ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Bệnh nhồi máu cơ tim là gì? 9 điều cần biết về nhồi máu cơ tim

Theo tổ chức Y tế Thế giới WHO, các bệnh tim mạch (CVD) cướp đi sinh mạng của 17,9 triệu người mỗi năm (chiếm 31% tổng số ca tử vong toàn cầu). Trong đó, nhồi máu cơ tim là một trong những bệnh lý về tim chiếm tỷ lệ gây tử vong nhiều nhất. Tìm hiểu về bệnh nhồi máu cơ tim sẽ giúp bạn hiểu rõ về bệnh lý này, từ có cách phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này tốt hơn.

Bệnh nhồi máu cơ tim là gì? 9 điều cần biết về nhồi máu cơ tim

02/10/2019 1:48:38 CH

1. Bệnh nhồi máu cơ tim là gì?

Trong cấu tạo tim mạch, 2 nhánh động mạch vành lớn có vai trò cung cấp oxy cho cơ tim. Khi 1 trong các động mạch lớn hay các nhánh nhỏ bị tắc đột ngột sẽ dẫn một phần tim sẽ bị thiếu oxy. Tình trạng này được gọi là thiếu máu cơ tim.

Theo các chuyên gia, nếu không được khắc phục kịp thời, tình trạng này sẽ dẫn đến bệnh nhồi máu cơ tim. Bệnh nhồi máu cơ tim thuộc tình trạng cấp cứu y tế nghiêm trọng và cần được xử lý càng nhanh càng tốt.

Bệnh nhồi máu cơ tim

Xơ vữa động mạch khiến một phần tim bị thiếu oxy.

2. Danh sách triệu chứng nhồi máu cơ tim

  • Khó thở.
  • Đau hàm.
  • Đau lưng.
  • Đau đầu, chóng mặt.
  • Buồn nôn.
  • Nôn ói.

Lưu ý:

  • Không phải ai cũng có dấu hiệu nhồi máu cơ tim giống nhau. Cơn đau thường có thể nhẹ và nhầm với những bệnh lý khác, bao gồm chứng khó tiêu.
  • Phụ nữ có nhiều khả năng gặp phải một số triệu chứng khác, đặc biệt là khó thở, buồn nôn, đau lưng hoặc quai hàm.

3. Bệnh nhồi máu cơ tim có nguy hiểm không? Danh sách các biến chứng nhồi máu cơ tim

Biến chứng của một cơn nhồi máu cơ tim thường rất nghiêm trọng và có thể đe dọa tính mạng, cụ thể:

Bệnh nhồi máu cơ tim

Bạn có thể gặp rất nhiều biến chứng sau khi đã trải qua cơn nhồi máu cơ tim.

Rối loạn nhịp tim

Đây là tình trạng nhịp tim bất thường. Các loạn nhịp tim thường gặp là loạn nhịp trên thất bao gồm nhịp nhanh xoang, nhịp chậm xoang, nhịp nhanh kịch phát trên thất, rung nhĩ... và các loạn nhịp thất như nhịp nhanh thất, rung thất... Tồi tệ hơn, biến chứng này có thể khiến tim ngừng đập bất kỳ lúc này.

Các bloc nhĩ thất

Biến chứng này thường gặp được chia thành 3 mức độ khác nhau với độ 3 là bloc tim hoàn toàn, nhịp tim rất chậm kiểu nhịp thoát thất. Điều khiến biến chứng này trở nên vô cùng nguy hiểm là chúng xảy ra rất đột ngột và có khả năng gây tử vong cao.

Các biến chứng suy bơm

Mức nặng nhất của suy bơm là “sốc do tim”. Nếu huyết áp tâm thu dưới 90mmHg, người bệnh sẽ bị thiểu niệu, vô niệu, rối loạn ý thức, đầu chi nhợt, lạnh ẩm, toan huyết, có khi biểu hiện bằng thở chu kỳ (thở từng đợt ngắt quãng).

Các biến chứng cơ học

Các biến chứng cơ học bao gồm vỡ thành tự do tâm thất, thủng vách liên thất, phình thành thất/giả phình thành thất và hở van hai lá. Chúng thường xảy ra trong tuần lễ đầu sau khi người bệnh bị nhồi máu cơ tim. 

Các biến chứng huyết khối, thuyên tắc

Điều khiến các biến chứng này vô cùng nguy hiểm là gây nguy cơ tái phát nhồi máu cơ tim cao, dẫn đến hoại tử lan rộng hoặc thêm hoại tử cơ tim mới thuyên tắc đại tuần hoàn. Tình trạng sẽ tồi tệ hơn nếu người bệnh nằm quá lâu hoặc lạm dụng thuốc lợi tiểu.

Các biến chứng sớm khác

Trong các biến chứng sớm, đột tử là biến chứng nặng nề nhất. Biến chứng này xảy ra do vỡ tim (thường gặp hơn cả), các rối loạn nhịp tim, sốc do tim, thuyên tắc phổi khối lớn, thuyên tắc mạch vành ngay ở đoạn thân chung động mạch vành trái.

Các biến chứng muộn của nhồi máu cơ tim

  • Hội chứng Dressler xảy ra muộn (ở tuần thứ 3 - 10), còn được gọi là hội chứng sau nhồi máu cơ tim, hội chứng sau tổn thương tim và hội chứng sau phẫu thuật màng ngoài tim.
  • Sốt, đau ngực khi hít vào sâu. 
  • Tăng bạch cầu.
  • Phình thất. 
  • Đau thắt ngực.
  • Suy tim
  • Viêm quanh khớp vai.

5. Làm thế nào để phòng tránh hoặc hỗ trợ điều trị nhồi máu cơ tim tại nhà?

Ngày nay, với sự phát triển của y khoa, đến 80% các cơn đau tim và đột quỵ sớm có thể phòng ngừa được. Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng lưu ý rằng việc thực hiện lối sống lành mạnh cũng giúp giảm các biến chứng của nhồi máu cơ tim. 

Chế độ ăn uống lành mạnh

Bạn nên ăn nhiều trái cây và rau quả, ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc, cá và xung với lượng muối, đường và hạn chế tối đa việc sử dụng chất béo có hại cho sức khỏe. Ngoài ra, rượu cũng nên được sử dụng trong chừng mực:

  • Đối với nam giới: không quá 3 đơn vị rượu/ ngày
  • Đối với nữ giới: không quá 2 đơn vị rượu/ ngày

Thực hiện hoạt động thể chất thường xuyên

Mỗi ngày, bạn nên dành tối thiểu 30 phút hoạt động thể chất. Bạn không cần phải tập các bài tập quá nặng, thay vào đó, đạp xe, đi bộ, aerobic… sẽ là những bộ môn không chỉ giúp duy trì thể lực tim mạch mà còn hỗ trợ cải thiện sức khỏe tổng quát. 

Tránh sử dụng thuốc lá

Thực tế, không chỉ những người hút thuốc lá mà ngay cả chỉ tiếp xúc với khói thuốc lá thụ động cũng nguy hiểm với hệ tim mạch. Thế nhưng, nguy cơ bị nhồi máu cơ tim và đột quỵ bắt đầu giảm ngay lập tức sau khi một người ngừng sử dụng các sản phẩm thuốc lá và có thể giảm một nửa sau 1 năm.

6. Làm sao để phát hiện bệnh?

Nếu xuất hiện các triệu chứng như đau, cảm thấy có áp lực hoặc tức ngực, khó thở khi gắng sức hoạt động thể lực và hết sau khi ngồi nghỉ thì bạn đang có nguy cơ bị các bệnh tim mạch rất cao. Lúc này, bạn cần thực hiện tầm soát tim mạch ngay lập tức để kịp thời ngăn chặn hoặc có phương pháp kiểm soát tốt bệnh (nếu có). 

Bệnh nhồi máu cơ tim

Khi xuất hiện bất kỳ dấu hiệu bệnh tim mạch nào, bạn nên đến cơ sở y tế để kiểm tra.

7. Các hạng mục cần thực hiện khi tầm soát sớm bệnh nhồi máu cơ tim và thiếu máu cơ tim

Dựa vào triệu chứng và thăm khám: Xem xét các dấu hiệu bất thường gần đây của người khám bệnh. Đồng thời, thực hiện tìm hiểu các yếu tố khác có ảnh hưởng đến hệ tim mạch như: tiền sử gia đình, đánh giá thể trạng, đo cân nặng, chiều cao, tính chỉ số khối cơ thể… 

Đo điện tâm đồ ECG: Có tác dụng theo dõi hoạt động, tốc độ cũng như nhịp điệu của tim. 

Xét nghiệm máu: Xác định nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành thông qua các thông số xét nghiệm máu liên quan đến cholesterol (tốt/xấu) và triglyceride.

Siêu âm tim: Đánh giá cấu trúc và hoạt động của tim, từ đó có khả năng phát hiện ra các điểm bất thường trong cơ tim, van tim, nhịp đập và kích cỡ to bất thường.

Điện tâm đồ gắng sức: Người khám sẽ thực hiện các bài tập thể dục (đi bộ trên thảm lăn hoặc máy đạp xe tại chỗ) để cho thấy mức độ hoạt động của tim trong quá trình vận động thể lực.

8. Phương pháp điều trị và phòng ngừa biến cố

Kiểm soát các yếu tố nguy cơ: Kiểm soát các yếu tố nguy cơ có vai trò rất quan trọng điều trị và phòng ngừa biến cố do nhồi máu cơ tim gây ra. Tốt nhất bạn nên vận động thường xuyên, ăn các thực phẩm có lợi cho tim mạch, tránh uống quá nhiều thức uống có cồn… và hoạt động khác theo chỉ định của bác sĩ. 

Uống thuốc phòng ngừa biến cố: Hiện nay có rất nhiều loại thuốc hỗ trợ điều trị nhồi máu cơ tim như aspirin (chống đông máu), thuốc chẹn beta (hạ huyết áp), thuốc ức chế men chuyển angiotensin (giúp hạ huyết áp và bảo vệ cơ tim)… Tuy nhiên để hạn chế tối đa các tác dụng phụ và giúp thuốc phát huy hiệu quả cao, bạn chỉ sử dụng khi được bác sĩ kê toa. 

Đặt stent mạch vành PCI: Đây là phương pháp điều trị các bệnh tim mạch phổ biến gây ra bởi hẹp động mạch vành. Đặt stent mạch vành PCI sẽ giúp phục hồi tưới máu động mạch vành. Tuổi thọ stent mạch vành PCI có thể từ 2 năm cho đến vĩnh viễn tùy theo loại stent được áp dụng.

Mổ bắc cầu CABG: Mổ bắc cầu CABG nối động mạch chủ đến động mạch vành sau chỗ hẹp để cung cấp máu đã oxy hóa đến cho khu vực cơ tim đang bị thiếu máu và đảm bảo lưu lượng máu nuôi tim. Nhờ đó cải thiện triệu chứng, giảm nhu cầu dùng thuốc và kéo dài tuổi thọ bệnh nhân.

Bệnh nhồi máu cơ tim

Tuân theo các chỉ định của bác sĩ rất quan trọng trong điều trị và phòng ngừa biến cố nhồi máu cơ tim.

Chuyên khoa Tim Mạch của Hệ thống Phòng khám CarePlus không chỉ có những bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm mà còn trang bị những thiết bị thế hệ mới phục vụ cho mục tiêu tầm soát bệnh lý tim mạch sớm, như Holter ECG Bittium Faros, Điện tâm đồ gắng sức, Siêu âm tim Doppler màu và nhiều thiết bị hiện đại khác. Từ đó góp phần giúp chẩn đoán đúng bệnh và hạn chế việc sử dụng thuốc. Đồng thời, các bác sĩ tại CarePlus còn tư vấn kỹ lưỡng để khách hàng hiểu rõ về bệnh và cùng tham gia tích cực vào việc chữa trị.

Đặc biệt trong trường hợp cần nhập viện cấp cứu, chúng tôi có thể hỗ trợ tư vấn và liên hệ với các Bệnh viện lớn như BV Nhân dân 115, Viện tim TP.HCM, BV ĐHYD, BV Nhi Đồng... để việc điều trị nội trú được thuận tiện nhất.

9. Cần làm gì khi bản thân hoặc người khác xuất hiện các triệu chứng nhồi máu cơ tim?

Nên:

  • Dùng các thuốc được bác sĩ chỉ định nếu bản thân đã được chẩn đoán bị các bệnh tim mạch.
  • Gọi cấp cứu.
  • Nếu bạn đã được học sơ cứu thì nên thực hiện ngay.

Không nên:

  • Cố gắng sơ cứu nếu chưa được đào tạo vì có thể khiến tình trạng tồi tệ hơn.
  • Để cho người đang có triệu chứng lái xe vì nguy cơ gây ra tai nạn rất cao.
  • Tự ý dùng các thuốc mà chưa được bác sĩ chuyên khoa cho phép

Bệnh nhồi máu cơ tim rất nguy hiểm vì khả năng gây tử vong cao và để lại nhiều biến chứng nặng nề. Tuy nhiên, bệnh hoàn toàn có thể phòng tránh hoặc giảm bớt các biến chứng bằng lối sống lành mạnh và thực hiện tầm soát tim mạch định kỳ theo chỉ định của bác sĩ.

Để được tư vấn về chi tiết gói khám tim mạch cũng như cách đặt lịch hẹn, khách hàng vui lòng liên hệ:

Ngoài ra, để giúp Quý khách hàng an tâm chăm sóc sức khỏe trong giai đoạn giãn cách xã hội vì dịch bệnh COVID-19, CarePlus triển khai Chương trình KHÁM TƯ VẤN TỪ XA với đội ngũ bác sĩ ở các chuyên khoa (Tim mạch, Nhi khoa, Sản Phụ khoa, Tai Mũi Họng, Da liễu,...). Đăng ký TẠI ĐÂY 

 

Bài viết liên quan

Bệnh Tim Mạch - Tăng Huyết Áp & Những điều cần biết
Tăng Huyết Áp - Căn bệnh được mệnh danh là kẻ giết người thầm lặng SỐ 1. Dù bạn có đang bị tăng huyết áp hay không, hãy dành ít phút cập nhật kiến thức về căn bệnh này ngay để bảo vệ sức khỏe cho chính mình và những người thân yêu, bằng cách lắng nghe những chia sẻ của Bs. Trần Lê Vũ để hiểu rõ hơn về nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa bệnh.

KHÁM VÀ TẦM SOÁT TIM MẠCH ĐỊNH KỲ, TRÁNH NHIỀU HẬU QUẢ ĐÁNG TIẾC
Tầm soát tim mạch 2 lần/năm có thể giúp phát hiện các nguy cơ bệnh lý tim mạch. Vậy khám tim mạch ở TPHCM nên đến địa chỉ nào tốt?

Bệnh tim mạch là gì? Dấu hiệu sớm nhất và cách điều trị
Tim mạch là bệnh lý xuất hiện âm thầm nhưng để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng. Trong những năm trở lại đây, tỷ lệ tử vong do các bệnh tim mạch ngày một tăng ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Hiện nay, trung bình cứ 4 người lớn ở Việt Nam, có ít nhất 1 – 2 người đã mang nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Vậy bệnh tim mạch là gì? Dấu hiệu sớm nhất và cách phòng ngừa như thế nào?

Hãy Sống Nhạt Vì 1 Trái Tim Khỏe Mạnh
Tổ chức y tế thế giới WHO khuyến cáo: “Ăn ít hơn 5g muối/ngày sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ, tăng huyết áp và bệnh mạch vành...” Trong khi đó, lượng muối tiêu thụ của người Việt hiện đang ở mức 9g muối/ngày (x2 lần so với khuyến cáo của WHO). Đó cũng là lý do tại sao bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở nước ta.

Bệnh xơ vữa động mạch và TOP 6 điều cần biết
Xơ vữa động mạch là bệnh lý vô cùng nguy hiểm bởi người mắc bệnh hầu như không có biểu hiện gì cho đến khi bệnh đã trở nặng. Tuy nhiên, chính sự diễn biến âm thầm này là nguyên nhân khiến nhiều người đứng trước nguy cơ bị đau tim, đột quỵ, cắt cụt chân, tàn tật và thậm chí tử vong.

Nhịp tim nhanh có nguy hiểm không và cách điều trị hiệu quả
Nhịp tim nhanh là tình trạng tim loạn nhịp bất thường, đập thình thịch hoặc rung gây hồi hộp, đánh trống ngực trong vòng vài giây hoặc vài phút. Tim đập nhanh có thể vô hại nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý tiềm ẩn, nguy hiểm nếu không điều trị sớm. Vậy nhịp tim bao nhiêu là nhanh? Cách điều trị và kiểm soát nhịp tim hiệu quả?

Bài viết gần đây/mới

KHÔNG CHỦ QUAN VỚI DẤU HIỆU VÀ BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH THỦY ĐẬU
Các biểu hiện lâm sàng của thủy đậu ở trẻ thường phát triển trong vòng 15 ngày sau khi tiếp xúc và thường bao gồm các triệu chứng sốt, mệt mỏi , đau họng, chán ăn, sau đó là phát ban mụn nước toàn thân, thường xảy ra trong vòng 24 giờ.

By BS. CK1. ĐẶNG NGỌC VÂN ANH

5 CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI CHÍCH NGỪA HPV PHÒNG UNG THƯ CỔ TỬ CUNG
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) đã đưa ra những khuyến nghị về việc tiêm ngừa vacxin HPV đối với tất cả trẻ em (cả nam lẫn nữ) nên được tiêm vacxin HPV vào khoảng 11-12 tuổi, thậm chí có thể tiêm sớm nhất là lúc 9 tuổi và việc chủng ngừa được khuyến khích cho tất cả mọi người đến 26 tuổi.

ĐAU VAI DO VIÊM GÂN - CHUYỆN THƯỜNG THẤY Ở DÂN VĂN PHÒNG
Với đặc thù công việc là làm việc bên máy tính 8 tiếng/ngày, cùng tư thế ngồi chưa đúng, dân văn phòng dễ gặp tình trạng viêm gân cơ vai. ThS. BS. CKI. Nguyễn Văn Hoàng Tâm - Chuyên khoa Cơ xương khớp tại CarePlus có những chia sẻ hữu ích về chủ đề này.

THỐNG KÊ TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE NHÂN SỰ DOANH NGHIỆP (QUÝ I/2024)
Trong quý I/2024, CarePlus ghi nhận tỷ lệ nhân sự của các doanh nghiệp khám sức khỏe định kỳ mắc các bệnh lý răng hàm mặt, vấn đề về mắt và rối loạn mỡ máu... ở mức cao (48 - 84%).

Các sản phẩm liên quan

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}