1. Thừa cân béo phì là gì?
Thừa cân béo phì là sự tích tụ mỡ bất thường, vượt quá mức làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Hiện nay, thừa cân béo phì ở trẻ nhỏ đang là vấn đề thách thức trên toàn cầu. Tại Việt Nam, năm 1996 tỷ lệ trẻ em thừa cân béo phì tại Hà Nội và TP.HCM chỉ là 12%. Sau 13 năm, (2009), tỷ lệ này là 43%. Kết quả điều tra năm 2014-2015 của Viện Dinh dưỡng Việt Nam, tỷ lệ trẻ béo phì ở TP.HCM trên 50%, còn khu vực nội thành Hà Nội khoảng 41%.
Qua những số liệu trên, có thể thấy tỷ lệ béo phì ở trẻ nhỏ đang dần tăng lên, đặc biệt là ở những thành phố lớn.
2. Nguyên nhân gây thừa cân béo phì ở trẻ em
2.1. Béo phì nguyên phát
Do mất cân bằng năng lượng: Tăng lượng thu vào nhiều hơn nhu cầu của cơ thể hoặc giảm lượng tiêu hao trong thời gian dài làm tăng tích tụ mỡ trong cơ thể đặc biệt là ở bụng, mông, đùi và vai.
Dạng béo phì đơn thuần thường gặp ở những trẻ háu ăn, ăn nhiều thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, bánh kẹo, uống nước ngọt và ít hoạt động.
2.2. Béo phì thứ phát
Béo phì ở trẻ em thứ phát thường gặp trong các bệnh lý nội tiết, bệnh lý di truyền, do dùng thuốc,...
- Suy giáp trạng: Béo toàn thân, lùn, da khô và thiểu năng trí tuệ.
- Cường năng tuyến thượng thận (U nam hoá vỏ thượng thận): Béo bụng, da đỏ có vết rạn, nhiều trứng cá, huyết áp cao.
- Thiểu năng sinh dục: Thường gặp trong 1 số hội chứng như Prader-Willi (béo bụng, lùn, thiểu năng trí tuệ và hay gặp tinh hoàn ẩn); Lorence Moon Biel (béo đều toàn thân, đái nhạt, thừa ngón và có tật về mắt).
- Các bệnh về não: thường gặp do các tổn thương vùng dưới đồi, sau di chứng viêm não. Béo thường có kèm theo thiểu năng trí tuệ hoặc có triệu chứng thần kinh khu trú.
- Dùng thuốc: uống Corticoid kéo dài trong điều trị bệnh hen, bệnh khớp, hội chứng thận hư hoặc vô tình uống thuốc đông y có trộn lẫn corticoid để điều trị chàm, dị ứng và hen.
Điều trị béo phì nên thực hiện ngay từ khi bé còn nhỏ để tránh khác hệ quả xấu về sau
3. Những biến chứng nguy hiểm của thừa cân béo phì ở trẻ em
Không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình, béo phì còn gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng khác cho trẻ, bao gồm:
3.1. Bệnh lý tim mạch
Trẻ em bị béo phì có nguy cơ bị bệnh lý tim mạch ở tuổi trưởng thành như: tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành…
- Tăng huyết áp: Ở Mỹ và Châu Âu, khoảng 50% trẻ em bị béo phì bị tăng huyết áp. Ở Việt Nam, theo các nghiên cứu cho thấy trẻ bị béo phì có tỷ lệ huyết áp tăng là 5-10 %.
- Rối loạn mỡ máu: Điển hình là tăng nồng độ LDL-cholesterol (cholesterol xấu) và triglyceride nhưng lại giảm nồng độ HDL-cholesterol (cholesterol tốt).
- Xơ vữa động mạch: Xuất hiện sớm ở trẻ bị béo phì do sự phát triển sớm các mảng xơ vữa trong động mạch và vẫn còn tồn tại dù sau này có giảm cân khi trưởng thành.
Các bằng chứng ngày càng cho thấy mối liên quan giữa béo phì ở trẻ em và bệnh tim mạch cũng như các biến chứng tim mạch cấp tính khi trưởng thành. Tiến trình “thông thường” của xơ vữa động mạch đã bị thay đổi và “thúc đẩy” hình thành mảng xơ vữa sớm hơn, nghĩa là bình thường khoảng 50 tuổi mới bắt đầu xuất hiện các mảng xơ vữa trong động mạch, nhưng những trẻ bị rối loạn mỡ máu từ nhỏ thì sẽ sớm bị xơ vữa động mạch hơn bình thường, từ khoảng 10 tuổi.
Tiến trình thúc đẩy xơ vữa động mạch ở trẻ em bị béo phì
3.2. Bệnh lý nội tiết - chuyển hóa
Bao gồm đề kháng insulin, đái tháo đường type 2, rối loạn mỡ máu, hội chứng đa nang buồng trứng, dậy thì sớm; cụ thể:
- Đề kháng insulin, đái tháo đường type 2: Rất nhiều phụ huynh lầm tưởng bệnh đái tháo đường týp 2 chỉ xảy ra ở người lớn nhưng tình trạng đề kháng insulin, tiền đái tháo đường rất phổ biến ở thanh thiếu niên bị béo phì và là một yếu tố dự báo quan trọng của bệnh đái tháo đường type 2 khi trưởng thành.
- Hội chứng chuyển hóa: Là một thuật ngữ mô tả tập hợp các yếu tố nguy cơ chuyển hóa trên cùng một người bệnh, bao gồm béo phì trung tâm (béo bụng), tăng đường huyết, rối loạn lipid máu và tăng huyết áp. Hội chứng chuyển hoá làm tăng nguy cơ mắc rất nhiều bệnh như: gan nhiễm mỡ không do rượu, buồng trứng đa nang, bệnh tim mạch, đái tháo đường, một số loại ung thư.
- Cường Androgen: Bé gái vị thành niên bị béo phì có nguy cơ bị cường Androgen và hội chứng buồng trứng đa nang. Hội chứng buồng trứng đa nang gồm các bất thường về kinh nguyệt, mụn trứng cá, rậm lông, gai đen da và viêm da tiết bã, nguy cơ giảm khả năng sinh sản ở phụ nữ trưởng thành.
- Dậy thì sớm: Thừa cân béo phì ở trẻ em có liên quan đến dậy thì sớm ở trẻ nữ.
3.3. Bệnh lý hô hấp
- Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn: Tỷ lệ mắc chứng ngưng thở khi ngủ tăng rõ rệt ở trẻ em và thanh thiếu niên bị béo phì.
- Hội chứng giảm thông khí do béo phì: Rối loạn này hiếm gặp nhưng đe dọa tính mạng và cần chẩn đoán và điều trị kịp thời.
3.4. Bệnh lý tiêu hóa
- Gan nhiễm mỡ (không do rượu): Tỷ lệ bị gan nhiễm mỡ lên đến 34% ở trẻ em bị béo phì.
- Sỏi đường mật: Một nghiên cứu ở Mỹ đã báo cáo nguy cơ sỏi mật ở những bé gái bị béo phì nặng cao gấp 7 lần so với các bé gái có cân nặng bình thường.
3.5. Bệnh lý cơ xương
Bao gồm chân vòng kiềng (bệnh Blount), trượt đầu trên xương đùi. Ngoài ra, trẻ em béo phì có tỷ lệ gãy xương tăng cao, đau khớp thần kinh, đau cơ xương khớp (ví dụ: lưng, chân, đầu gối, mắt cá chân và bàn chân), khả năng di chuyển bị giảm, và dị tật chi dưới.
3.6. Bất thường về da: gai đen da, rạn da…
Gai đen da: Là một bất thường da phổ biến ở những người bị béo phì và có liên quan đến đề kháng insulin, là biểu hiện của nguy cơ bệnh đái tháo đường.
Béo phì ở trẻ em có thể gây ra tình trạng gai đen da
3.7. Tăng áp lực nội sọ vô căn
Tăng áp lực nội sọ vô căn hay còn gọi là hội chứng “giả u não”, nguy cơ xuất hiện ở những trẻ bị béo phì, gồm biểu hiện đau đầu, buồn nôn, nôn, đau mắt, có thể gây suy giảm thị lực nghiêm trọng hoặc mù lòa. Vì vậy, giảm cân là một yếu tố quan trọng trong điều trị cho bệnh nhân béo phì và tăng áp lực nội sọ vô căn.
3.8. Các ảnh hưởng về tâm lý
Béo phì ở trẻ em có thể dẫn đến những hậu quả tâm lý xã hội, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Trẻ thừa cân và béo phì dễ bị phân biệt đối xử bởi các bạn đồng trang lứa. Bên cạnh đó, thừa cân béo phì có thể khiến trẻ bị chứng rối loạn ăn uống sau này, khiến trẻ ăn uống không lành mạnh.
4. Béo phì ở trẻ em: Làm sao để nhận biết?
Bạn có thể biết được bé có béo phì hay không bằng cách:
4.1. Tính chỉ số BMI
Dựa vào số đo cân nặng và chiều cao, chúng ta có chỉ số BMI (Body Mass Index - chỉ số khối cơ thể). Công thức tính BMI như sau:
BMI = Cân nặng (kg) / [Chiều cao (m)]2 |
Kết quả:
- Tiêu chuẩn béo phì ở trẻ em theo BMI (theo WHO):
<5 tuổi
|
WHO
|
5-19 tuổi
|
>+2SD
|
Thừa cân
|
>+1SD
|
>+3SD
|
Béo phì
|
>+2SD
|
<-2SD
|
Nhẹ cân
|
<-2SD
|
4.2. Tầm soát dinh dưỡng cho trẻ - Giải pháp tối chẩn đoán béo phì ở trẻ em
Hệ thống Phòng khám quốc tế CarePlus được điều hành bởi Công ty TNHH CityClinic Việt Nam với 100% vốn nước ngoài. Hiện nay, CarePlus đang cung cấp các gói khám dinh dưỡng cho bé, trong đó bao gồm gói khám béo phì với các ưu điểm tuyệt vời sau:
- Phương pháp chẩn đoán chuyên sâu giúp bác sỹ và ba mẹ hiểu rõ tình trạng của bé: Khai thác tiền sử phát triển, chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm…
- Phương pháp đánh giá chế độ ăn 24h Recall độc quyền tại tất cả phòng khám thuộc CarePlus Clinics Vietnam.
- Sự tư vấn của các bác sỹ hàng đầu trong lĩnh vực như:
Bác sĩ
|
Kinh nghiệm
|
Ưu điểm
|
BS. CK1. Phạm Thị Thùy Trang
|
Có kinh nghiệm hơn 15 năm kinh nghiệm công tác tại Bệnh viện Nhi đồng 1.
|
- Chuyên khám nhi tổng quát.
- Khám sức khỏe và tư vấn dinh dưỡng.
- Các bệnh lý về Sốt, Sốt xuất huyết.
- Các bệnh Huyết học cơ bản.
|
BS. Huyền Tôn Nữ Thụy My
|
- Hơn 7 năm kinh nghiệm điều trị bệnh lý nội nhi.
- Từng công tác tại Khoa Hô hấp Bệnh viện Nhi đồng 2.
- Diễn giả về hen suyễn và bệnh lý đường thở của CLB hen suyễn TP. HCM.
|
- Chuyên các bệnh lý về hô hấp.
- Tư vấn điều trị hen suyễn.
- Khám sức khỏe cho bé.
- Tư vấn dinh dưỡng.
|
BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng
|
- Hiện là nguyên trưởng Khoa Nhi Bệnh viện Quận 2.
- Hơn 9 năm kinh nghiệm công tác tại Khoa Nhi Bệnh viện Quận 2.
- Học sau đại học tại Đại học Y Dược Tp. HCM.
|
- Hồi sức sơ sinh.
- Khám, điều trị, chẩn đoán, tư vấn các bệnh lý Nội nhi thường gặp.
- Tư vấn dinh dưỡng.
- Tư vấn tiêm ngừa.
|
BS. CK1. Lại Thị Bích Thủy
|
Hơn 12 năm kinh nghiệm làm việc tại BV Nhi đồng 1.
|
- Nội tổng quát nhi, tư vấn và điều trị các bệnh lý về thận – nội tiết.
- Tư vấn dinh dưỡng.
- Tư vấn tiêm ngừa.
|
THS. BS. Lê Thị Kim Dung
|
Hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc tại:
- BV Nhi đồng 1
- BV Đại học Y dược và các bệnh viện khác
Chứng chỉ đào tạo quốc tế về dinh dưỡng tại Israel.
Chứng chỉ đào tạo y khoa liên tục về:
- Bệnh lý hô hấp trẻ em.
- Bệnh lý đường tiêu hóa.
- Chủng ngừa.
- Dị ứng.
- Nuôi con bằng sữa mẹ
- …
|
- Chuyên khám nội nhi Tổng quát: hô hấp, tiêu hóa, dị ứng...
- Chuyên khám và tư vấn dinh dưỡng nhi.
- Tư vấn tiêm ngừa.
|
BS. CK1. Trần Thị Hoàng Oanh |
- Hơn 15 năm kinh nghiệm công tác tại Bệnh viện Nhi đồng 1, Nhi đồng 2, Hospital de Conception (Pháp).
- Chứng chỉ đào tạo chuyên sâu Sơ sinh tại Pháp.
|
- Chuyên khoa Nhi.
- Tư vấn điều trị trẻ sơ sinh, sinh non và trẻ nhỏ.
|
Gói khám dinh dưỡng giúp ba mẹ thiết kế khẩu phần ăn cho con khoa học và lành mạnh hơn
5. Làm sao để trẻ đạt và duy trì được cân nặng khoẻ mạnh?
Ba mẹ cần giúp trẻ ăn các thực phẩm lành mạnh và hoạt động năng động hơn. Để thực hiện những thay đổi lối sống này có thể rất khó khăn ngay từ lúc bắt đầu. Sau đây là một số lời khuyên giúp phòng ngừa béo phì ở trẻ em:
- Cho trẻ ăn 5 phần trái cây hoặc rau quả mỗi ngày, hạn chế những loại trái cây ngọt nhiều năng lượng như chuối, sầu riêng, xoài... Nếu trẻ không thích rau hoặc trái cây, hãy bắt đầu từ từ. Ba mẹ làm gương cho trẻ bằng cách ăn những thực phẩm này để khuyến khích trẻ thử và làm theo.
- Không cho trẻ uống bất kỳ đồ uống/ thức ăn có đường. Đồ uống có đường bao gồm soda, đồ uống thể thao và tất cả các loại nước ép. Thức ăn có đường: bánh, kẹo.
- Hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ, chất béo đặc biệt là các loại chất béo no, chất béo trans trong các thức ăn nhanh, thức ăn chiên rán…
- Giới hạn "thời gian màn hình", bao gồm xem TV, điện thoại, máy tính bảng, chơi trò chơi điện tử hoặc sử dụng máy tính hoặc thiết bị điện tử khác. Các chuyên gia khuyên rằng trẻ nhỏ (từ 2 đến 5 tuổi) không quá 1 giờ mỗi ngày trên màn hình. Trẻ lớn hơn cũng nên giới hạn thời gian màn hình không quá 2 giờ mỗi ngày.
- Cho trẻ hoạt động thể chất từ 1 giờ trở lên mỗi ngày. Điều này có thể bao gồm thực hiện một môn thể thao, nhảy múa hoặc chơi ngoài trời.
Ban đầu, có thể không thực hiện được tất cả các mục tiêu này, nhưng điều đó không sao cả. Chọn 1 hoặc 2 mục tiêu để thử đầu tiên. Sau đó, có thể cố gắng đạt được tất cả các mục tiêu.
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học là một trong những cách giúp bé duy trì cân nặng ổn định
Ngoài ra, để điều trị béo phì ở trẻ em và giúp bé giữ cân nặng luôn ổn định, những thành viên trong gia đình cũng cần hỗ trợ trẻ bằng cách:
- Tránh mua, trữ thực phẩm không lành mạnh trong nhà, bao gồm khoai tây chiên, bánh quy, bánh ngọt và nhiều loại thực phẩm ăn nhẹ khác. Thỉnh thoảng có thể cho trẻ ăn những thực phẩm này, nhưng không quá thường xuyên.
- Hãy nhắc nhở và giúp trẻ được ngủ đủ giấc. Một số nghiên cứu cho thấy trẻ không ngủ đủ có nhiều khả năng tăng cân quá nhiều. Nói chung, trẻ từ 3 đến 5 tuổi nên ngủ từ 10 đến 13 giờ (bao gồm cả ngủ trưa). Trẻ lớn hơn nên ngủ từ 9 đến 12 giờ mỗi đêm và thanh thiếu niên nên ngủ từ 8 đến 10 giờ.
- Để khuyến khích trẻ ngủ đủ giấc, ba mẹ hãy duy trì giờ đi ngủ và thức dậy cố định mỗi ngày - ngay cả những ngày không đi học. Trước khi đi ngủ, cố gắng không để trẻ xem TV hoặc chơi trò chơi điện tử ngay trước khi đi ngủ.
- Khuyến khích trẻ ăn uống đúng giờ, không nhịn ăn, đặc biệt không bỏ ăn sáng.
- Cả gia đình cũng nên ăn uống lành mạnh và năng động hơn, cùng nhau tập thể dục, ngay cả những người có cân nặng bình thường.
- Hãy khuyến khích trẻ rằng mục tiêu là để khỏe mạnh thì ăn uống lành mạnh và năng hoạt động.
- Nếu thấy trẻ có biểu hiện buồn, lo lắng, hoặc rắc rối nào đó vì vấn đề cân nặng, hãy đưa bé đến gặp bác sĩ để được khám, kiểm tra và tư vấn dinh dưỡng.
Béo phì ở trẻ em gây ra rất nhiều hệ quả nghiêm trọng, đặc biệt là các bệnh lý tim mạch, tăng huyết áp, tiểu đường, gan nhiễm mỡ, dậy thì sớm. Vì thế mỗi bậc phụ huynh đều cần quan tâm, chú ý để kiểm soát dinh dưỡng cho con em mình tốt hơn.
Để được tư vấn kỹ hơn về cách kiểm soát hoặc điều trị béo phì ở trẻ, ngay hôm nay hãy đặt hẹn ngay với các bác sĩ của CarePlus thông qua: