BOOK AN APPOINTMENT

Ultimate guide to kid vomit

Nôn ói là triệu chứng rất thường gặp ở trẻ em, hầu hết là dấu hiệu của một bệnh lý cấp tính, ba mẹ cần phải lưu ý các dấu hiệu nguy hiểm để xử trí phù hợp và đưa trẻ đi khám đúng lúc.

Ultimate guide to kid vomit

Nguyên nhân gây nôn ói ở trẻ là gì?

Thông thường trẻ sẽ có cảm giác buồn nôn trước khi nôn, nhưng ở trẻ nhỏ có thể trẻ chỉ than đau bụng hoặc than mệt, thấy khó chịu. Các nguyên nhân gây nôn ói khác nhau phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ:

Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ < 12 tháng tuổi

Ở lứa tuổi nhỏ này, khó phân biệt trẻ ói là do trào ngược dạ dày thực quản hay là do bệnh lý, nên ba mẹ cần đưa trẻ đi khám để bác sĩ chẩn đoán và điều trị.

Ba mẹ cần lưu ý khi trẻ nôn ói nhiều có thể là dấu hiệu của tình trạng nguy hiểm như: tắc hoặc hẹp môn vị dạ dày hoặc lồng ruột, tắc ruột, cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay. 

Nếu trẻ nôn kèm với sốt, có thể trẻ bị nhiễm trùng ruột hoặc nhiễm trùng nơi khác trong cơ thể.

Trẻ > 12 tháng tuổi

Nguyên nhân thường gặp nhất là viêm dạ dày ruột do siêu vi. Triệu chứng nôn ói thường bắt đầu đột ngột và thường hết trong vòng 24 đến 48 giờ. Các triệu chứng khác của viêm dạ dày ruột có thể bao gồm buồn nôn, tiêu chảy, sốt hoặc đau bụng.

Nguyên nhân có thể do trẻ ăn thực phẩm bị nhiễm trùng hoặc ngậm tay, các đồ vật bị nhiễm khuẩn.

Ngộ độc thực phẩm: là khi trẻ ăn các thực phẩm được lưu trữ hoặc chuẩn bị không đúng cách, có chứa vi khuẩn hoặc độc tố của vi khuẩn, nấm mốc…

Trẻ lớn bị nôn ói cũng có thể do một số nguyên nhân khác như: trào ngược dạ dày, loét dạ dày tá tràng, tắc ruột, lồng ruột, hội chứng nôn chu kỳ, nhiễm trùng đường hô hấp, đường tiết niệu, viêm ruột thừa, viêm tụy...

Ba mẹ cần làm gì khi trẻ nôn ói?

Ba mẹ cần theo dõi các dấu hiệu để xử trí đúng và đưa trẻ đi khám khi cần thiết.

1. Theo dõi dấu hiệu mất nước

- Dấu hiệu mất nước nhẹ: Môi hơi khô, trẻ khát nước. Trẻ bị mất nước nhẹ thường không cần đi khám ngay nhưng ba mẹ cần theo dõi diễn tiến để phát hiện kịp thời các dấu hiệu của tình trạng mất nước nặng hơn.

- Dấu hiệu mất nước vừa và nặng:

+ Giảm đi tiểu (không đi vệ sinh hoặc không ướt tã trong 4-6 giờ)

+ Khóc không thấy nước mắt

+ Môi khô nhiều, mắt trũng

+ Bàn tay bàn chân lạnh

+ Trẻ lừ đừ

Khi trẻ có một trong các dấu hiệu này, ba mẹ phải đưa trẻ đi khám ngay.

2. Bù dịch bằng đường uống

- Dung dịch bù nước (Oresol) giúp bù dịch hiệu quả và bù các chất điện giải (natri, kali, clorua) bị mất trong quá trình nôn và tiêu chảy. Cần lưu ý là Oresol không điều trị nôn ói, nhưng giúp ngăn ngừa và điều trị tình trạng mất nước do nôn ói.

- Các loại nước trái cây, nước gạo và các đồ uống khác (nước khoáng có chất điện giải, các loại nước có nhiều đường) không được khuyến cáo cho trẻ em bị mất nước. Và ba mẹ cũng không nên tự pha chế Oresol tại nhà vì cần phải có công thức đo lường thật chính xác.

- Đối với trẻ bị mất nước nhẹ: ba mẹ có thể cho trẻ uống Oresol tại nhà. Cho trẻ uống từng ngụm nhỏ, đút chậm mỗi 1-2 phút, bằng muỗng nhỏ, đút hết một lượng oresol trong vòng 4 giờ (50ml cho mỗi ký cân nặng, ví dụ trẻ 10 ký, cần bù 500ml). Sau đó, ba mẹ có thể cho trẻ ăn uống lại bình thường.

Trẻ có thể không chịu uống hoặc ói sau khi uống Oresol, ba mẹ có thể tạm ngưng Oresol nhưng phải theo dõi sát để phát hiện sớm các dấu hiệu mất nước.

- Đối với trẻ không bị mất nước: có thể tiếp tục được cho uống Oresol giữa các đợt nôn ói để ngăn ngừa tình trạng mất nước.

3. Chế độ ăn

Nếu trẻ không có dấu hiệu mất nước có thể tiếp tục chế độ ăn uống dễ tiêu hóa.

- Đối với trẻ còn bú mẹ: nên được tiếp tục cho bú sữa mẹ, vì sữa mẹ dễ tiêu hóa hơn so với các dung dịch bù nước. Nếu trẻ nôn ói ngay sau bú, mẹ cố gắng cho con bú từng chút một, nhiều lần. Ví dụ: bú 5-10 phút, ngưng 30 phút rồi bú tiếp. Nếu sau 2-3 giờ, tình trạng nôn ói giảm, ổn định, có thể cho bú như bình thường. Nếu không cải thiện, ba mẹ nên đưa trẻ đi khám ngay.

- Không cố gắng ép trẻ ăn, đặc biệt trong 24 giờ đầu, nên khuyến khích trẻ uống nước bù dịch (như trên).

- Có thể cho trẻ ăn cháo (hoặc các tinh bột khác như khoai tây, bánh mì), thịt nạc, sữa chua, trái cây. Hạn chế các thức ăn nhiều chất béo vì gây khó tiêu hóa. Không cần phải hạn chế các thức ăn, mặc dù có thể có một số thức ăn được khuyên ăn để giảm tiêu chảy, nhưng những thức ăn này lại không đủ chất dinh dưỡng và sẽ có nguy cơ suy dinh dưỡng sau khi hết bệnh.

Cho trẻ uống thuốc gì khi nôn ói?

Nôn ói là một phản ứng có lợi vì giúp cơ thể loại bỏ các chất có hại. Nhưng hiện nay KHÔNG khuyến cáo việc kích thích gây nôn như dùng thuốc, uống nước muối, các biện pháp truyền miệng… hoặc "móc họng" gây nôn vì có thể gây biến chứng nguy hiểm.

Các loại thuốc chống nôn có thể được khuyến cáo trong một số trường hợp như để giảm nguy cơ mất nước ở trẻ em nôn ói quá nhiều hoặc giảm say tàu xe. Tuy nhiên, những loại thuốc này cần được bác sĩ chỉ định, ba mẹ không nên tự dùng cho trẻ.

Bệnh nôn ói có lây không?

Câu trả lời là Có!

Vì vậy ba mẹ cần chú ý để tránh lây bệnh cho bản thân, gia đình và những người xung quanh. 

Khi chăm sóc trẻ, người chăm sóc cần rửa tay thường xuyên và nên để trẻ ở nhà (không đi học hoặc đi chơi) đến khi trẻ không còn nôn ói sau 24 giờ.

Để giúp Quý khách hàng an tâm chăm sóc sức khỏe trong giai đoạn giãn cách xã hội vì dịch bệnh COVID-19, CarePlus triển khai Chương trình KHÁM TƯ VẤN TỪ XA NHI KHOA với đội ngũ bác sĩ ở các chuyên khoa. Đăng ký TẠI ĐÂY 

Cần đưa trẻ đi khám ngay khi:

- Trong chất nôn có máu (đỏ hoặc nâu) hoặc màu xanh (mật)

- Trẻ sơ sinh bị nôn ói nhiều, bú kém, bỏ bú

- Trẻ nôn ói kéo dài hơn 24 giờ

- Trẻ có dấu hiệu mất nước vừa đến nặng: khô miệng, không chảy nước mắt khi khóc, không đi tiểu trong 6 đến 8 giờ đối với trẻ lớn hoặc tã không ướt trong 4-6 giờ đối với trẻ nhỏ

- Đau bụng nhiều

- Đi tiêu ra máu

- Sốt ≥ 38,5 độ C trong 3 ngày, hoặc có 1 lần sốt cao > 39 độ C

- Bé li bì, lừ đừ hoặc kích thích, quấy khóc bất thường

Recent posts

5 TET HOLIDAY HABITS THAT CAUSE MUSCULOSKELETAL PAIN
Musculoskeletal pain after Lunar New Year is becoming increasingly common, affecting both older adults and younger individuals. The causes often include improper posture, unhealthy habits, and lack of physical activity. To prevent this, let’s explore key insights with CarePlus doctors in the article below!

By MSc, MD, Level I Specialist NGUYEN VAN HOANG TAM

STATISTICS ON ENTERPRISE EMPLOYEE HEALTH STATUS Q4 – 2024
Explore Q4/2024 corporate employee health statistics from CarePlus and discover physical and mental wellness solutions to enhance productivity, build a strong workforce, and foster long-term engagement.

SHOULDER PAIN: CAUSES AND EFFECTIVE SCREENING METHODS
Shoulder pain is a common yet often overlooked condition that may signal bursitis, arthritis, fractures, and more. Learn more with CarePlus doctors in the article below!

By MSc, MD, Level I Specialist NGUYEN VAN HOANG TAM

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Register name') }}
*{{ errors.first('form-1.Phone') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Patient info:
*{{ errors.first('form-1.Patient name') }}