột tử hiện nay.

Rối loạn nhịp tim – Nguyên nhân của 80% trường hợp đột tử

26/08/2019 1:29:34 CH

Rối loạn nhịp tim là tình trạng nhịp tim đập bất thường, có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Bệnh gây ra cảm giác hồi hộp, đau tức ngực, khó thở… và là nguyên nhân của 80% trường hợp đột tử nếu không phát hiện sớm, theo dõi sát sao và điều trị kịp thời. Vậy triệu chứng bệnh loạn nhịp tim là gì? Khi nào cần tầm soát rối loạn nhịp tim?

1. Rối loạn nhịp tim là gì? 

Rối loạn nhịp tim là một bệnh lý tim mạch nguy hiểm, có biểu hiện đặc trưng là nhịp tim đập bất thường, quá nhanh (tần số >100 lần/phút) hoặc quá chậm (tần số < 60 lần/phút), không đều hoặc lúc nhanh lúc chậm. 

Bệnh loạn nhịp tim xảy ra khi các xung động điện tim không hoạt động bình thường, được phân loại dựa vào 3 yếu tố: tần số, vị trí tâm thất hay tâm nhĩ và mức độ thường xuyên.

bệnh rối loạn nhịp tim

Bệnh loạn nhịp tim là bệnh lý tim mạch nguy hiểm, có thể gặp ở mọi lứa tuổi

Các bệnh loạn nhịp tim thường gặp:

  • Nhịp nhanh đều: nhịp nhanh trên thất, nhịp nhanh thất.
  • Nhịp chậm đều: suy nút xoang, blốc (block) nhĩ-thất
  • Nhịp không đều từng lúc: ngoại tâm thu nhịp đôi, nhịp ba…
  • Tim loạn nhịp hoàn toàn: rung nhĩ

2. Triệu chứng rối loạn nhịp tim

Các dấu hiệu loạn nhịp tim đáng chú ý: 

  • Xuất hiện các cơn khó thở.
  • Thở ngắn. 
  • Choáng váng, chóng mặt, xây xẩm, cảm giác mất cân bằng. 
  • Đánh trống ngực, tim đập mạnh trong lồng ngực kèm theo hụt hẫng. 
  • Hồi hộp, lo lắng. 
  • Có cảm giác tim ngừng đập một vài giây rồi đập mạnh trở lại. 
  • Đau tức ngực, có cảm giác ngực bị đè nén. 
  • Người mệt mỏi, yếu do hoạt động bơm máu của tim kém hiệu quả. 
  • Ngất xỉu.

Về triệu chứng, biểu hiện nguy hiểm nhất của loạn nhịp tim là bệnh nhân bị ngất xỉu (mất ý thức hoàn toàn). Đây là dấu hiệu cảnh báo bệnh tim nặng và đáng lo ngại vì nó có thể dẫn đến các chấn thương nghiêm trọng như ngất xỉu khi đang lái xe, leo cầu thang. Do đó, cần phải xử lý và điều trị bệnh sớm, khi bắt đầu xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ bệnh loạn nhịp tim.

3. Nguyên nhân rối loạn nhịp tim

Ở người trưởng thành khỏe mạnh, nhịp tim bình thường lúc nghỉ ngơi khoảng từ 60 – 100 nhịp/ phút. Nếu bị tác động bởi một yếu tố nào đó, tim có thể đập nhanh hoặc chậm bất thường. 

Các nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn nhịp tim: 

  • Sẹo tim do từng bị đau tim.
  • Tiền sử phẫu thuật tim mở.
  • Mắc các bệnh lý tim mạch như bệnh cơ tim, suy tim, bệnh tim bẩm sinh, bệnh lý van tim, bệnh động mạch vành
  • Tăng huyết áp.
  • Các bệnh về tuyến giáp: cường giáp, suy giáp.
  • Tuổi tác càng cao, nguy cơ mắc bệnh tim mạnh càng lớn.
  • Tiểu đường, rối loạn mỡ máu.
  • Bệnh phổi mạn tính, viêm phổi – phế quản cấp.
  • Yếu tố di truyền.
  • Thiếu máu.
  • Rối loạn cân bằng kiềm – toan và điện giải.
  • Tác dụng phụ của thuốc.
  • Rối loạn tâm lý, căng thẳng, lao động gắng sức.
  • Lạm dụng bia rượu, thuốc lá, chất kích thích.

bệnh rối loạn nhịp tim

Tuổi tác càng cao, nguy cơ mắc bệnh tim mạnh càng lớn

4. Rối loạn nhịp tim có nguy hiểm không?

Bệnh loạn nhịp tim có thể vô hại nhưng đa phần nó là biểu hiện của nhiều bệnh lý nặng, đe dọa đến tính mạng nếu không điều trị sớm. Vì vậy, khi có các biểu hiện bất thường, cần sớm gặp bác sĩ, thăm khám để phòng tránh những biến cố nguy hiểm do bệnh gây ra.

Một số dạng rối loạn nhịp tim cần cẩn trọng: 

- Rung nhĩ

Rung nhĩ thường xảy ra ở buồng tim phía trên của tim (tâm nhĩ), chiếm khoảng 1/3 các trường hợp bệnh loạn nhịp tim. Khi rung nhĩ, nhịp tim tăng nhanh đột ngột, có thể từ 140 – 180 nhịp/phút, tâm nhĩ rung chứ không đập được khiến máu không thể tống xuống buồng tim dưới (buồng thất), hình thành nên các cục máu đông. Cục máu đông có thể vỡ bất cứ lúc nào và gây thuyên tắc động mạch phổi, đột quỵ não. 

Rung nhĩ đặc biệt nghiêm trọng với người bệnh tăng huyết áp, bệnh van tim, bệnh động mạch vành, viêm tắc phế quản mãn tính bởi khi xuất hiện các cơn rung ở tâm nhĩ tức là bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng hơn. 

- Nhịp nhanh thất

Nhịp nhanh thất làm tim bơm máu khi tâm thất chưa đủ máu nên người bệnh thường có các dấu hiệu mệt mỏi. Căn nguyên của bệnh là do sẹo sau khi phẫu thuật tim mạch hoặc sẹo do bệnh mạch vành, thiếu máu cục bộ gây ra. 

- Rung thất

Là một dạng rối loạn nhịp tim nguy hiểm, thể nặng của nhịp nhanh thất. Rung thất là tình trạng cơ tâm thất rung lên do những xung đột loạn xạ ở buồng tâm thất. Nếu không cấp cứu kịp thời, bệnh có thể gây ngừng tim đột ngột, thậm chí là tử vong do máu không được bơm ra khỏi tim. 

Biến chứng nguy hiểm do bệnh loạn nhịp tim nặng và kéo dài.

- Suy tim

Khi tim bị loạn nhịp, hiệu quả bơm máu sẽ bị giảm sút. Vì vậy, tim phải làm việc nhiều hơn để cung cấp đủ máu ra tuần hoàn đi nuôi cơ thể. Lâu ngày có thể làm tim suy yếu và dẫn đến suy tim.

bệnh rối loạn nhịp tim

Suy tim là một biến chứng nguy hiểm của rối loạn nhịp tim

- Đột quỵ

Máu ứ đọng lại tại buồng tim chính là nguyên nhân hình thành các cục máu đông, làm tắc nghẽn hoặc vỡ động mạch, gây đột quỵ

Một số biến chứng khác người bệnh có thể mắc phải như ngừng tim đột ngột, nhồi máu cơ tim

5. Cách điều trị và phòng ngừa rối loạn nhịp tim

   5.1. Chẩn đoán

- Khám lâm sàng:

  • Triệu chứng người bệnh đang gặp phải. 
  • Tiền sử gia đình. 

- Khám cận lâm sàng:

  • Điện tâm đồ ECG.
  • Siêu âm tim xem hình ảnh, cấu trúc, chuyển động tim.
  • Test gắng sức.
  • Xét nghiệm bàn nghiêng.
  • Xét nghiệm điện sinh lý tim và lập biểu đồ. 

   5.2. Điều trị rối loạn nhịp tim

Tùy vào loại bệnh rối loạn nhịp tim cụ thể, Bác sĩ có phương cách điều trị phù hợp:

  • Nhịp tim nhanh: cho uống thuốc để làm chậm lại (kiểm soát nhịp tim), hoặc khảo sát điện học tim để tìm ra và cô lập ổ phát ra loạn nhịp (điều trị cắt đốt điện sinh lý).
  • Nhịp tim chậm: cấy máy tạo nhịp vào cơ thể, giúp phát ra nhịp tim để tim đập nhanh hơn, đảm bảo được hoạt động của tim.
  • Loạn nhịp hoàn toàn: cần phải uống thuốc làm loãng máu (kháng đông) nhằm mục đích ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông trong tim, có thể gây ra đột quỵ não.

bệnh rối loạn nhịp tim

Nên thăm khám sớm khi có các dấu hiệu bất thường ở tim

   5.3. Phòng ngừa

Bệnh loạn nhịp tim có thể phòng ngừa và kiểm soát tốt nếu:

  • Có lối sống lành mạnh như tập thể dục thường xuyên, kiểm soát căng thẳng, loại bỏ thói quen xấu như thức khuya, sử dụng nhiều bia rượu, thuốc lá. 
  • Ăn các nhóm thực phẩm tốt cho tim như trái cây, rau, ngũ cốc, cá… Đặc biệt, chế độ ăn cần ít muối, chất béo bão hòa và thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn. 
  • Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ để điều trị tốt các bệnh lý nguy cơ. 
  • Duy trì cân nặng lý tưởng. 
  • Kiểm soát huyết áp, lượng cholesterol trong cơ thể. 
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ, tầm soát tim mạch 6 tháng, 1 năm/1 lần để phát hiện sớm các nguy cơ tiềm ẩn. 

Một trong những thiết bị giúp phát hiện dấu hiệu rối loạn nhịp tim chính xác, hiện đại nhất hiện nay là HOLTER ECG – máy ghi điện tâm đồ liên tục.

6. Đo điện tâm đồ liên tục (Holter ECG) có vai trò gì trong tầm soát rối loạn nhịp tim?

- Holter ECG là gì? 

Holter ECG là máy ghi điện tâm đồ liên tục trong nhiều giờ hoặc nhiều ngày, ghi lại tất cả diễn tiến về điện tim trong thời gian dài, nhằm tránh bỏ sót bệnh loạn nhịp tim.

- Những đối tượng nên đeo máy Holter ECG?

Người khỏe mạnh bình thường, không tiền sử gì đặc biệt và có đi kiểm tra sức khỏe định kỳ mỗi năm, thì chỉ cần đo ECG thông thường là đủ.

Có nhóm bệnh nhân nên đeo Holter ECG nhiều ngày:

  • Nghi ngờ hoặc chẩn đoán có bệnh loạn nhịp: Bác sĩ dựa vào triệu chứng khi thăm khám, nghi ngờ (hoặc đã xác định) có bệnh loạn nhịp như suy nút xoang, rung nhĩ kịch phát…
  • Để tầm soát loại trừ nguy cơ bị bệnh loạn nhịp tim: Trong trường hợp gia đình có tiền sử bệnh loạn nhịp tim, có người đột tử, hoặc bản thân có những triệu chứng nghi ngờ như hồi hộp đánh trống ngực, ngất xỉu. Việc đeo máy Holter ECG ghi diễn tiến điện tim nhiều ngày trong khi vẫn sinh hoạt bình thường, vẫn tập thể dục thể thao… có thể giúp phát hiện sớm những bệnh rối loạn nhịp tim tiềm ẩn mà khi đo ECG thông thường bị bỏ sót. Trong trường hợp này, mục đích của việc đeo Holter ECG là để có thêm thông tin cho Bác sĩ quyết định điều trị.

bệnh rối loạn nhịp tim

Holter ECG Bittium Faros ghi lại điện tim liên tục trong nhiều ngày

- Holter ECG tại CarePlus có gì khác biệt? 

Các loại Holter ECG hiện tại chỉ có thể ghi điện tim trong 24 - 48 giờ. Ngoài ra, do có dây nối từ điện cực trên ngực vào máy Holter ECG nên bạn không được tắm. Vì vậy, rất nhiều bệnh nhân cảm thấy bất tiện nên không thể đeo máy Holter ECG trong nhiều ngày.

Phòng khám CarePlus áp dụng dịch vụ ghi Holter ECG kéo dài đến 7 ngày nhờ sử dụng máy Holter ECG Bittium Faros thế hệ mới nhất do Phần Lan sản xuất. Thiết bị có cấu tạo nhỏ gọn, chống nước tuyệt đối. Đặc biệt các dây nối được thay thế bằng 3 miếng dán điện cực, vô cùng tiện lợi. Với Holter ECG Bittium Faros, người bệnh có thể tắm rửa, sinh hoạt, vận động bình thường mà không hề có cảm giác vướng víu hay khó chịu.

Hơn thế nữa, toàn bộ dữ liệu điện tim sẽ được chuyên gia ở nước ngoài (Mỹ, Phần Lan, Ấn Độ) phân tích và kết luận, cho kết quả chẩn đoán chính xác hơn. 

Các gói tầm soát tim mạch tại CarePlus:

> Gói tầm soát bệnh rối loạn nhịp tim

> Gói tầm soát tim mạch tiêu chuẩn

> Gói tầm soát tim mạch chuyên sâu 

> Đeo máy Holter ECG 24h, 72h và 7 ngày

Rối loạn nhịp tim không phân biệt độ tuổi, có thể gây ra nhiều hệ lụy tới sức khỏe, thậm chí là tử vong nếu không được điều trị sớm. Vì vậy, tầm soát tim mạch định kỳ, khám sức khỏe thường xuyên cực kỳ quan trọng trong việc phòng bệnh, nhất là ở người cao tuổi, có nguy cơ mắc bệnh cao. 

Để được tư vấn về chi tiết gói khám tim mạch cũng như cách đặt lịch hẹn, khách hàng vui lòng liên hệ:

Để bảo vệ sức khỏe cả nhà xuyên suốt mùa dịch, đăng kí KHÁM TỪ XA chuyên khoa Tim mạch tại đây

Bài viết liên quan

Bệnh tim mạch là gì? Dấu hiệu sớm nhất và cách điều trị
Tim mạch là bệnh lý xuất hiện âm thầm nhưng để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng. Trong những năm trở lại đây, tỷ lệ tử vong do các bệnh tim mạch ngày một tăng ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Hiện nay, trung bình cứ 4 người lớn ở Việt Nam, có ít nhất 1 – 2 người đã mang nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Vậy bệnh tim mạch là gì? Dấu hiệu sớm nhất và cách phòng ngừa như thế nào?

Danh sách 6 điều cần biết về bệnh thiếu máu cơ tim
Thiếu máu cơ tim là bệnh lý thường gặp ở người lớn tuổi nhưng đang có dấu hiệu trẻ hóa. Bệnh gây nhiều biến chứng nguy hiểm và có thể tử vong nếu không chữa trị kịp thời.

Bệnh nhồi máu cơ tim là gì? 9 điều cần biết về nhồi máu cơ tim
Theo tổ chức Y tế Thế giới WHO, các bệnh tim mạch (CVD) cướp đi sinh mạng của 17,9 triệu người mỗi năm (chiếm 31% tổng số ca tử vong toàn cầu). Trong đó, nhồi máu cơ tim là một trong những bệnh lý về tim chiếm tỷ lệ gây tử vong nhiều nhất. Tìm hiểu về bệnh nhồi máu cơ tim sẽ giúp bạn hiểu rõ về bệnh lý này, từ có cách phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này tốt hơn.

Bệnh suy tim: nhận biết dấu hiệu sớm, phòng tránh rủi ro cao
Bệnh suy tim gây ra nhiều biến chứng cấp tính nguy hiểm, khó chữa khỏi nhưng người bệnh vẫn có cơ hội làm chậm sự tiến triển của bệnh nếu điều trị sớm.

Bệnh hở van tim: triệu chứng sớm nhất và cách điều trị
Bệnh hở van tim rất thường gặp, có nhiều ảnh hưởng đến hoạt động tim cũng như sức khỏe. Vì vậy, cho dù hở van tim nhẹ cũng cần tầm soát và điều trị sớm.

Bài viết gần đây/mới

Hiểu thêm về Nổi Mày Đay và Phù Mạch
Nổi mày đay và phù mạch là những phản ứng của da thường gặp, gây ra sự khó chịu và đôi khi lo lắng cho người bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp một cái nhìn toàn diện về hai tình trạng này, bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị và các biện pháp phòng ngừa.

By BS. CK1. NGUYỄN DUY KHANH

BÉO PHÌ DÙ CÂN NẶNG BÌNH THƯỜNG - MỐI NGUY TIỀM ẨN MÀ BẠN KHÔNG NGỜ TỚI
Béo phì cân nặng bình thường (NWO) là tình trạng phức tạp với nhiều nguy cơ bệnh tật tiềm ẩn. Tìm hiểu cách nhận biết và phòng ngừa béo phì cân nặng bình thường để bảo vệ sức khỏe toàn diện!

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

ĐỪNG XEM NHẸ TÌNH TRẠNG THIẾU MÁU THIẾU SẮT Ở TRẺ EM
Thiếu máu thiếu sắt được xem là vấn đề y tế xã hội, là mối quan tâm của y tế toàn cầu. Theo viện Dinh Dưỡng Quốc Gia Việt Nam, trong giai đoạn năm 2015 - 2016, trẻ em dưới 5 tuổi có tỉ lệ thiếu máu là 27,8%, thiếu máu do thiếu sắt chiếm tới 63,6%.

By BS. CK1. Lê Ngọc Tuyết Sương

SUY MÒN CƠ Ở NGƯỜI CAO TUỔI - DIỄN TIẾN ÂM THẦM NHƯNG ẢNH HƯỞNG NGHIÊM TRỌNG
Suy mòn cơ (thiểu cơ/ Sarcopenia) ở người cao tuổi là vấn đề có diễn tiến âm thầm nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh hoạt thường ngày. Tham khảo ngay lời khuyên về chế độ dinh dưỡng và vận động giúp phòng ngừa suy mòn cơ từ chuyên gia CarePlus.

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

ĐỪNG CHỦ QUAN VỚI HỘI CHỨNG ỐNG CỔ TAY - MỐI ĐE DỌA ÂM THẦM ĐẾN SỨC KHỎE VÀ CUỘC SỐNG
Hội chứng ống cổ tay là loại bệnh lý thần kinh bị chèn ép phổ biến nhất và ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển thành suy yếu lực tay, teo cơ, thậm chí mất khả năng lao động.

By ThS. BS. CKI NGUYỄN VĂN HOÀNG TÂM

Các sản phẩm liên quan

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}