ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Chăm Sóc Trẻ Bị Tiêu Chảy

Chăm Sóc Trẻ Bị Tiêu Chảy

Tiêu chảy là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong cho trẻ em ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Nguyên nhân chính gây tử vong của tiêu chảy là do cơ thể trẻ bị mất nước và điện giải (muối) theo phân, ngoài ra tiêu chảy cũng là nguyên nhân hàng đầu gây suy dinh dưỡng ở trẻ vì trẻ ăn ít đi, giảm hấp thụ chất dinh dưỡng đồng thời trẻ lại tăng nhu cầu các chất dinh dưỡng.

Điều may mắn là hiện nay đã có các biện pháp điều trị hiệu quả nên hầu hết các trường hợp không còn cần thiết phải nhập viện mà có thể điều trị tại nhà dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Sau khi thăm khám bác sĩ sẽ quyết định chế độ điều trị, nhập viện hay có thể điều trị và theo dõi tại nhà.

Khi trẻ không cần nằm viện, những người trong gia đình, nhất là ba mẹ giữ một vai trò rất quan trọng, quyết định sự thành công trong việc chăm sóc bé bị tiêu chảy tại nhà. Nếu biết chăm sóc trẻ bệnh một cách đúng đắn, trẻ sẽ tránh được nguy hiểm, mau lành bệnh và nhanh chóng phục hồi sức khoẻ.

Để chăm sóc một trẻ bị tiêu chảy đúng cách, gia đình cần làm tốt 3 nguyên tắc sau đây:

                    BA NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ TIÊU CHẢY TẠI NHÀ CHO TRẺ

1. Cho trẻ uống nhiều dịch hơn thường ngày để ngừa mất nước do tiêu chảy

Trẻ bị tiêu chảy cần nhiều dịch hơn bình thường để bù lại lượng dịch đã mất qua phân và nôn. Nếu trẻ được uống đủ lượng dịch ngay khi mới bị tiêu chảy có thể phòng được mất nước.

Trẻ có thể uống nước chín, nước cơm, nước cháo, súp, nước dừa, dung dịch Oresol…

CẦN TRÁNH các loại nước giải khát, nước ép trái cây quá ngọt, các thức uống có cà phêvì chúng làm cho bệnh xấu hơn.

NGUYÊN TẮC CHUNG:

  • Cho trẻ uống nhiều tùy theo khả năng của trẻ.
  • Cần phải uống chậm, từng muỗng (từng ngụm nếu trẻ lớn hơn).
  • Nếu trẻ bị ói thì ngưng lại khoảng 10 phút, sau đó cho trẻ uống lại nhưng chậm hơn.

2. Cho trẻ ăn nhiều thức ăn giàu dinh dưỡng để phòng suy dinh dưỡng

Nếu trẻ còn bú mẹ: tiếp tục cho bú thường xuyên. Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi nuôi bằng sữa công thức thì cần pha loãng ½ (pha loãng bằng một lượng nước chín tương đương) trong 2 ngày. Sau 2 ngày, cho trẻ ăn như thường lệ.

Nếu trẻ không còn bú mẹ: 

  • Cho trẻ ăn loại sữa mà trẻ đã ăn trước đó.
  • Cho trẻ ăn ngay sau khi thực phẩm được chế biến. Thức ăn cần được nấu kỹ hoặc nghiền nhỏ
  • Cho uống nước hoa quả tươi hoặc chuối nghiền để cung cấp Kali cho trẻ

Về thực phẩm: nên cho trẻ ăn đủ 4 nhóm: tinh bột, đạm, vitamin và chất khoáng và dầu mỡ

Khuyến khích trẻ ăn thêm bữa: cho ăn ít nhất 6 lần 1 ngày, cho ăn ít và nhiều lần thì tốt hơn là cho ăn nhiều nhưng ít lần. Sau khi hết tiêu chảy cho trẻ ăn thêm ít nhất một  bữa mỗi ngày trong 2 tuần

3. Đưa trẻ đến khám cơ sở y tế nếu trẻ không khá lên sau 3 ngày hoặc trẻ có một trong các triệu chứng:

  • Trẻ bỏ ăn, bỏ bú
  • Tiểu ít hoặc không tiểu
  • Trẻ li bì, tay chân lạnh
  • Nôn liên tục
  • Trẻ rất khát
  • Co giật
  • Có máu trong phân

Bài viết gần đây/mới

LÝ GIẢI LÝ DO PHỤ NỮ DỄ MẮC BỆNH LÝ TUYẾN GIÁP
Tuyến giáp – bộ phận “nhỏ bé” nhưng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc duy trì hoạt động chuyên hóa và sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, các bệnh lý tuyến giáp lại có xu hướng “ưa chuộng” phụ nữ hơn nam giới. Tại sao lại như vậy? Bài viết này sẽ giúp bạn lý giải rõ ràng và nhắc nhở rằng, mặc dù tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh cao hơn, nhưng nam giới vẫn không nên chủ quan.

CHĂM SÓC SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG TOÀN DIỆN – ĐẦU TƯ NHỎ, LỢI ÍCH LỚN!
Chăm sóc sức khỏe răng miệng là bước đầu cho việc gìn giữ sức khỏe tổng thể và đảm bảo chất lượng cuộc sống. Tham khảo ngay các dịch vụ chăm sóc - điều trị và thẩm mỹ nha khoa tại CarePlus.

”YÊU” KHÔNG AN TOÀN - KHI NÀO NÊN ĐI KHÁM?
Quan hệ tình dục không an toàn nghĩa là quan hệ bằng đường sinh dục, hậu môn hoặc đường miệng mà không sử dụng các biện pháp bảo vệ. Việc xét nghiệm bệnh lây truyền qua đường tình dục đúng thời điểm rất quan trọng. Vì sẽ tránh nhận kết quả âm tính giả, tránh nguy cơ làm bỏ sót bệnh dẫn đến xuất hiện biến chứng do không điều trị kịp thời và làm lây lan bệnh.

By ThS. BS CKI. Nguyễn Thị Thuỳ Liên

CHẤT GÂY RỐI LOẠN NỘI TIẾT – "THỦ PHẠM" THẦM LẶNG CỦA DẬY THÌ SỚM
Dậy thì sớm ở trẻ em đang là vấn đề đáng quan tâm trên toàn thế giới hiện nay. Nhiều nghiên cứu đã ghi nhận sự giảm tuổi dậy thì, cụ thể là tuổi bắt đầu phát triển ngực (Thelarche) và tuổi bắt đầu có kinh nguyệt (Menarche), trong suốt thế kỷ qua, với ước tính giảm khoảng từ 2-3 tháng trong mỗi thập kỷ.

By BS. CK1. Lại Thị Bích Thủy

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}