ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

5 biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường

Biến chứng của bệnh tiểu đường ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và có thể trở thành mối nguy hiểm cho người bệnh. Nhưng nếu có phương pháp điều trị phù hợp kết hợp với điều chỉnh lối sống có thể giúp ngăn ngừa hoặc trì hoãn các biến chứng đó.

5 biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường

18/08/2021 6:28:44 CH

1. Biến chứng ở da 

Tiểu đường có thể ảnh hưởng tới tất cả các bộ phận khác nhau của cơ thể, không ngoại trừ da. Trên thực tế, những biểu hiện ở da chính là những biểu hiện đầu tiên của người mắc tiểu đường.

May mắn là hầu hết các triệu chứng trên da có thể ngăn ngừa và chữa trị dễ dàng nếu được điều trị sớm. Các biến chứng ở da có thể là những vấn đề thông thường mà tất cả mọi người đều có thể bị. Tuy nhiên, người bị tiểu đường thì dễ dàng mắc các triệu chứng đó hơn. Đó có thể là các bệnh nhiễm khuẩn ngoài da do vi khuẩn hoặc nấm và ngứa ngoài da. Ngoài ra còn một số bệnh nữa điển hình ở bệnh nhân tiểu đường bao gồm: Bệnh gai đen, da vàng, u hạt vòng, bệnh bạch biến, u mỡ vàng, ban vàng, u hạt vòng, mụn nhọt, phỏng nước,...

2. Biến chứng ở mắt 

Những người có tiểu đường tuýp 2 thường có nguy cơ cao mắc biến chứng ở mắt và bệnh thần kinh ngoại biên.

Việc kiểm tra sức khỏe thường xuyên bạn có thể khiến biến chứng này thành 1 vấn đề rất nhỏ. Trong trường hợp nó phát triển thành một vấn đề lớn thì cần phải được điều trị sớm.

3. Tổn thương về thần kinh

Khoảng một nửa bệnh nhân tiểu đường sẽ có những triệu chứng ảnh hưởng tới thần kinh. Việc giữ lượng đường máu ổn định, có thể giúp ngăn ngừa hoặc làm chậm lại quá trình phá hủy. Trong trường hợp bạn đã có những tổn thương thần kinh thì việc kiểm soát đường máu có thể làm chậm lại tiến triển của bệnh. Ngoài ra còn những điều trị khác có thể hỗ trợ.

4. Biến chứng ở thận 

Thận là cơ quan quan trọng trong cơ thể. Bên trong thận là các mạch máu nhỏ, hoạt động như một bộ lọc. Chức năng của thận là loại bỏ các chất thải từ trong máu. Tuy nhiên khi mắc bệnh về thận thì các chức năng này bị hỏng. Bệnh tiểu đường cũng có biến chứng làm suy giảm chức năng thận, dẫn đến thận mất khả năng lọc chất thải từ máu.

5. Biến chứng tim mạch

Xơ vữa động mạch

Khi bạn có sức khỏe tốt, các mạch máu không bị hẹp và cho phép máu được bơm từ tim đi khắp mọi nơi trong cơ thể để cung cấp oxy và dưỡng chất cho cơ thể.

Mọi thứ bắt đầu trở nên tệ hơn khi máu không được lưu thông tốt. Trong trường hợp xơ vữa động mạch, các mạch máu bị cứng lại và trở nên hẹp do tích tụ mảng xơ vữa chứa mỡ. Mạch máu bị hẹp lại khiến tim không có đủ oxy, gây ra bệnh mạch vành.

Không chỉ gây ảnh hưởng đến tim mà còn có thể gây ra các vấn đề ở bất kỳ mạch máu nào trong cơ thể. Xơ vữa xảy ra với các mạch ở chân có thể gây ra bệnh động mạch ngoại vi và nếu ở não thì đó là… đột quỵ.

Các yếu tố nguy cơ:

  • Bệnh tiểu đường

  • Huyết áp cao

  • Tăng Cholesterol xấu (LDL)

  • Giảm Cholesterol tốt (HDL)

  • Ít vận động thể lực

  • Hút thuốc

  • Thừa cân hoặc béo phì

Suy tim

Dạng bệnh tim mạch này xảy ra khi tim co bóp quá yếu, không thể cung cấp đủ máu cho tất cả các cơ quan trong cơ thể.

Các yếu tố nguy cơ:

  • Bệnh tiểu đường

  • Bệnh động mạch vành

  • Huyết áp cao

Rối loạn nhịp tim

Nhịp tim không đều xảy ra khi sự thay đổi về cấu trúc hoặc tổn thương ở tim làm rối loạn các dòng điện trong tim giúp điều khiển trái tim đập bình thường. Ở trường hợp xấu nhất, rối loạn nhịp tim có thể gây đột tử do ngừng tim.

Những triệu chứng của bệnh tim mạch bạn cần lưu ý:

  • Khó thở

  • Mệt mỏi

  • Đau ngực: cơn đau ngực còn có thể lan đến các vị trí như: hàm dưới, lưng, chân, cổ họng, phần bụng trên rốn, cánh tay

  • Yếu hoặc tê ở cánh tay hoặc chân: Nếu bạn bị tiểu đường, khả năng bạn bị đột quỵ cao gấp 1,5 lần so với những người không mắc bệnh tiểu đường. Nhưng bạn có thể giảm thiểu rủi ro bằng cách chăm sóc sức khỏe của mình một cách hợp lý

Trên đây là một số biến chứng thường gặp của bệnh tiểu đường. Bằng cách kiểm soát đường máu, chế độ dinh dưỡng và vận động thể lực hợp lý, bạn có thể sống chung với nó được. Ngoài ra cần theo dõi các biến chứng và đi khám kịp thời để điều trị các biến chứng ngay từ khi mới xuất hiện.

Tầm soát sớm bệnh tiểu đường

Nếu bạn nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ hoặc có một trong những triệu chứng được liệt kê trên, hãy đến khám tư vấn với bác sĩ và thực hiện các xét nghiệm cần thiết để tầm soát sớm bệnh tiểu đường tránh để bệnh chuyển biến qua giai đoạn muộn và nhiều biến chứng.

Gói khám tầm soát bệnh tiểu đường tại CarePlus - Chỉ 990.000đ. Bao gồm đầy đủ các hạng mục:

  • Bác sỹ chuyên khoa khám và tư vấn: Kiểm tra thông số cơ thể, Khám tổng quát

  • Chẩn đoán hình ảnh: Đo điện tim (Đánh giá bệnh lý về tim)

  • Xét nghiệm: HBA1C, Đường máu (Glucose), Tổng phân tích nước tiểu, Chức năng thận (Urea, Creatinine), Mỡ máu (Cholesterol toàn phần, LDL-Cholesterol , HDL-Cholesterol, Triglyceride)

Tại TP. HCM, Hệ thống Phòng khám Quốc tế CarePlus được biết đến là một trong những địa chỉ khám chẩn đoán đái tháo đường và các biến chứng của bệnh được nhiều người lựa chọn. 

Đặc biệt đội ngũ bác sĩ của chúng tôi rất chú trọng kết hợp phương pháp điều trị bằng thuốc và không thuốc để đạt hiệu quả lâu dài và an toàn nhất cho bệnh nhân. Bác sĩ sẽ tư vấn chuyên sâu chế độ dinh dưỡng và vận động phù hợp với từng người, đồng thời đưa lời khuyên để người bệnh thay đổi lối sống lành mạnh.

Quý Khách hàng có nhu cầu vui lòng bấm số hotline 18006116 (miễn cước) hoặc inbox Fanpage/Zalo CarePlus Clinic Vietnam hoặc đăng ký trực tuyến tại website. Tải ứng dụng CarePlus app để đặt lịch nhanh hơn và theo dõi lịch tiện lợi hơn!

HỆ THỐNG PHÒNG KHÁM QUỐC TẾ CAREPLUS - Thành viên của Singapore Medical Group

  • Chi nhánh 1: 66 - 68 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P. Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP. HCM
  • Chi nhánh 2: Lầu 2, Crescent Plaza, 105 Tôn Dật Tiên, P. Tân Phú, Quận 7, TP. HCM
  • Chi nhánh 3: 107 Tân Hải, P. 13, Q. Tân Bình, TP. HCM
 

Bài viết liên quan

Đo điện tim là gì? Những đối tượng nào nên thực hiện đo điện tim?
Đo điện tim là phương pháp có vai trò kiểm tra nhịp tim, phát hiện những thứ bất thường của tim, chẩn đoán đau tim…

Đường trong trái cây khác gì với đường trong nước ngọt
Theo chủ tịch Hội Đái tháo đường và Nội tiết Việt Nam Trần Hữu Dàng, có khoảng 5,3 triệu người Việt Nam đang mắc tiền đái tháo đường (chiếm đến 8,6% dân số). Nhân ngày 14 tháng 11- ngày Đái Tháo Đường Thế giới - hãy cùng CarePlus nâng cao nhận thức về căn bệnh nguy hiểm này bằng cách tìm hiểu về Đường, một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh tiểu đường loại 2.

Ăn "chay" có giúp giảm nguy cơ đột quỵ?
Để phòng tránh bệnh tim mạch, bác sĩ thường khuyên bệnh nhân giảm bớt thịt và khuyến khích chế độ ăn "chay" - tức là nhiều rau củ quả và ít thực phẩm động vật. Tuy nhiên, có phải mọi loại thực phẩm "chay" đều tốt cho tim mạch như nhau hay không?

Bài viết được tư vấn bởi Ths. BS. Hoàng Công Đương

Ăn cá và chuyện tiêu thụ Omega-3 thế nào cho đúng?
Ths-Bs Phùng Ngọc Minh Tấn, khoa Tim mạch Hệ thống Phòng khám Quốc tế CarePlus, tư vấn về chế độ ăn cho người có bệnh tim mạch cũng như chuyện ăn cá và Omega 3-6-9.

Bài viết được tư vấn bởi THS. BS. Phùng Ngọc Minh Tấn

Bài viết gần đây/mới

MÁCH MẸ BÍ KÍP CHỮA RÔM SẢY CHO BÉ NHANH KHỎI
Rôm sảy (còn gọi là phát ban nhiệt hoặc miliaria) là tình trạng da phổ biến, thường gặp ở trẻ em dưới 3 tuổi, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 1 tuổi hoặc người cũng cũng có thể bị rôm sảy nhất là trong thời tiết mùa hè nóng ẩm.

By BS. CK1. NGUYỄN DUY KHANH

CẢNH BÁO SUY DINH DƯỠNG Ở NGƯỜI BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH
20% người bệnh Phổi tắc nghẽn mạn tính bị sụt cân, thiếu hụt vitamin và protein, thậm chí suy dinh dưỡng. Đây là tình trạng đáng lưu ý, vì có thể dẫn đến suy giảm khả năng miễn dịch và thúc đẩy bệnh trở nặng.

SỰ THẬT VỀ THỞ THÔI CŨNG TĂNG CÂN?
Thở thôi cũng tăng cân không hẳn là câu than thở của chị em, mà còn là dấu hiệu chỉ ra những vấn đề sức khỏe tiềm tàng chúng ta cần lưu ý.

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

3 HOẠT ĐỘNG DỄ LÀM BÙNG PHÁT CƠN ĐAU VAI BẠN NÊN LƯU Ý
Đau vai không chỉ do ngồi làm việc hoặc giải trí sai tư thế như chúng ta vẫn thường nghĩ; mà còn do những hoạt động trong khi làm việc và sinh hoạt thường ngày. Tham khảo ngay lời khuyên của Bác sĩ Cơ xương khớp để tránh làm bùng phát cơn đau vai.

TƯ THẾ NGỒI 2 ĐIỂM CHẠM BẢO VỆ CỘT SỐNG CHO DÂN VĂN PHÒNG
Nếu ngồi sai tư thế suốt thời gian dài, anh chị em dân văn phòng dễ khiến cơ và cột sống chịu áp lực quá mức, dẫn đến những cơn đau khó kiểm soát. Để giảm bớt và phòng ngừa đau lưng, mỏi cổ vai gáy, mời bạn tham khảo lời khuyên về tư thế ngồi làm việc 2 điểm chạm từ chuyên gia CarePlus.

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}