ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

ECG là gì? Những ưu điểm tuyệt vời của Holter ECG thế hệ mới

Được sử dụng phổ biến khi tầm soát bệnh tim mạch, thế nhưng ECG là gì và Holter ECG thế hệ mới có gì đặc biệt vẫn khiến nhiều người băn khoăn.

ECG là gì? Những ưu điểm tuyệt vời của Holter ECG thế hệ mới

13/12/2019 1:36:49 CH

Ngày nay, các bệnh về tim như mạch vành, cao huyết áp, bệnh cơ tim… đang dần có dấu hiệu trẻ hóa. Vì thế, tầm soát tim mạch từ sớm vô cùng cần thiết để tăng tỷ lệ điều trị thành công cũng như kiểm soát tốt bệnh. Trong đó, ECG là phương pháp được sử dụng rất nhiều trong việc tầm soát tim mạch. Vậy ECG là gì và đóng vai trò gì trong tầm soát tim mạch?

ecg la gi

Số người trẻ mắc bệnh tim mạch đang ngày càng tăng qua từng năm.

1. ECG là gì?           

ECG (còn được gọi là Điện tâm đồ hoặc Đo điện tim) là xét nghiệm ghi lại các tín hiệu điện của tim. Xét nghiệm này rất phổ biến nhằm phát hiện các vấn đề và theo dõi tình trạng của tim trong nhiều tình huống.

Vai trò của ECG trong tầm soát tim mạch:

  • Kiểm tra nhịp tim.
  • Kiểm tra lưu lượng máu đến cơ tim có kém không (được gọi là thiếu máu cục bộ).
  • Chẩn đoán cơn đau tim.
  • Kiểm tra những vấn đề bất thường của tim (ví dụ cơ tim dày hơn bình thường).

2. Vì sao các gói dịch vụ Holter ECG thế hệ mới tại CarePlus lại được nhiều người ưa chuộng?

Mặc dù là xét nghiệm phổ biến để kiểm tra nhịp tim nhưng điện tâm đồ ECG bình thường đo tại phòng khám hoặc bệnh viện có nhiều điểm hạn chế như:

  • Quan sát tim bạn trong thời gian khá ngắn (chỉ từ 10-30 giây).
  • Đo khi bạn đang nằm nghỉ.

Lúc này, một số bất thường của tim không xuất hiện trong khoảng thời gian ngắn ngủi khi bạn thực hiện tầm soát tại bệnh viện. Theo các chuyên gia, các bất thường của tim có thể xuất hiện trong các hoạt động thường nhật của bạn như đi bộ, leo cầu thang, ngủ…

ecg la gi

Điện tâm đồ ECG bình thường tại bệnh viện/phòng khám dùng rất nhiều điện cực gây vướng víu cho người thực hiện

Ngược lại, thiết bị Holter ECG thế hệ mới - Holter ECG Bittium Faros tại CarePlus hoàn toàn có thể khắc phục hiệu quả các nhược điểm trên. Cụ thể, Holter ECG thế hệ mới giống như “quay phim”, giúp ghi lại toàn bộ hoạt động của tim một cách liên tục liên tục nhiều giờ hoặc nhiều ngày. Hơn thế nữa, so với Holter ECG truyền thống, Holter ECG thế hệ mới còn sở hữu hàng loạt các ưu điểm tuyệt vời. Dưới đây là bảng so sánh giữa Holter ECG thế hệ mới tại CarePlus và Holter ECG truyền thống:

Thiết bị Holter ECG thế hệ mới Holter ECG truyền thống
Thời gian ghi dữ liệu Ghi dữ liệu đến 7 ngày không gián đoạn Thông thường 1-2 ngày
Kích cỡ - trọng lượng Nhẹ và nhỏ gọn (chỉ 18 grams) Nặng và cồng kềnh
Đeo máy - dây nối Dễ dàng thuận tiện nhờ Công nghệ Miếng dán độc đáo, không cần dây nối Bất tiện vì có dây nối từ máy vào điện cực, máy cồng kềnh phải đeo bên người
Khả năng chống nước Có (không cần tháo ra khi tắm) Không
Thân thiện với hoạt động thể thao Không bị ảnh hưởng khi tập luyện thể thao và phù hợp để phát hiện bất thường nhịp tim ngay cả khi chơi môn nặng như chạy bộ, tennis, đạp xe… Khó đeo khi tập luyện do thiết bị lớn và nhiều dây nối; đổ mồ hôi cũng làm ảnh hưởng đến việc ghi dữ liệu
Kín đáo và thoải mái Nhỏ gọn có thể đeo cả ngày lẫn đêm mà không ảnh hướng đến hoạt động hằng ngày hay lựa chọn thời trang của bạn Cồng kềnh nên không thoải mái để đeo ban đêm hoặc đeo liên tục với người có lối sống năng động. 

 

ecg la gi

CarePlus là phòng khám đầu tiên tại Việt Nam giới thiệu thiết bị Holter ECG thế hệ mới nhất hiện nay

Hiện nay, CarePlus cung cấp da dạng các gói Holter ECG thế hệ mới với khoảng thời gian đa dạng và mức giá khác nhau cho khách hàng như sau:

Với các gói Holter ECG thế hệ mới, dữ liệu về tim không chỉ được ghi trong lúc nghỉ ngơi tại phòng khám mà được ghi liên tục suốt trong mọi hoạt động thường ngày và trạng thái tâm lý. Nhờ đó, thiết bị có thể phát hiện những bất thường nhịp tim xảy ra dù là nhỏ nhất. Không những thế, dữ liệu điện tim được phân tích đánh giá bởi bác sĩ nước ngoài nên có kết quả chẩn đoán mang tính xác và toàn diện hơn.

3. Holter ECG thế hệ mới có gây tác dụng phụ gì cho người thực hiện hay không?

Bên cạnh “ECG là gì?”, “thiết bị này có gây bất kỳ tác dụng phụ nào hay không?” cũng là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Theo đó, Holter ECG thế hệ mới cũng như ECG thông thường hoàn toàn không gây bất kỳ tổn hại nào đến người thực hiện bởi:

  • Đây là xét nghiệm không xâm lấn, không gây đau.
  • Bạn sẽ không có nguy cơ bị điện giật trong khi làm xét nghiệm, vì điện cực đặt trên cơ thể bạn không phát ra điện mà chúng chỉ ghi lại hoạt động điện của tim.
  • Trong một số trường hợp, bạn có thể cảm thấy hơi khó chịu khi tháo máy ra.

4. Khi nào nên dùng Holter ECG thế hệ mới?

  • Có tiền sử bị ngất xỉu hoặc thoáng mất ý thức.
  • Có người thân bị đột tử hoặc mắc các bệnh về loạn nhịp tim.
  • Thỉnh thoảng bị đánh trống ngực, chóng mặt, choáng váng.
  • Có cảm giác kiệt sức kéo dài cả ngày, hoặc mệt mỏi khi thức dậy.
  • Công việc của bạn yêu cầu hoạt động thể lực nặng.
  • Chơi thể thao nhiều (chạy bộ, đạp xe, tennis, bơi lội…).
  • Bạn muốn phòng bệnh và duy trì lối sống lành mạnh.

ECG, đặc biệt là Holter ECG thế hệ mới mang đến rất nhiều lợi ích tuyệt vời trong việc tầm soát tim mạch. Để tìm hiểu rõ hơn “ECG là gì?” cũng như đặt hẹn cùng bác sỹ, khách hàng vui lòng liên hệ với CarePlus thông qua:

Bài viết liên quan

Rối loạn nhịp tim – Nguyên nhân của 80% trường hợp đột tử
Rối loạn nhịp tim là bệnh lý tim mạch nguy hiểm, gây cảm giác hồi hộp, đau tức ngực, khó thở và là nguyên nhân của 80% trường hợp đột tử hiện nay.

Bài viết được tư vấn bởi Ths. BS. Hoàng Công Đương

Bệnh xơ vữa động mạch và TOP 6 điều cần biết
Xơ vữa động mạch là bệnh lý vô cùng nguy hiểm bởi người mắc bệnh hầu như không có biểu hiện gì cho đến khi bệnh đã trở nặng. Tuy nhiên, chính sự diễn biến âm thầm này là nguyên nhân khiến nhiều người đứng trước nguy cơ bị đau tim, đột quỵ, cắt cụt chân, tàn tật và thậm chí tử vong.

Nhịp tim nhanh có nguy hiểm không và cách điều trị hiệu quả
Nhịp tim nhanh là tình trạng tim loạn nhịp bất thường, đập thình thịch hoặc rung gây hồi hộp, đánh trống ngực trong vòng vài giây hoặc vài phút. Tim đập nhanh có thể vô hại nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý tiềm ẩn, nguy hiểm nếu không điều trị sớm. Vậy nhịp tim bao nhiêu là nhanh? Cách điều trị và kiểm soát nhịp tim hiệu quả?

Bệnh động mạch vành là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Bệnh động mạch vành (bệnh mạch vành) là bệnh lý tim mạch nguy hiểm, có xu hướng gia tăng mạnh ở Việt Nam, gây tử vong cao nếu không phát hiện sớm.

Điểm danh các nguyên nhân khiến bạn bị đau thắt ngực
Trong cuộc sống hàng ngày, rất nhiều người gặp những cơn đau ngực, bao gồm cả các cơn tức ngực thoáng qua. Tình trạng này thường gặp ở những người lớn tuổi nhưng hiện đang có xu hướng gặp nhiều hơn ở người trẻ. Vậy đau ngực là bệnh gì? Dưới đây là các nguyên nhân gây đau thắt ngực phổ biến.

Đo điện tim là gì? Những đối tượng nào nên thực hiện đo điện tim?
Đo điện tim là phương pháp có vai trò kiểm tra nhịp tim, phát hiện những thứ bất thường của tim, chẩn đoán đau tim…

Bài viết gần đây/mới

ĐIỂM DANH 5 THÓI QUEN NGÀY TẾT GÂY ĐAU CƠ XƯƠNG KHỚP
Đau cơ xương khớp sau dịp nghỉ Tết là vấn đề ngày càng phổ biến, ở người lớn tuổi lẫn người trẻ. Nguyên nhân do các thói quen sai tư thế, sinh hoạt không khoa học, lười vận động,... Để phòng ngừa, mời bạn cùng Bác sĩ CarePlus tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

By ThS. BS. CKI NGUYỄN VĂN HOÀNG TÂM

THỐNG KÊ TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE NHÂN SỰ DOANH NGHIỆP QUÝ IV – 2024
Tham khảo thống kê sức khỏe nhân sự doanh nghiệp Q4/2024 từ CarePlus và giải pháp chăm sóc thể chất - tinh thần cho đội ngũ nhân lực nhằm nâng cao năng suất lao động, xây dựng đội ngũ mạnh mẽ, gắn kết lâu dài.

ĐAU VAI CẢNH BÁO BỆNH GÌ VÀ PHƯƠNG PHÁP TẦM SOÁT HIỆU QUẢ
Đau vai là tình trạng thường gặp và thường bị bỏ qua; tuy nhiên, đây lại là dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm bao hoạt dịch, viêm khớp, gãy xương,... Cùng tìm hiểu với Bác sĩ CarePlus trong bài viết dưới đây!

By ThS. BS. CKI NGUYỄN VĂN HOÀNG TÂM

Các sản phẩm liên quan

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}