ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Cách đo nhiệt độ chính xác cho bé

Khi khám cho một bé bị bệnh, bác sĩ sẽ hay hỏi ba mẹ ‘rất kỹ’ về tính chất của sốt, thời gian, và đáp ứng của trẻ đối với thuốc hạ sốt. Nếu ba mẹ cung cấp thông tin càng nhiều, chính xác, thì sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh dễ dàng và hạn chế xét nghiệm tối đa. Nhưng cái khó là không phải bé nào cũng cho ba mẹ cặp nhiệt độ, nhiều phụ huynh đã tìm tòi nhiều loại nhiệt kế để sử dụng, và thật sự rối lên vì quá nhiều thông tin không rõ ràng. Vậy cách cặp nhiệt độ nào là đúng và chính xác nhất???

Cách đo nhiệt độ chính xác cho bé

1. Khi nào gọi là sốt?

+ Nhiệt độ hậu môn, tai ≥ 38.0 độ C
+ Nhiệt độ nách, miệng ≥ 37.5 độ C

2. Lựa chọn cách đo nhiệt độ chính xác và phù hợp với từng lứa tuổi😀

+ Trẻ sơ sinh đến 2 tuổi: nhiệt độ hậu môn (lựa chọn 1), nhiệt độ nách (lựa chọn 2), không đo các cách khác.
+ Trẻ 2 < tuổi < 5 tuổi: nhiệt độ hậu môn (lựa chọn ưu tiên), nhiệt độ nách
+ Trẻ trên 5 tuổi : đo nhiệt độ miệng (ưu tiên)

3. Các cách đo nhiệt độ thường sử dụng & Một số lưu ý:

  • Đo nhiệt độ hậu môn

- Sử dụng nhiệt kế thủy ngân (không khuyến cáo), khi sử dụng nhiệt kế thủy ngân cần vẫy cho cột nhiệt kế thủy ngân xuống dưới mức 36 độ C.
- Nhiệt kế điện tử (ưu tiên sử dụng)
- Thoa Vaseline bôi trơn nhiệt kế
- Nhét nhiệt kế vào hậu môn khoảng 1.5cm đến 2.5cm, giữ nhiệt kế bằng 2 ngón tay
- Nhiệt kế thủy ngân: giữ 2 phút; Nhiệt kế điện tử: giữ 1 phút cho đến khi nghe báo hiệu
- Vệ sinh bằng xà phòng sau khi sử dụng

  • Đo nhiệt độ ở miệng

- Vệ sinh nhiệt kế trước khi cho vào miệng (Rửa nước, sát khuẩn bằng alcohol rồi rửa lại)
- Không ăn uống thức ăn trước khi cặp nhiệt độ ít nhất 15 phút
- Để dưới lưỡi bé, ngậm chặt bằng môi
- Nhiệt kế thủy ngân: giữ 2 phút; Nhiệt kế điện tử: giữ 1 phút đển khi nghe báo hiệu
- Vệ sinh sau khi sử dụng

  • Đo nhiệt độ nách

- Lau khô nách trước khi cặp nhiệt độ
- Thời gian đo ít nhất 5 phút

 
 
  • Đo nhiệt độ ngoài da vùng trán

ĐO NHIỆT ĐỘ NGOÀI VÙNG TRÁN bằng máy đo tia hồng ngoại: kém chính xác, dễ sai số kết quả, bỏ sót nhiều trường hợp và sốt cao, nhiệt độ thường thấp hơn so với thực tế.
- Sai số thường do: máy kém chất lượng, khoảng cách không đúng, da ẩm ướt, tình trạng co mạch trên da
- Môi trường quá nóng hay lạnh
=> Do đó ba mẹ cần chú ý kỹ cách hướng dẫn sử dụng trên sản phẩm

Một số lưu ý khi đo nhiệt độ ngoài da vùng trán cho một số máy thường dùng:
- Lau khô trán
- Khoảng cách đo (cách xa da bao nhiêu cm, hay đo trực tiếp trên da)
- Vùng da đo (từ giữa trán sang thái dương)
- Chú ý khâu bảo quản máy vì đầu dò dễ hư và làm sai kết quả

 
 
  • Đo nhiệt độ tai

- Vệ sinh máy, tai sạch và ít ráy, không bị bệnh về tai
- Máy đo phải ôm trọn lỗ tai bé
- Kéo nhẹ tai bé ra sau và lên trên khi đo
- Đo khi bé ngồi hay nằm yên trong 2 giây

 

Bài viết gần đây/mới

CẠO VÔI RĂNG: GIẢI PHÁP NHỎ - LỢI ÍCH LỚN CHO SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG
cạo vôi răng định kỳ 6 –12 tháng 1 lần là cách đơn giản nhưng mang đến hiệu quả cao trong việc chăm sóc sức khỏe răng miệng. Khám phá công nghệ cạo vôi răng bằng sóng siêu âm tại CarePlus, giúp loại bỏ mảng bám tận gốc, cho răng sáng khỏe

By BS. CKI. BÙI XUÂN ĐẠT

BỆNH CÚM KHÔNG CHỪA MỘT AI - HIỂU ĐÚNG ĐỂ BẢO VỆ CẢ GIA ĐÌNH
Đã từng có một số đợt bùng phát cúm lan rộng (gọi là đại dịch), dẫn đến tử vong của nhiều người trên toàn thế giới. Các đợt bùng phát này xảy ra khi các chủng virus cúm mới hình thành (thường từ lợn hoặc chim) và con người bị nhiễm bệnh vì họ không có khả năng miễn dịch với các loại virus này.

By BS. CK1. ĐẶNG NGỌC VÂN ANH

MỖI NGÀY MỘT LY TRÀ SỮA CÓ ẢNH HƯỞNG SỨC KHỎE KHÔNG?
Trà sữa có ảnh hưởng sức khỏe không nếu bạn có thói quen uống mỗi ngày một ly? Đằng sau vị ngọt béo hấp dẫn là những nguy cơ dẫn đến bệnh lý gì? Tham khảo ngay ở bài viết dưới đây!

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

DINH DƯỠNG KHOA HỌC NGÀY TẾT CHO NGƯỜI BỆNH MẠN TÍNH
Chế độ ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học trong những ngày Tết có thể khiến bệnh mạn tính trở nên khó kiểm soát, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh. Tham khảo lưu ý dinh dưỡng từ Bác sĩ CarePlus ngay!

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

ĐỀ PHÒNG CÁC BỆNH LÝ HÔ HẤP Ở TRẺ VÀO MÙA TẾT
Dưới đây là các bệnh lý đường hô hấp hay gặp ở trẻ trong dịp lễ Tết. Tùy theo vị trí, tác nhân gây bệnh, lứa tuổi và cơ địa của trẻ mà trẻ có thể mắc những bệnh lý viêm đường hô hấp cấp tính.

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}