ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Đo điện tim là gì? Những đối tượng nào nên thực hiện đo điện tim?

Đo điện tim là phương pháp có vai trò kiểm tra nhịp tim, phát hiện những thứ bất thường của tim, chẩn đoán đau tim…

Đo điện tim là gì? Những đối tượng nào nên thực hiện đo điện tim?

10/12/2019 2:09:46 CH

Các bệnh lý tim mạch như động mạch vành, động mạch não, động mạch ngoại biên… đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa và chiếm tới 77% số ca tử vong hàng năm. Vì thế, tầm soát đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát hiện sớm và ngăn chặn bệnh lý tim mạch phát triển. Trong đó, đo điện tim là phương pháp không thể thiếu khi tầm soát bệnh tim mạch

1. Giải đáp “Đo điện tim là gì?”

Đo điện tim (còn có tên gọi khác là Điện tâm đồ, Electrocardiogram, EKG hoặc ECG) là một xét nghiệm ghi lại hoạt động của tim thông qua các miếng điện cực nhỏ mà kỹ thuật viên gắn vào da ngực, cánh tay và chân bạn. Xét nghiệm này được thực hiện nhanh chóng, an toàn và không đau. 

Đo điện tim là gì? Những đối tượng nào nên thực hiện đo điện tim?

Điện tâm đồ gắng sức là một trong những phương pháp kiểm tra tình trạng tim vô cùng phổ biến.

Mục đích:

  • Kiểm tra nhịp tim.

  • Phát hiện tình trạng thiếu máu cục bộ (nếu có).

  • Chẩn đoán đau tim.

  • Kiểm tra những thứ bất thường, chẳng hạn như cơ tim dày lên.

  • Phát hiện các dấu hiệu điện giải bất thường, chẳng hạn như kali cao hoặc canxi cao/thấp.

2. Những ai nên thực hiện đo điện tim?

  • Xuất hiện các cơn đau ngực hoặc tim đập mạnh

  • Chuẩn bị phẫu thuật.

  • Từng xuất hiện các vấn đề tim mạch trong quá khứ.

  • Gia đình có tiền sử bị các vấn đề tim mạch.

  • Nghi ngờ bản thân đang mắc các bệnh tim mạch hoặc mong muốn khỏe mạnh hơn.

3. Nên đo điện tim ở đâu tại TP. HCM?

“Nên đo điện tim ở đâu tại TP. HCM?” là vấn đề được nhiều người quan tâm bởi không đơn vị nào cũng cung cấp dịch vụ uy tín, chất lượng.

Hệ thống Phòng khám quốc tế CarePlus được điều hành bởi Công ty TNHH CityClinic Việt Nam với 100% vốn nước ngoài. Đặc biệt, CarePlus còn là thành viên của Singapore Medical Group (SMG) - nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe hàng đầu tại Singapore với mạng lưới hơn 20 chuyên khoa và hơn 26 phòng khám. Trong đó, Chuyên khoa Tim Mạch của Hệ thống Phòng khám CarePlus được rất nhiều khách hàng tin tưởng và đánh giá cao bởi:

  • Chẩn đoán đúng bệnh, hạn chế việc sử dụng thuốc.

  • Tư vấn kỹ lưỡng để khách hàng hiểu rõ về bệnh và cùng tham gia tích cực vào việc chữa trị.

  • Trong trường hợp cần nhập viện cấp cứu, chúng tôi có thể hỗ trợ tư vấn và liên hệ với các Bệnh viện lớn như BV Nhân dân 115, Viện tim TP.HCM, BV ĐHYD, BV Nhi Đồng... để việc điều trị nội trú được thuận tiện nhất.

  • Môi trường thân thiện, cơ sở vật chất hiện đại và trang thiết bị cao cấp.

  • Đội ngũ bác sĩ tận tình, giàu kinh nghiệm.

Đo điện tim là gì? Những đối tượng nào nên thực hiện đo điện tim?

CarePlus là địa chỉ khám sức khỏe quen thuộc, được nhiều gia đình tin tưởng lựa chọn.

4. Danh sách các phương pháp đo điện tim tại Hệ thống Phòng khám quốc tế CarePlus

4.1. Điện tâm đồ gắng sức (ECG Stress Test)

Điện tâm đồ gắng sức được thực hiện thông qua các bài tập thể dục. Lúc này, tim bạn hoạt động tăng công suất: bơm mạnh hơn và nhanh hơn. Từ đó, phương pháp này cho thấy mức độ hoạt động của tim trong quá trình vận động thể lực. 

Không chỉ giúp chẩn đoán bệnh mạch vành, rối loạn nhịp tim, điện tâm đồ gắng sức còn hỗ trợ bác sĩ định hướng điều trị bệnh lý tim và quyết định thời điểm phẫu thuật tim thích hợp. 

Đo điện tim là gì? Những đối tượng nào nên thực hiện đo điện tim?

Điện tâm đồ gắng sức được thực hiện thông qua các bài tập thể lực.

Dưới đây là quy trình thực hiện đo điện tim bằng điện tâm đồ gắng sức và các lưu ý liên quan:

Quy     trình      Nội dung Lưu ý
Trước khi kiểm tra - Bác sĩ sẽ khai thác tiền sử cá nhân của người thực hiện để quyết định mức độ bài kiểm tra thông qua một số câu hỏi như:
  • Bao lâu tập thể dục 1 lần.
  • Gần đây có xuất hiện các dấu hiệu bất thường không?
  • Gia đình có ai mắc các bệnh tim mạch không?
- Dùng ống nghe Y tế để xem có bất thường gây ảnh hưởng đến kết quả hay không.

- Nên:

  • Mặc quần áo và mang giày dép thoải mái.
  • Ăn nhẹ trước khi làm gắng sức nếu người thực hiện không ăn trước đó.
  • Mang theo thuốc xịt hen suyễn hoặc trị bệnh đường hô hấp nếu đang mắc các bệnh này.

- Không nên:

  • Sử dụng các chất kích thích.
  • Dùng dầu, kem dưỡng da.
Trong khi kiểm tra

- Điều dưỡng sẽ dán các điện cực lên ngực, bụng và dưới xương đòn.

- Các điện cực sẽ gắn dây kết nối với máy đo điện tâm đồ (thiết bị ghi lại hoạt động điện tim). 

- Một bao quấn ở cánh tay để đo huyết áp trong quá trình test.

- Người thực hiện sẽ tập trên thảm lăn hoặc đạp xe tại chỗ, khởi đầu với tốc độ chậm và sẽ tăng mức độ từ từ cho  đến khi có các triệu chứng bất thường và không thể tiếp tục bài test được nữa. (*)

Các biến chứng có thể xảy ra:

- Huyết áp có thể tụt trong lúc vận động gắng sức, khiến người thực hiện có cảm giác chóng mặt hoặc thậm chí ngất xỉu.

- Rối loạn nhịp tim thường sẽ biến mất nhanh chóng ngay khi bạn ngừng thực hiện kiểm tra.

- Trong một vài trường hợp, người thực hiện có thể xuất hiện cơn đau tim (nhồi máu cơ tim). Tuy nhiên biến chứng này rất hiếm gặp và luôn có bác sĩ ở bên để kiểm soát tình trạng này.

Sau khi kiểm tra

- Người thực hiện có thể sẽ phải ngồi tại chỗ trong vài giây để theo dõi.

- Bác sĩ trong lúc này sẽ quan sát xem có bất thường trong nhịp tim và nhịp thở hay không. 

- Nếu kết quả cho thấy chức năng tim bình thường: Người thực hiện sẽ không cần thực hiện các xét nghiệm khác.

- Nếu kết quả cho thấy chức năng tim bất thường: Bác sĩ có thể yêu cầu làm thêm các xét nghiệm.

- Nếu kết quả kiểm tra cho thấy có bệnh động mạch vành hoặc rối loạn nhịp tim: Bác sĩ sẽ bắt đầu lên kế hoạch điều trị và bệnh nhân cần làm thêm những xét nghiệm khác. 

* Nếu bệnh nhân không thể tập thể dục thì sẽ được tiêm loại thuốc làm tăng dòng máu chảy lên tim. Bệnh nhân có thể sẽ thấy nóng bừng hoặc thở nhanh nông giống như khi đang tập thể dục. Tác dụng phụ của phương pháp này là người thực hiện có thể bị đau đầu.  

4.2. Holter ECG

CarePlus là hệ thống Phòng khám đầu tiên tại Việt Nam sở hữu thiết bị Holter ECG Bittium Faros. Đây là thiết bị từ Phần Lan, được các chuyên gia thế giới lựa chọn và thay thế cho thiết bị ECG thông thường. Theo đó, thiết bị có thể ghi nhận toàn bộ dữ liệu nhịp tim trong mọi hoạt động thường ngày và trạng thái liên tục đến 7 ngày. Đồng thời, dữ liệu điện tim được phân tích đánh giá bởi bác sĩ nước ngoài (Mỹ, Phần Lan và Ấn Độ).

Đo điện tim là gì? Những đối tượng nào nên thực hiện đo điện tim?

CarePlus đang sử dụng Holter ECG Thế hệ mới để tầm soát tim mạch với nhiều ưu điểm vượt trội.

Ưu điểm nổi bật:

  • Thiết bị nhỏ gọn (chỉ 18 grams) và chống nước, mang lại cảm giác thuận tiện trong sinh hoạt 

  • Thiết bị có khả năng ghi lại toàn bộ hoạt động của tim. Với dịch vụ của Phòng khám CarePlus, dữ liệu ECG có thể ghi đến 7 ngày không gián đoạn

  • Dữ liệu không chỉ được ghi trong lúc nghỉ ngơi tại phòng khám, mà được ghi liên tục trong suốt mọi hoạt động thường ngày và trạng thái tâm lý

  • Nhờ ghi nhận liên tục các dữ liệu, Holter ECG có thể phát hiện những bất thường nhịp tim xảy ra dù là nhỏ nhất

Bên cạnh đó, CarePlus còn trang bị Siêu âm tim Doppler màu và nhiều thiết bị hiện đại khác mới phục vụ cho mục tiêu tầm soát bệnh lý tim mạch sớm. 

5. Danh sách các gói khám tầm soát bệnh tim mạch tại CarePlus

> Dịch vụ Holter ECG

> Tầm Soát Tim Mạch Tiêu Chuẩn

> Tầm Soát Bệnh Loạn Nhịp Tim

> Tầm Soát Tim Mạch Chuyên Sâu 

Đo điện tim là gì? Những đối tượng nào nên thực hiện đo điện tim?

Các bác sĩ CarePlus sẽ tư vấn và giúp bạn hiểu rõ về kết quả kiểm tra đo điện tim.

Thông qua các bài kiểm tra đo điện tim, người thực hiện kiểm tra có thể biết được tình trạng tim mạch của bản thân. Tùy theo kết quả, bác sĩ có thể tiến hành điều trị (nếu có bệnh) hoặc thay đổi lối sống để tốt cho hệ tim mạch hơn. 

Ngay hôm nay, hãy liên hệ với CarePlus để biết thêm chi tiết về gói khám hoặc đặt hẹn thông qua:

-----

Để giúp Quý khách hàng an tâm chăm sóc sức khỏe trong giai đoạn giãn cách xã hội vì dịch bệnh COVID-19, CarePlus triển khai Chương trình KHÁM TƯ VẤN TỪ XA với đội ngũ bác sĩ ở các chuyên khoa (Tim mạch, Nhi khoa, Sản Phụ khoa, Tai Mũi Họng, Da liễu,...). Đăng ký TẠI ĐÂY 

 

Bài viết liên quan

Bệnh Tim Mạch - Tăng Huyết Áp & Những điều cần biết
Tăng Huyết Áp - Căn bệnh được mệnh danh là kẻ giết người thầm lặng SỐ 1. Dù bạn có đang bị tăng huyết áp hay không, hãy dành ít phút cập nhật kiến thức về căn bệnh này ngay để bảo vệ sức khỏe cho chính mình và những người thân yêu, bằng cách lắng nghe những chia sẻ của Bs. Trần Lê Vũ để hiểu rõ hơn về nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa bệnh.

KHÁM VÀ TẦM SOÁT TIM MẠCH ĐỊNH KỲ, TRÁNH NHIỀU HẬU QUẢ ĐÁNG TIẾC
Tầm soát tim mạch 2 lần/năm có thể giúp phát hiện các nguy cơ bệnh lý tim mạch. Vậy khám tim mạch ở TPHCM nên đến địa chỉ nào tốt?

Bệnh tim mạch là gì? Dấu hiệu sớm nhất và cách điều trị
Tim mạch là bệnh lý xuất hiện âm thầm nhưng để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng. Trong những năm trở lại đây, tỷ lệ tử vong do các bệnh tim mạch ngày một tăng ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Hiện nay, trung bình cứ 4 người lớn ở Việt Nam, có ít nhất 1 – 2 người đã mang nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Vậy bệnh tim mạch là gì? Dấu hiệu sớm nhất và cách phòng ngừa như thế nào?

Rối loạn nhịp tim – Nguyên nhân của 80% trường hợp đột tử
Rối loạn nhịp tim là bệnh lý tim mạch nguy hiểm, gây cảm giác hồi hộp, đau tức ngực, khó thở và là nguyên nhân của 80% trường hợp đột tử hiện nay.

Bài viết được tư vấn bởi Ths. BS. Hoàng Công Đương

Bệnh động mạch vành là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Bệnh động mạch vành (bệnh mạch vành) là bệnh lý tim mạch nguy hiểm, có xu hướng gia tăng mạnh ở Việt Nam, gây tử vong cao nếu không phát hiện sớm.

Bệnh nhồi máu cơ tim là gì? 9 điều cần biết về nhồi máu cơ tim
Theo tổ chức Y tế Thế giới WHO, các bệnh tim mạch (CVD) cướp đi sinh mạng của 17,9 triệu người mỗi năm (chiếm 31% tổng số ca tử vong toàn cầu). Trong đó, nhồi máu cơ tim là một trong những bệnh lý về tim chiếm tỷ lệ gây tử vong nhiều nhất. Tìm hiểu về bệnh nhồi máu cơ tim sẽ giúp bạn hiểu rõ về bệnh lý này, từ có cách phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này tốt hơn.

Đột quỵ là gì? Dấu hiệu sớm nhất, nguyên nhân và cách phòng tránh
Đột quỵ là bệnh lý cấp tính nguy hiểm, thường xảy ra đột ngột, có tỉ lệ tử vong cao nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Mỗi năm ở Việt Nam có hơn 200.000 người bị đột quỵ, hơn 50% trong số đó tử vong và chỉ có 10% sống sót là có bình phục hoàn toàn. Đáng lo ngại, đột quỵ đang có dấu hiệu ngày càng trẻ hóa, gia tăng mạnh từ 40 – 45 tuổi hay thậm chí xuất hiện cả ở tuổi 20.

Bệnh suy tim: nhận biết dấu hiệu sớm, phòng tránh rủi ro cao
Bệnh suy tim gây ra nhiều biến chứng cấp tính nguy hiểm, khó chữa khỏi nhưng người bệnh vẫn có cơ hội làm chậm sự tiến triển của bệnh nếu điều trị sớm.

Bệnh hở van tim: triệu chứng sớm nhất và cách điều trị
Bệnh hở van tim rất thường gặp, có nhiều ảnh hưởng đến hoạt động tim cũng như sức khỏe. Vì vậy, cho dù hở van tim nhẹ cũng cần tầm soát và điều trị sớm.

Bài viết gần đây/mới

ĐIỂM DANH 5 THÓI QUEN NGÀY TẾT GÂY ĐAU CƠ XƯƠNG KHỚP
Đau cơ xương khớp sau dịp nghỉ Tết là vấn đề ngày càng phổ biến, ở người lớn tuổi lẫn người trẻ. Nguyên nhân do các thói quen sai tư thế, sinh hoạt không khoa học, lười vận động,... Để phòng ngừa, mời bạn cùng Bác sĩ CarePlus tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

By ThS. BS. CKI NGUYỄN VĂN HOÀNG TÂM

THỐNG KÊ TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE NHÂN SỰ DOANH NGHIỆP QUÝ IV – 2024
Tham khảo thống kê sức khỏe nhân sự doanh nghiệp Q4/2024 từ CarePlus và giải pháp chăm sóc thể chất - tinh thần cho đội ngũ nhân lực nhằm nâng cao năng suất lao động, xây dựng đội ngũ mạnh mẽ, gắn kết lâu dài.

ĐAU VAI CẢNH BÁO BỆNH GÌ VÀ PHƯƠNG PHÁP TẦM SOÁT HIỆU QUẢ
Đau vai là tình trạng thường gặp và thường bị bỏ qua; tuy nhiên, đây lại là dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm bao hoạt dịch, viêm khớp, gãy xương,... Cùng tìm hiểu với Bác sĩ CarePlus trong bài viết dưới đây!

By ThS. BS. CKI NGUYỄN VĂN HOÀNG TÂM

Các sản phẩm liên quan

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}