ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Bệnh Nấm Miệng Ở Trẻ Sơ Sinh

Nấm miệng là bệnh hay xảy ra ở trẻ dưới 1 tuổi. Bệnh thường lành tính, không dễ lây. Đa số không ảnh hưởng nhiều đến trẻ. Tuy nhiên, bố mẹ đang có bé nhỏ trong độ tuổi này, không nên bỏ qua những thông tin liên quan đến bệnh, để luôn sẵn sàng cho bé sự chăm sóc toàn diện và tốt nhất.

Bệnh Nấm Miệng Ở Trẻ Sơ Sinh

Nấm miệng là bệnh hay xảy ra ở trẻ dưới 1 tuổi. Bệnh thường lành tính, không dễ lây. Đa số không ảnh hưởng nhiều đến trẻ. Tuy nhiên, bố mẹ đang có bé nhỏ trong độ tuổi này, không nên bỏ qua những thông tin liên quan đến bệnh, để luôn sẵn sàng cho bé sự chăm sóc toàn diện và tốt nhất. 

Cùng 👩‍⚕ Bs TRẦN THỊ TÚ HẰNG - BS. Nhi khoa Hệ thống Phòng khám Quốc tế CarePlus tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng ngừa và điều trị của bệnh nhen. 
___________________________

💨 NGUYÊN NHÂN: do nấm Candida Albicans, thường sống “hòa bình” trong cơ thể và không gây triệu chứng. Khi có các yếu tố thúc đẩy gây mất cân bằng các vi sinh vật làm nấm phát triển và gây bệnh.
___________________________

💨 CÁC YẾU TỐ THÚC ĐẨY
- Trẻ điều trị kháng sinh kéo dài.
- Trẻ ngậm, bú các dụng cụ như núm ti, ti giả, vòng ngậm nướu… bị nhiễm nấm.
- Trẻ suy giảm miễn dịch.
- Trẻ sử dụng corticoid đường hít kéo dài (trong điều trị suyễn) mà không súc miệng sau khi xịt. 
___________________________

💨 TRIỆU CHỨNG
- Các đốm hoặc mảng trắng ở bên trong má, môi, lưỡi. Các mảng trắng thường khó làm sạch, nếu cọ xát cạo có thể gây chảy máu.
- Trẻ có thể kèm theo quấy, khó chịu, biếng ăn, biếng bú, chảy nước miếng…
___________________________

💨 TRẺ CẦN KHÁM BÁC SĨ KHI
- Xuất hiện những đốm hoặc mảng trắng bên trong miệng.
- Trẻ quấy, khó chịu, mệt, khó nuốt, biếng bú hoặc sốt không rõ nguyên nhân. 
- Nấm miệng tái đi tái lại mặc dù đã điều trị đúng.
___________________________

💨 ĐIỀU TRỊ
- Thời gian điều trị thường 10 ngày. 
- Đôi khi mẹ cũng sẽ điều trị cùng theo chị định bác sỹ nếu nghi ngờ ti mẹ nhiễm nấm ở trẻ bú mẹ.
___________________________

💨          PHÒNG NGỪA
- Vệ sinh răng miệng thường xuyên cho trẻ.
- Vệ sinh khử trùng các vật dụng ăn uống như bình sữa, bình nước, núm ti, ti giả, ngậm nướu…
- Súc miệng sau khi sử dụng corticoid hít.

Bài viết gần đây/mới

ĐỪNG CHỦ QUAN VỚI CƠN ĐAU KHỚP GỐI - TẦM SOÁT SỚM ĐỂ ĐIỀU TRỊ KỊP THỜI
Đau khớp gối có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý như thoái hóa khớp, viêm gân hoặc viêm túi hoạt dịch. Chủ động tầm soát toàn diện bằng Chụp MRI khớp gối ngay hôm nay để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh lý và đánh giá mức độ tổn thương, thậm chí phát hiện khối u hoặc tổn thương xương nếu có.

By ThS. BS. CKI NGUYỄN VĂN HOÀNG TÂM

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}