ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Bệnh động mạch vành là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh động mạch vành (bệnh mạch vành) là bệnh lý tim mạch nguy hiểm, có xu hướng gia tăng mạnh ở Việt Nam, gây tử vong cao nếu không phát hiện sớm.

Bệnh động mạch vành là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

02/10/2019 11:22:52 SA

Bệnh động mạch vành là một trong những bệnh lý tim mạch nguy hiểm, căn nguyên gây tử vong hàng đầu tại Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới. Hiện nay, bệnh mạch vành đang có xu hướng gia tăng cao, xuất hiện ở cả người trẻ tuổi. Vậy bệnh tim mạch vành là gì? Dấu hiệu nhận biết sớm nhất và cách phòng tránh bệnh hiệu quả?

1. Bệnh mạch vành là gì?

Bệnh tim mạch vành (BTMV) là tên gọi cho một số bệnh tim do mạch máu vành tim bị nghẽn bởi các mảng xơ vữa, dẫn đến tình trạng cơ tim bị thiếu dưỡng khí. Lưu lượng máu và oxy đến tim giảm gây ra các cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim và tổn thương vĩnh viễn ở tim. Các tên gọi khác của bệnh này là bệnh mạch vành, bệnh động mạch vành, bệnh tim do xơ vữa động mạch, bệnh tim thiếu máu cục bộ (thiếu máu cơ tim).

Bệnh tim mạch vành gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị sớm

Bệnh tim mạch vành gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị sớm

2. Triệu chứng bệnh mạch vành sớm nhất

Cơn đau thắt ngực là dấu hiệu nhận biết sớm nhất và là triệu chứng điển hình của bệnh động mạch vành. Đau có thể thoáng qua, gây khó thở nhưng có khi bó chặt, thắt nghẹt, đè ép trong lồng ngực. Đau có thể sau xương ức, tim, giữa ngực hoặc lan lên vai, cổ, cánh tay bên trái. Thời gian cơn đau xuất hiện thường rất ngắn, 10 – 30 giây hoặc vài phút. Một số trường hợp, cơn đau kéo dài trên 15 phút, không có dấu hiệu thuyên giảm thì có khả năng đã bị nhồi máu cơ tim.

Một số triệu chứng bệnh tim mạch vành khác:

  • Người bệnh thấy hồi hộp, hụt hơi.
  • Thường xuyên chóng mặt, hoảng hốt.
  • Mệt ở ngực, xuất hiện cơn đau ngực kèm theo buồn nôn.

3. Nguyên nhân bệnh mạch vành

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh động mạch vành. Tuy nhiên được chia thành 2 nhóm:

- Các yếu tố nguy cơ không thay đổi được:

  • Tuổi tác: Động mạch ở người lớn tuổi rất dễ bị tổn thương và trở nên hẹp hơn.
  • Giới tính: Nam giới có nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành cao hơn nữ giới.
  • Tiền sử gia đình: Nếu có người thân mắc bệnh tim mạch, đột quỵ thì nguy cơ bạn cũng mắc các bệnh này cao hơn.

- Các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được:

Bệnh động mạch vành

Người béo phì có nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành rất cao

4. Bệnh mạch vành có nguy hiểm không?

Người bệnh tim mạch vành có thể bị tử vong ngay lập tức hoặc trong vài giờ động mạch vành bị tắc nghẽn, trước khi xuất hiện nhồi máu cơ tim. Không chỉ vậy, bệnh còn ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe, sinh hoạt bởi các cơn đau thắt ngực triền miên cùng nhiều biến chứng mãn tính như:

  • Suy tim: Biến chứng nguy hiểm, xảy ra ngay sau cơn nhồi máu cơ tim do thiếu máu cơ tim trong thời gian dài hoặc hoại tử cơ tim. Các triệu chứng đi kèm biến chứng suy tim thường là ho khan, phù, mệt mỏi, khó thở. 
  • Rối loạn nhịp tim: Các cơn rung nhĩ khiến tim loạn nhịp, có khi đập quá nhanh hoặc quá chậm hoặc hỗn hợp, đe dọa đến tính mạng người bệnh. 
  • Đau thắt ngực: Có 2 loại đau thắt ngực gồm: cơn đau thắt ngực ổn định xuất hiện lặp đi lặp lại khi người bệnh gắng sức đến 1 mức độ nào đó và cơn đau thắt ngực không ổn định, thường xảy ra cả lúc nghỉ ngơi, gắng sức và không giảm bớt khi ngừng gắng sức. Trong đó, đau thắt ngực không ổn định có nguy cơ chuyển sang nhồi máu cơ tim, đột tử cao nếu không điều trị kịp thời.

5. Điều trị bệnh động mạch vành và giảm biến chứng nguy hiểm

Khi các cơn đau thắt ngực xuất hiện, bạn cần nghỉ ngơi ngay lập tức, dừng toàn bộ mọi hoạt động gắng sức, vận động mạnh. Dùng thuốc nitroglycerin dạng ngậm hoặc xịt dưới lưỡi và đưa người bệnh tới cơ sở y tế, bệnh viện càng sớm càng tốt để chẩn đoán, điều trị.

Bệnh động mạch vành

Tầm soát tim mạch theo định kỳ là cách giúp bạn phòng ngừa căn bệnh này hiệu quả

Điều trị bệnh mạch vành có 2 phương pháp:

- Điều trị nội khoa: 

Sử dụng một hoặc kết hợp một vài loại thuốc điều trị đặc hiệu như: Thuốc chống kết vón tiểu cầu (aspirin, plavix), thuốc ức chế thụ thể beta (tenormin, betaloc…), thuốc chẹn kênh calci (amlordipin, tildiazem…), thuốc hạ cholesterol máu (nhóm statin như zocor, crestor, lipitor…), nhóm fibrat (như lipanthyl, lopid…).

Người bệnh cần dùng thuốc theo đơn và tuân thủ chỉ định của Bác sĩ đồng thời cải thiện các yếu tố nguy cơ tim mạch, điều trị tốt bệnh tiểu đường, tăng huyết áp.

- Điều trị can thiệp: gồm can thiệp hoặc phẫu thuật. 

  • Can thiệp động mạch vành qua da: Nong đoạn động mạch vành bị hẹp, đặt stent để tái lưu thông máu lại bình thường, giải quyết tình trạng tắc nghẽn do các mảng xơ vữa, giảm đau thắt ngực và nguy cơ nhồi máu cơ tim mà không phải mổ. 
  • Phẫu thuật bắc cầu mạch vành (CABG): Bác sĩ dùng một đoạn động hoặc tĩnh mạch nối từ nguồn cung cấp máu đến đoạn động mạch vành phía sau đoạn động mạch vành bị hẹp. Tĩnh mạch, động mạch ghép có thể lấy ở chân, cổ tay, động mạch vú bên trong thành ngực. 

6. Cách phòng ngừa bệnh mạch vành hiệu quả

- Một lối sống lành mạnh sẽ giúp bạn phòng ngừa và cải thiện tình trạng bệnh động mạch vành tốt hơn. Theo đó, người bệnh nên: 

  • Bỏ thuốc lá, hạn chế sử dụng rượu bia. 
  • Ăn uống lành mạnh, nhiều rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt… và giảm ăn mặn, thực phẩm nhiều dầu mỡ. 
  • Luyện tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, ngồi thiền… đều đặn 30 phút mỗi ngày. 
  • Nếu thừa cân, béo phì, bạn nên tham vấn ý kiến bác sĩ để giảm cân về số cân nặng lý tưởng. 
  • Thư giãn, nghỉ ngơi, tránh căng thẳng kéo dài.

Bệnh động mạch vành

Rau củ quả và các loại hạt rất tốt cho sức khỏe tim mạch

- Theo dõi và điều trị triệt để các bệnh lý tăng huyết áp, đái tháo đường, mỡ máu. 

- Tuân thủ các hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Ngoài ra, người bệnh cần dự phòng tái phát bệnh. 

- Khám sức khỏe định kỳ nhằm phát hiện kịp thời những dấu hiệu bất thường ở tim cũng như những căn nguyên tiềm ẩn gây bệnh tim mạch vành. Chẩn đoán sớm bệnh và chữa trị ngay từ đầu không chỉ tăng khả năng hồi phục, tránh bệnh tiến triển nặng mà còn tiết kiệm nhiều chi phí và thời gian điều trị.

7. Bệnh động mạch vành nên ăn gì?

- Thực phẩm chống oxy hóa, giảm viêm

  • Trái cây có nhiều màu sắc. 
  • Ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, bột yến mạch. 
  • Dầu mè, oliu, dầu đậu nành. 
  • Cá thu, cá hồi, cá trích, cá ngừ giàu Omega-3 có khả năng chống viêm cao. 
  • Rau xanh như súp lơ, cải bó xôi, rau bina, cải xoăn là thực phẩm có nhiều vitamin và các chất chống oxy hóa.

- Thực phẩm giúp tăng cường lưu thông máu

  • Gừng, tỏi, hành tây và các loại trái cây như nho, việt quất, dâu tây, cam thảo đều chứa nhiều salicylate – chất ngăn ngừa hình thành cục máu động và thúc đẩy quá trình lưu thông máu.

- Thực phẩm giảm cholesterol

Là những thực phẩm chứa nhiều chất xơ hòa tan, giúp giảm hấp thụ cholesterol tại ruột và thúc đẩy quá trình đào thải cholesterol ra khỏi máu. 

  • Ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì đen. 
  • Các loại rau xanh có độ nhớt như rau mồng tơi, rau đay. 
  • Các loại họ đậu như đậu đen, đậu hà lan, đậu đỏ. 
  • Các loại trái cây như lê, ổi, cam, đu đủ.

Đặc biệt, người bệnh mạch vành nên ưu tiên các món hấp, luộc, rau trộn thay vì chiên xào, rán. Ngoài ra cũng nên hạn chế dùng bơ, sốt mayonnaise, muối, bột canh trong chế độ ăn uống mỗi ngày. 

Phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh động mạch vành có ý nghĩa rất quan trọng trong việc điều trị cũng như hạn chế các biến chứng và giảm tỷ lệ tử vong do bệnh. Vì vậy, người bệnh hoặc có nguy cơ mắc bệnh mạch vành nên tầm soát tim mạch 6 tháng/lần để kiểm soát tiến triển bệnh tốt hơn. 

Một trong những địa chỉ tầm soát tim mạch đáng tin cậy tại TP.HCM là hệ thống Phòng khám CarePlus. Chuyên khoa Tim mạch của CarePlus có đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm, được đào tạo chuyên sâu trong lĩnh vực chẩn đoán và điều trị nhiều bệnh lý tim mạch như bệnh tim bẩm sinh trong bào thai, rối loạn nhịp tim, bệnh tim mạch vành…

Bệnh động mạch vành

CarePlus là một trong những địa chỉ tầm soát bệnh tim mạch uy tín tại TP.HCM

Gói tầm soát tim mạch CarePlus được thiết kế gồm các phương pháp chẩn đoán bất thường ở tim mạch hiện đại như Holter ECG Bittium Faros, Điện tâm đồ gắng sức, Siêu âm tim Doppler… Đặc biệt, thăm khám tại đây, khách hàng hoàn toàn có thể an tâm bởi: 

  • Cơ sở vật chất được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế. 
  • Thăm khám cặn kẽ, chẩn đoán đúng bệnh và tư vấn phương pháp điều trị bệnh tốt nhất. 
  • Hạn chế việc sử dụng thuốc trong suốt quá trình điều trị. 
  • Đội ngũ bác sĩ chuyên khoa tim mạch CarePlus cùng tham gia tích cực và việc chữa trị của người bệnh. Theo dõi, gọi điện hỏi thăm và sẵn sàng tư vấn mọi thắc mắc của khách hàng. 
  • Hỗ trợ tư vấn và liên hệ với các bệnh lớn trong thành phố để việc điều trị nội trú của khách hàng CarePlus được thuận tiện nhất (trường hợp cần nhập viện cấp cứu).

Để đặt lịch hẹn và tìm hiểu rõ hơn về các gói tầm soát tim mạch tại CarePlus, vui lòng liên hệ Hotline: 1800 6116 để được tư vấn.

Ngoài ra, để giúp Quý khách hàng an tâm chăm sóc sức khỏe trong giai đoạn giãn cách xã hội vì dịch bệnh COVID-19, CarePlus triển khai Chương trình KHÁM TƯ VẤN TỪ XA với đội ngũ bác sĩ ở các chuyên khoa (Tim mạch, Nhi khoa, Sản Phụ khoa, Tai Mũi Họng, Da liễu,...). Đăng ký TẠI ĐÂY 

 

Bài viết liên quan

KHÁM VÀ TẦM SOÁT TIM MẠCH ĐỊNH KỲ, TRÁNH NHIỀU HẬU QUẢ ĐÁNG TIẾC
Tầm soát tim mạch 2 lần/năm có thể giúp phát hiện các nguy cơ bệnh lý tim mạch. Vậy khám tim mạch ở TPHCM nên đến địa chỉ nào tốt?

Bệnh tim mạch là gì? Dấu hiệu sớm nhất và cách điều trị
Tim mạch là bệnh lý xuất hiện âm thầm nhưng để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng. Trong những năm trở lại đây, tỷ lệ tử vong do các bệnh tim mạch ngày một tăng ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Hiện nay, trung bình cứ 4 người lớn ở Việt Nam, có ít nhất 1 – 2 người đã mang nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Vậy bệnh tim mạch là gì? Dấu hiệu sớm nhất và cách phòng ngừa như thế nào?

Rối loạn nhịp tim – Nguyên nhân của 80% trường hợp đột tử
Rối loạn nhịp tim là bệnh lý tim mạch nguy hiểm, gây cảm giác hồi hộp, đau tức ngực, khó thở và là nguyên nhân của 80% trường hợp đột tử hiện nay.

Bài viết được tư vấn bởi Ths. BS. Hoàng Công Đương

Bệnh xơ vữa động mạch và TOP 6 điều cần biết
Xơ vữa động mạch là bệnh lý vô cùng nguy hiểm bởi người mắc bệnh hầu như không có biểu hiện gì cho đến khi bệnh đã trở nặng. Tuy nhiên, chính sự diễn biến âm thầm này là nguyên nhân khiến nhiều người đứng trước nguy cơ bị đau tim, đột quỵ, cắt cụt chân, tàn tật và thậm chí tử vong.

Danh sách 6 điều cần biết về bệnh thiếu máu cơ tim
Thiếu máu cơ tim là bệnh lý thường gặp ở người lớn tuổi nhưng đang có dấu hiệu trẻ hóa. Bệnh gây nhiều biến chứng nguy hiểm và có thể tử vong nếu không chữa trị kịp thời.

Bài viết gần đây/mới

ĐIỂM DANH 6 LOẠI VIÊM KHỚP GÂY ĐAU ĐẦU GỐI THƯỜNG GẶP
Viêm khớp là tình trạng sụn khớp bị bào mòn khiến khớp xương ma sát nhiều với nhau, gây sưng và đau khớp dữ dội. Tìm hiểu ngay 6 loại viêm khớp gây đau đầu gối thường gặp để biết cách phòng tránh và cải thiện bệnh hiệu quả.

TIÊU CHẢY 'GHÉ THĂM' KHI BÉ ĐI HỌC: MẸ ƠI PHẢI LÀM SAO?
Sau những ngày hè vui chơi thỏa thích, các bé hào hứng trở lại trường lớp. Nhưng thời tiết thay đổi và việc chưa quen với nếp sinh hoạt mới khiến sức đề kháng của bé giảm, dễ mắc phải các bệnh như tiêu chảy do virus hoặc vi khuẩn. Đây là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ khi đi học, khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng. Đừng lo, mẹ chỉ cần nắm rõ cách xử lý đúng khi bé bị tiêu chảy để giảm thiểu rủi ro sức khỏe cho con nhé!

By ThS. BS. Sử Thị Như Ngọc

CẢNH BÁO NGUY CƠ ĐAU MẮT ĐỎ MÙA MƯA BÃO
Đau mắt đỏ (viêm kết mạc) là bệnh phổ biến trong mùa mưa, đặc biệt tại các khu vực thiếu nước sạch, với tốc độ lây lan nhanh chóng và chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu. Bệnh do virus Adeno gây ra do lây qua đường hô hấp và tồn tại lâu trong môi trường, dễ phát tán trong cộng đồng có tiếp xúc gần.

By BS. CK2. Khương Thị Kha Ly

TÌM HIỂU VỀ CĂN BỆNH THALASSEMIA (TAN MÁU BẨM SINH)
Theo Viện Huyết học –Truyền máu trung ương năm 2022 tất cả 63 tỉnh và 54 dân tộc đều có người mang gen bệnh; với tỷ lệ mang gen bệnh trên 13% thì ước tính có khoảng 14 triệu người mang gen bệnh trên cả nước; nhiều dân tộc tỷ lệ mang gen thalassemia lên tới 30 – 40%, riêng dân tộc Kinh là 9,8%.

By BS. CK1. ĐẶNG NGỌC VÂN ANH

XÉT NGHIỆM IGE ĐẶC HIỆU 72 DỊ NGUYÊN – TRUY TÌM CĂN NGUYÊN GÂY DỊ ỨNG
Nếu bạn cảm thấy cơ thể có những phản ứng kì lạ mà không rõ nguyên nhân, đừng ngần ngại kiểm tra với “Xét nghiệm IgE đặc hiệu 72 dị nguyên” để tìm ra giải pháp cho vấn đề sức khỏe của mình!

By Ths. Bs. Nguyễn Đoan Quỳnh

Các sản phẩm liên quan

Tầm Soát Tim Mạch Nâng Cao
₫3.300.000 ₫2.640.000

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}