ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

MÁCH MẸ BÍ KÍP CHỮA RÔM SẢY CHO BÉ NHANH KHỎI

Rôm sảy (còn gọi là phát ban nhiệt hoặc miliaria) là tình trạng da phổ biến, thường gặp ở trẻ em dưới 3 tuổi, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 1 tuổi hoặc người cũng cũng có thể bị rôm sảy nhất là trong thời tiết mùa hè nóng ẩm.

MÁCH MẸ BÍ KÍP CHỮA RÔM SẢY CHO BÉ NHANH KHỎI

Mùa hè nắng nóng, nỗi ám ảnh mang tên “Rôm sẩy” bùng phát khiến nhiều bố mẹ sốt ruột vì các đốm rôm sảy gây khó chịu cho bé. Vậy làm cách nào để chữa trị các đốm rôm sảy gây khó chịu cho bé, và cách ngăn ngừa tình trạng rôm sảy tái đi tái lại trong thời gian dài?   

Hãy cùng BS. CKI. Nguyễn Duy Khanh – Chuyên khoa Da Liễu tìm hiểu cách để chữa trị rôm sảy nhanh khỏi và cách ngăn ngừa tình trạng rôm sảy mùa hè, ba mẹ nhé! 

Rôm sảy là gì? Nguyên nhân bé bị rôm sảy? 

Rôm sảy (còn gọi là phát ban nhiệt hoặc miliaria) là tình trạng da phổ biến, thường gặp ở trẻ em dưới 3 tuổi, đặc biệt là trẻ nhỏ  dưới 1 tuổi hoặc người cũng cũng có thể bị rôm sảy nhất là trong thời tiết mùa hè nóng ẩm. 

Nguyên nhân: Rôm sảy khởi phát khi các ống dẫn mồ hôi bị tắc hoặc viêm do nhiệt độ và độ ẩm cao. Trẻ sơ sinh thường bị vì tuyến mồ hôi của chúng chưa phát triển hoàn chỉnh. Trẻ sẽ dễ bị rôm sảy nếu: 

  • Điều kiện thời tiết nóng ẩm nhất là vào mùa Hè 

  • Cho trẻ mặc quá nhiều quần áo trong thời tiết nóng 

  • Nằm trên giường trong thời gian dài, đặc biệt là nếu bé bị sốt  

Triệu chứng của rôm sảy là gì? 

Biểu hiện của rôm sảy bao gồm các nốt mẩn đỏ, sưng tấy, ngứa, có thể xuất hiện ở nhiều vùng da khác nhau. Ở trẻ em rôm sảy hay xuất hiện ở vùng da có nếp gấp như cổ, nách, kẽ khuỷu tay, bẹn, vai, ngực, lưng gây bứt rứt, nhiều trẻ sẽ quấy khóc liên tục hoặc mất ngủ do ngứa ngáy khó chịu. 

Trước khi bước vào tìm hiểu các hướng điều trị cho bé, mẹ cần phân biệt các dạng rôm sảy khác nhau để có hướng điều trị phù hợp. Có 4 loại rôm sảy, được phân loại dựa trên mức độ tắc nghẽn tuyến mồ hôi: 

  • Rôm sảy kết tinh (Miliaria crystallina): Nốt mẩn nhỏ, trong suốt, chứa đầy chất lỏng, dễ vỡ. 

  • Rôm sảy đỏ (Miliaria rubra): Nốt mẩn đỏ, sưng tấy, ngứa hoặc rát. 

  • Rôm sảy mủ (Miliaria pustulosa): Nốt mẩn đỏ chứa mủ. 

  • Rôm sảy sâu (Miliaria profunda): Nốt sưng đỏ, cứng, đau hoặc ngứa, giống như da gà. 

Đối với rôm sảy kết tinh và rôm sảy đỏ, mẹ có thể chữa trị cho bé bằng các bài thuốc dân gian hoặc kem chữa ngoài da thông dụng. Tuy nhiên, với hai trường hợp rôm sảy mủ và rôm sảy sâu, mẹ nên đưa bé đi khám hoặc tham vấn ý kiến bác sĩ chuyên khoa để có liệu pháp chữa trị phù hợp, tránh tổn thương sâu cho bé, mẹ nhé! 

Trẻ bị rôm sảy có tự hết không? Cách điều trị rôm sảy cho bé tại nhà? 

Thực ra, rôm sảy thường xảy ra khi cơ thể trẻ quá nóng và nó sẽ dần biến mất khi nhiệt độ cơ thể hạ xuống. Đặc biệt, khi thời tiết mát mẻ, da trẻ không bị nóng và ít ra mồ hôi hơn, vì thế các triệu chứng sẽ giảm đi. Tuy nhiên, rôm sảy có thể tái phát khi thời tiết nóng nực, nhất là vào mùa hè. 

Trong điều kiện thuận lợi, rôm sảy sẽ tự lặn xuống trong khoảng 3 - 7 ngày. Dù vậy, cha mẹ vẫn nên áp dụng một số phương pháp để giúp bé nhanh chóng khỏi bệnh. 

  • Giảm ngứa và khó chịu cho bé: Bạn có thể lau khô nhanh các vùng da hay đổ mồ hôi, tắm nước mát, thoa kem dưỡng ẩm dịu nhẹ, hoặc sử dụng thuốc bôi giảm ngứa để giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn. 

  • Làm mát da cho bé: Hãy dùng bông gòn hoặc gạc nhúng nước sạch hoặc nước ấm để lau mát vùng da bị tổn thương của bé. Lau mỗi lần cách nhau 4 - 6 giờ trong ngày để giữ cho da bé mát và khô ráo. Ngoài ra, bạn cũng có thể chườm mát da cho bé bằng cách bỏ đá vào túi chườm. 

  • Để da bé được "thở": Theo Whattoexpect, việc mặc đồ kín mít cả ngày có thể làm tình trạng rôm sảy của bé nặng hơn. Vì vậy, mẹ nên cho bé “thông thoáng” vài giờ mỗi ngày để da thoáng mát hơn. 

  • Sử dụng sản phẩm tắm dịu nhẹ cho bé: Tắm cho bé bằng nước ấm mỗi ngày, có thể thêm vào nước khổ qua hoặc chè xanh pha loãng, hoặc sử dụng các loại sữa tắm dành riêng cho da nhạy cảm. Nếu bé bị rôm sảy nhiều, tắm mát không cần xà phòng trong 10 phút, 3 lần/ngày và để khô tự nhiên. Với rôm sảy ít, chỉ cần đắp khăn mát lên trong 5-10 phút và để khô tự nhiên.

 

  • Sử dụng kem trị rôm sảy: Bạn có thể thoa kem trị rôm sảy cho bé khi thay tã, nhưng nhớ tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ và tránh bôi quá nhiều để không làm da bé bị kích ứng ngược. 

  • Chọn nước xả vải, nước giặt lành tính: Hãy chọn các sản phẩm giặt xả quần áo có thành phần thiên nhiên, không gây kích ứng da và không chứa chất tẩy độc hại từ các thương hiệu uy tín để bảo vệ làn da nhạy cảm của bé. 

Phòng ngừa rôm sảy cho trẻ thế nào? 

  • Mặc quần áo cotton rộng rãi, thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt. 

  • Hạn chế hoạt động thể chất trong thời tiết nóng ẩm. 

  • Giữ cho cơ thể mát mẻ, thông thoáng. 

  • Tránh sử dụng kem dưỡng da hoặc thuốc mỡ có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông. 

  • Uống nhiều nước. 

Khi nào bố mẹ nên đưa bé đi khám? 

 Nếu rôm sảy không cải thiện sau vài ngày hoặc xuất hiện các dấu hiệu nhiễm trùng như da sưng đỏ, nóng, chảy mủ, cần đi khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị. 

  • Rôm sảy kéo dài trên 3 ngày dù đã xử trí các bước trên 

  • Rôm sảy có biểu hiện nhiễm trùng: đỏ hơn và chảy mủ 

  • Trẻ không khỏe, sốt trên 37,5 ° C hoặc cao hơn.  

  • Sưng hạch bạch huyết ở vùng cổ, nách, háng. 

Hi vọng với những thông tin trên đây, các bậc phụ huynh đã hiểu hơn vì sao bé nổi rôm sảy vào mùa hè và cách điều trị bệnh hiệu quả. Nếu cần tìm hiểu thêm về căn bệnh này hoặc muốn đặt lịch khám sớm cho trẻ, ba mẹ có thể đặt lịch khám cho bé tại CarePlus để được bác sĩ tư vấn chi tiết! 

Bài viết gần đây/mới

Nguy cơ cao bùng phát bệnh sởi – Ba mẹ cần lưu ý biện pháp phòng ngừa!
Cách phòng ngừa bệnh Sởi hiệu quả là tiêm vaccine phòng bệnh - mũi 1 cho trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên - mũi 2 khi trẻ 18 tháng tuổi. Trong trường hợp có dịch Sởi bùng phát, bé có nguy cơ tiếp xúc với trẻ bị Sởi, phụ huynh cần đưa bé đi khám càng sớm càng tốt để xem xét chỉ định tiêm ngừa sớm vaccine Sởi và có điều trị phù hợp nhằm ngăn ngừa biến chứng nặng.

By BS. CK1. Lại Thị Bích Thủy

NGUYÊN TẮC CÂN BẰNG NĂNG LƯỢNG ÂM MÀ AI GIẢM CÂN CŨNG NÊN GHI NHỚ
Nguyên tắc cân bằng năng lượng âm là năng lượng ăn vào NHỎ hơn năng lượng tiêu hao, để cơ thể phải sử dụng chất béo dự trữ làm năng lượng. Nghĩa là nếu muốn giảm cân, bạn phải tạo ra sự thiếu hụt calo bằng cách ăn ít hơn, hoặc vận động nhiều hơn.

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

TRẺ KÉM HẤP THU, CHẬM TĂNG CÂN - NỖI LO KHÔNG CỦA RIÊNG AI!
Trẻ hấp thụ thức ăn kém xảy ra khi cơ thể trẻ không có khả năng hấp thu đầy đủ các chất dinh dưỡng từ hệ tiêu hoá vào máu. Từ đó dẫn đến tình trạng cơ thể bị thiếu hụt một số chất dinh dưỡng quan trọng, cụ thể là các loại vitamin, khoáng chất, protein... ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển và hoạt động của các cơ quan trong cơ thể.

By Ths. BS. Lê Thị Kim Dung

CẢNH BÁO BỆNH TAY CHÂN MIỆNG TĂNG NHANH Ở TP.HCM
Về tình hình chung của 20 tỉnh phía Nam, theo báo cáo của Viện Pasteur TP. HCM, tổng số ca mắc trong 19 tuần đầu năm 2024 là 13.495 ca, tăng 33,1% so với cùng kỳ năm 2023 và tăng 55% so với trung bình cùng kỳ 5 năm trước; số ca mắc những tuần gần đây của khu vực cũng đang gia tăng so với những tuần trước đó; đã có 01 ca tử vong.

By ThS. BS. Sử Thị Như Ngọc

DÂN CHƠI THỂ THAO ĐỪNG CHỦ QUAN TRƯỚC CHẤN THƯƠNG CỔ CHÂN
Trong quá trình theo đuổi đam mê thể thao, nhiều người không may găp phải chấn thương từ nhẹ tới nghiêm trọng, tiêu biểu là chấn thương cổ chân - vùng đóng vai trò quan trọng trong việc giữ thăng bằng cơ thể.

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}