ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Trả lời câu hỏi thường gặp về Virus viêm phổi Corona

Trả lời câu hỏi thường gặp về Virus viêm phổi Corona

13/02/2020 11:16:59 SA

1. Coronavirus có phải bắt nguồn từ dơi?

Theo nghiên cứu của Đại học Bắc Kinh, virus Vũ Hán có nhiều khả năng bắt nguồn từ rắn. Tuy nhiên chúng ta không biết nguyên nhân tại sao rắn lại nhiễm chủng virus này. Ngay từ khi bùng phát bệnh, chợ hải sản và động vật đã bị đóng cửa và khử trùng, điều này khiến cho việc truy tìm nguồn gốc gây bệnh rất khó khăn.

2. Triệu chứng nhiễm virus Corona?

Bạn có thể bị sốt, sổ mũi, viêm họng, ho hoặc khó thở. Bộ Y tế cho biết các triệu chứng hoàn toàn tương đồng với bệnh lý viêm phổi thông thường.

3. Virus Corona lây lan bằng cách nào?

Việc lây truyền từ người sang người đã được xác nhận, tuy nhiên chúng ta không biết rõ cách thức lây truyền cũng như mức độ dễ dàng lây nhiễm từ người này sang người khác như thế nào. Thông thường virus lây truyền khi bạn tiếp xúc gần với người nhiễm, cụ thể ở cự ly khoảng 2 mét trong khoảng thời gian từ 30 phút trở lên.

4. Giai đoạn ủ bệnh của virus?

Dữ kiện từ các ca nhiễm sớm ở Trung Quốc cho thấy giai đoạn ủ bệnh của virus vào khoảng 14 ngày.

5. Những người có nguy cơ nhiễm virus?

Dựa vào các ca đầu tiên nhiễm bệnh, đa số các bệnh nhân đều trên 40 tuổi. Trong những ca tử vong, các bệnh nhân đều có bệnh lý kèm theo như tim mạch hoặc đái tháo đường. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc người trẻ sẽ không mắc bệnh. Một số ca mắc bệnh cũng rơi vào trường hợp những người trẻ tuổi.

6. Tôi nên sử dụng loại mặt nạ nào để bảo vệ tránh nhiễm virus?

Bộ y tế cho biết việc mang mặt nạ là không cần thiết nếu bạn hoàn toàn khỏe mạnh. Nhưng nếu bạn không khỏe, bạn nên mang khẩu trang y tế thay vì sử dụng khẩu trang N95. Khẩu trang y tế giúp ngăn chặn bụi và các giọt bắn từ xung quanh. Khẩu trang y tế cũng giúp hạn chế việc tung tóe nước bọt hoặc dịch tiết như đàm và dịch nhầy. Bộ y tế không khuyến khích sử dụng khẩu trang N95 vì loại này nếu đeo không đúng cách sẽ khiến việc hít thở khó khăn hơn.

7. Rửa tay có hiệu quả hay không?

Có! Bạn nên rửa tay! Các tổ chức Y tế khuyến khích bạn nên rửa tay cả mặt lưng, giữa các ngón và kẽ móng tay. Phải đảm bảo bạn rửa tay ít nhất 20 giây. Nếu bạn chưa rửa tay, đừng dụi mắt, đừng chạm vào mũi hay miệng. Và nếu bạn ho hoặc hắt hơi, hãy che miệng bằng giấy hoặc khuỷu tay, đừng ho vào bàn tay.

8. Virus Vũ Hán có bị cồn tiêu diệt?

Tổ chức kiểm soát và phòng bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo bạn nên sử dụng nước sát trùng tay có cồn nếu bạn không rửa tay bằng nước và xà phòng. Tương tự, bạn có thể sử dụng cồn, isopropyl 70% hoặc cồn ethyl 70% để khử trùng các bề mặt. Bạn cũng có thể sử dụng thuốc tẩy.

9. Đã có cách điều trị Coronavirus hay chưa?

Hiện tại chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu đối với bệnh lý do Coronavirus gây ra. Trong thời điểm hiện nay, việc áp dụng các phương pháp chăm sóc y tế chỉ nhằm mục đích giảm nhẹ triệu chứng bệnh.

10. Đã có vaccine ngừa virus hay chưa?

Hiện chưa có vaccine ngừa Coronavirus – đây là chủng virus mới phát hiện. Điều này có nghĩa là có khả năng sẽ mất đến vài năm để phát triển loại vaccine mới.

11. Tôi phải làm gì nếu tôi có ho, sổ mũi và vừa du lịch nước ngoài về?

Nếu bạn vừa du lịch nước ngoài về, đặc biệt là từ Trung Quốc, và có các triệu chứng như sốt, sổ mũi, ho, đau họng, khó thở - bạn hãy đến khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Bộ Y tế khuyến cáo khi đến thăm khám bác sĩ, bạn phải mang khẩu trang và gọi điện thông báo trước khi đến.

12. Tôi nghi ngờ tôi từng tiếp xúc với bệnh nhân đã được xác nhận nhiễm Coronavirus, tôi phải làm gì?

Chính phủ sẽ kiểm soát chặt chẽ với bất kỳ người nào từng tiếp xúc gần với người đã nhiễm virus. Do đó, nếu bạn từng tiếp xúc với họ, bạn sẽ được cách ly trong 14 ngày. Nếu bạn nằm trong nhóm được xem là “có nguy cơ thấp” bị nhiễm virus, bạn sẽ được Bộ y tế theo dõi thêm. Điều này có nghĩa là bạn sẽ được liên lạc hàng ngày nhằm đánh giá tình trạng sức khỏe của bạn. Bên cạnh đó, nếu bạn cảm thấy không khỏe, bạn phải đi khám bác sĩ ngay.

13. Tôi có bị nhiễm virus từ các kiện hành lý vận chuyển từ Trung Quốc?

Theo US CDC, Coronavirus không tồn tại lâu ở môi trường ngoài cơ thể, nghĩa là nguy cơ truyền virus rất thấp từ các sản phẩm hay hành lý từ Trung Quốc. Lý do là vì các hành lý này đã được vận chuyển trong nhiều ngày, thậm chí nhiều tuần ở nhiệt độ môi trường thông thường.

14. Động vật có bị nhiễm virus hay không?

Chúng ta biết rằng Coronavirus rất có khả năng bắt nguồn từ động vật, hiện tại đã lây nhiễm từ người sang người. CDC thông báo chúng ta nên tránh tiếp xúc với động vật sống lẫn chết nếu bạn du lịch đến Trung Quốc. Và không có lý do gì để lo lắng rằng động vật hoặc thú nuôi ở bất kỳ đâu đều là nguồn lây.

15. Coronavirus có giống như SARS hay MERS?

Virus New Coronavirus không giống như SARS hay MERS, tuy nhiên về mặt di truyền, virus này khá tương đồng với SARS, CDC cho biết chúng ta không đảm bảo rằng Coronavirus có biểu hiện giống như SARS hoặc MERS. Điều chúng ta cần làm bây giờ là thu thập thông tin từ các đợt bùng phát bệnh để có biện pháp xử lý chủng virus này.

16. Liệu rằng Trung Quốc sẽ điều tiết lại thị trường thịt để ngăn ngừa việc tiêu thụ động vật hoang dã?

Trung Quốc đã cấm tạm thời việc buôn bán và vận chuyển động vật hoang dã trong cả nước cho đến khi “tình trạng dịch bệnh được gỡ bỏ trên toàn quốc”. Điều này nghĩa là sẽ không có việc buôn bán động vật hoang dã trong các chợ, siêu thị, nhà hang hoặc bán online. Họ cũng mở đường dây nóng cho người dân nếu phát hiện có trường hợp buôn bán phi pháp. Trung Quốc cũng cam kết sẽ xúc tiến việc kiểm tra. Như vậy, lệnh cấm sẽ được thực hiện trong suốt quá trình Trung Quốc đấu tranh với dịch bệnh. 

17. Phòng Nhân sự nên làm gì nếu có nhân viên của công ty trở về từ Trung Quốc?

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, tất cả người trở về từ Vũ Hán và Trung Quốc và vùng có dịch, nếu có triệu chứng sốt, ho, khó thở phải đến khám tại Bệnh viện ngay.

Nếu không có triệu chứng phải tự cách ly (ở nhà, hạn chế tiếp xúc người khác) và theo dõi trong vòng 14 ngày kể từ ngày cuối cùng ra khỏi vùng dịch.

Việc tự theo dõi cụ thể là triệu chứng ho, khó thở và sốt (phải tự đo nhiệt độ). Nếu nghi ngờ cần liên lạc ngay với cơ sở y tế gần nhất để được hướng dẫn thêm.

18. Tôi nên làm gì để tăng cường miễn dịch cơ thể trong mùa cúm?

Có nhiều lời đồn đại về cách làm tăng cường hệ thống miễn dịch, ví dụ như uống vitamin C, ăn nhiều hành tỏi, mật ong, hoặc truyền dịch… Rất tiếc những lời khuyên trên đều không dựa trên những chứng cứ khoa học nào cả.

Khuyến cáo chính thống của y khoa để có sức đề kháng tốt nhất là uống nhiều nước, ngủ đủ giấc, chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm đầy đủ rau củ quả, tránh rượu bia và hạn chế thuốc lá.

Chích ngừa vaccine cúm (Vaxigrip hoặc Influvac) được khuyến cáo để giúp bảo vệ bạn khỏi những đợt cúm mùa vốn là tác nhân ảnh hưởng mạnh đối với hệ thống miễn dịch của bạn.

Bài viết liên quan

Cách phòng ngừa viêm phổi Virus Corona
Đã xác định được chủng vi rút mới gây viêm phổi cấp gây bệnh từ nhẹ đến nặng như các trường hợp cảm lạnh thông thường hoặc các trường hợp bệnh MERS và SARS.

Bài viết gần đây/mới

CHẢY MÁU CAM: NGUYÊN NHÂN, SƠ CỨU VÀ PHÒNG NGỪA
Chảy máu cam một triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ. Nhất là trẻ mầm non có thể bị ít nhất một lần, thường không nguy hiểm nhưng thường làm các ba mẹ rất lo lắng. Hãy cùng BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng - Chuyên khoa Nhi - Hệ thống phòng khám CarePlus tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân cũng như xử lý khi bị chảy máu cam đúng cách nhé!

By BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng

HIỂU THÊM VỀ NỔI MÀY ĐAY VÀ PHÙ MẠCH
Nổi mày đay và phù mạch là những phản ứng của da thường gặp, gây ra sự khó chịu và đôi khi lo lắng cho người bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp một cái nhìn toàn diện về hai tình trạng này, bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị và các biện pháp phòng ngừa.

By BS. CK1. NGUYỄN DUY KHANH

BÉO PHÌ DÙ CÂN NẶNG BÌNH THƯỜNG - MỐI NGUY TIỀM ẨN MÀ BẠN KHÔNG NGỜ TỚI
Béo phì cân nặng bình thường (NWO) là tình trạng phức tạp với nhiều nguy cơ bệnh tật tiềm ẩn. Tìm hiểu cách nhận biết và phòng ngừa béo phì cân nặng bình thường để bảo vệ sức khỏe toàn diện!

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

ĐỪNG XEM NHẸ TÌNH TRẠNG THIẾU MÁU THIẾU SẮT Ở TRẺ EM
Thiếu máu thiếu sắt được xem là vấn đề y tế xã hội, là mối quan tâm của y tế toàn cầu. Theo viện Dinh Dưỡng Quốc Gia Việt Nam, trong giai đoạn năm 2015 - 2016, trẻ em dưới 5 tuổi có tỉ lệ thiếu máu là 27,8%, thiếu máu do thiếu sắt chiếm tới 63,6%.

By BS. CK1. Lê Ngọc Tuyết Sương

SUY MÒN CƠ Ở NGƯỜI CAO TUỔI - DIỄN TIẾN ÂM THẦM NHƯNG ẢNH HƯỞNG NGHIÊM TRỌNG
Suy mòn cơ (thiểu cơ/ Sarcopenia) ở người cao tuổi là vấn đề có diễn tiến âm thầm nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh hoạt thường ngày. Tham khảo ngay lời khuyên về chế độ dinh dưỡng và vận động giúp phòng ngừa suy mòn cơ từ chuyên gia CarePlus.

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}