ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Ăn cá và chuyện tiêu thụ Omega-3 thế nào cho đúng?

Ths-Bs Phùng Ngọc Minh Tấn, khoa Tim mạch Hệ thống Phòng khám Quốc tế CarePlus, tư vấn về chế độ ăn cho người có bệnh tim mạch cũng như chuyện ăn cá và Omega 3-6-9.

Ăn cá và chuyện tiêu thụ Omega-3 thế nào cho đúng?

Cơ thể người không tự tạo ra được 2 loại acid béo thiết yếu là Omega-3 và Omega-6, do vậy nguồn cung chủ yếu đến từ thực phẩm. Omega-9 cơ thể tự tổng hợp được, nên thường ít được chú ý hơn.

Omega-3 có nhiều trong các loại cá, lươn, hàu, trai. Hiệu quả bảo vệ tim mạch của nó đã được chứng minh qua rất nhiều nghiên cứu: giảm huyết áp, chống đông máu, chống viêm, giảm xơ vữa.

Omega-6 có nhiều trong các loại dầu thực vật và các loại hạt. Omega-6 hiện diện trong hầu hết các món ăn hàng ngày ở nhà, quán ăn, các sản phẩm công nghiệp. Ở lượng vừa đủ, Omega-6 giúp giảm Cholesterol xấu (LDL), tăng Cholesterol tốt (HDL), thúc đẩy quá trình sửa chữa các tổn thương mạch máu. Tuy nhiên ở lượng nhiều, nó có thể làm tăng huyết áp, tăng tạo huyết khối và thúc đẩy quá trình viêm.

Trớ trêu là cuộc sống hiện tại, chúng ta đang ăn với khẩu phần dư Omega-6 và rất thiếu Omega-3. Theo khuyến cáo, tỷ lệ acid béo Omega-6/Omega-3 (FAR) tốt nhất là 1.0 - 4.0. Trước thời đại công nghiệp, con người sử dụng chế độ ăn với FAR khá cân bằng là 1.0. Hiện nay, chế độ ăn thông thường của các nước Âu Mỹ có FAR khoảng 10-15. Nổi tiếng lành mạnh như Nhật nhưng FAR khoảng 6, cũng chỉ gần mức tốt.

Do vậy, để đảm bảo chỉ số FAR tốt, chúng ta phải bổ sung cá là thực phẩm rất giàu Omega-3. Việc loại bỏ Omega-6 ra khỏi chế độ ăn là việc rất khó thực hiện vì tính phổ biến của nó, hơn nữa, các bằng chứng hiện tại cũng không cho thấy giảm hoàn toàn Omega-6 sẽ có lợi vì chất này cũng rất cần cho cơ thể.

Các loại cá giàu Omega-3 quen thuộc với người Việt Nam là cá hồi, cá ngừ, cá trích, cá cơm, cá thu. Các loại cá này có Omega-3 gấp khoảng 10-15 lần Omega-6, do vậy là nguồn bổ sung rất đáng kể Omega-3. Khuyến cáo nên ăn mỗi tuần ít nhất 1 lần loại cá này (khoảng 150 gram).

Tuy vậy, nếu không thể ăn sashimi cá hồi hay fillet cá tuyết mắc tiền thì cũng không phải là vấn đề lớn. Các loại cá nước ngọt ở nước ta có chỉ số FAR khá cân bằng như: cá lóc 1.08, cá chép 1.5, cá trê 1.42. Riêng cá rô có Omega-3 gấp đôi Omega-6, là nguồn bổ sung Omega khá tốt.

Không nên chỉ dựa vào thực phẩm chức năng để bổ sung Omega-3. Omega-3 cần một số phản ứng hoá học trước khi cơ thể thực sự sử dụng được, người ta thấy quá trình này diễn ra trơn tru nếu lấy Omega-3 từ thực phẩm, nhưng không chắc là ngon lành đối với viên uống. Hơn nữa, cá còn có các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như Kẽm, Magie, vitamin nhóm B. Ăn cá còn giúp giảm lượng thịt đỏ tiêu thụ.

Cuối cùng, chắc hẳn nhiều bạn sẽ chọn món cá lóc đồng kho tiêu mẹ làm vẫn ngon miệng và bắt mắt hơn rất nhiều viên thuốc màu vàng đơn điệu, không có mùi vị gì.

Bài viết liên quan

Rối loạn nhịp tim – Nguyên nhân của 80% trường hợp đột tử
Rối loạn nhịp tim là bệnh lý tim mạch nguy hiểm, gây cảm giác hồi hộp, đau tức ngực, khó thở và là nguyên nhân của 80% trường hợp đột tử hiện nay.

Bài viết được tư vấn bởi Ths. BS. Hoàng Công Đương

Phân biệt đột quỵ và nhồi máu cơ tim? Cách phòng tránh bệnh hiệu quả
Cách phân biệt đột quỵ và nhồi máu cơ tim - hai căn bệnh nguy hiểm, xảy ra đột ngột và gây tử vong cao nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời.

Những nhận thức sai phổ biến và nguy hại về bệnh tăng huyết áp
Tăng huyết áp là bệnh lý tim mạch nguy hiểm được xem như “kẻ giết người thầm lặng” vì toàn bộ sự tiến triển của bệnh thường diễn ra trong âm thầm không có triệu chứng. Ước tính hiện nay tăng huyết áp ở nước ta đã ở mức báo động đỏ với tỷ lệ hơn 40%, nghĩa là trung bình cứ 3 người lớn thì có 1 người mắc bệnh.

Bài viết được tư vấn bởi Ths. BS. Hoàng Công Đương

Những ảnh hưởng của môi trường đến sức khoẻ tim mạch
Chúng ta đều biết không khí ô nhiễm sẽ ảnh hưởng đến phổi. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy có mối liên quan giữa ô nhiễm không khí và bệnh lý tim mạch.

Bài viết được tư vấn bởi THS. BS. Phùng Ngọc Minh Tấn

Bài viết gần đây/mới

KHÔNG CHỦ QUAN VỚI DẤU HIỆU VÀ BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH THỦY ĐẬU
Các biểu hiện lâm sàng của thủy đậu ở trẻ thường phát triển trong vòng 15 ngày sau khi tiếp xúc và thường bao gồm các triệu chứng sốt, mệt mỏi , đau họng, chán ăn, sau đó là phát ban mụn nước toàn thân, thường xảy ra trong vòng 24 giờ.

By BS. CK1. ĐẶNG NGỌC VÂN ANH

5 CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI CHÍCH NGỪA HPV PHÒNG UNG THƯ CỔ TỬ CUNG
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) đã đưa ra những khuyến nghị về việc tiêm ngừa vacxin HPV đối với tất cả trẻ em (cả nam lẫn nữ) nên được tiêm vacxin HPV vào khoảng 11-12 tuổi, thậm chí có thể tiêm sớm nhất là lúc 9 tuổi và việc chủng ngừa được khuyến khích cho tất cả mọi người đến 26 tuổi.

ĐAU VAI DO VIÊM GÂN - CHUYỆN THƯỜNG THẤY Ở DÂN VĂN PHÒNG
Với đặc thù công việc là làm việc bên máy tính 8 tiếng/ngày, cùng tư thế ngồi chưa đúng, dân văn phòng dễ gặp tình trạng viêm gân cơ vai. ThS. BS. CKI. Nguyễn Văn Hoàng Tâm - Chuyên khoa Cơ xương khớp tại CarePlus có những chia sẻ hữu ích về chủ đề này.

THỐNG KÊ TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE NHÂN SỰ DOANH NGHIỆP (QUÝ I/2024)
Trong quý I/2024, CarePlus ghi nhận tỷ lệ nhân sự của các doanh nghiệp khám sức khỏe định kỳ mắc các bệnh lý răng hàm mặt, vấn đề về mắt và rối loạn mỡ máu... ở mức cao (48 - 84%).

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}