ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Những hiểu lầm thường gặp của ba mẹ về ''Sốt'' ở trẻ

Với trẻ nhỏ, tần suất bệnh của các bạn trung bình sẽ là 8-10 đợt/năm, tương ứng với 8-10 đợt sốt/năm. Tuy nhiên, không phải ba mẹ nào cũng biết cách nhận biết và xử lý đúng khi các bạn nhỏ sốt. Dưới đây là 5 hiểu lầm thường gặp nhất của các bậc cha mẹ về SỐT được BS. CK1. Phạm Thị Thùy Trang – Trưởng Khoa Nhi PK Quốc tế CarePlus tổng hợp và giải đáp ‘’SỰ THẬT’’ dưới mỗi hiểu lầm, để bố mẹ an tâm và tự tin hơn khi chăm sóc các bạn nhỏ.

Những hiểu lầm thường gặp của ba mẹ về ''Sốt'' ở trẻ

13/10/2020 3:27:42 CH

HIỂU LẦM 1: SỐT có hại cho sức khỏe

  • SỰ THẬT: Sốt (38-40 độ C) là một trong những phản ứng có lợi của của cơ thể, giúp chống lại nhiễm trùng.

HIỂU LẦM 2: Nếu không cho trẻ uống thuốc hạ sốt, nhiệt độ sẽ tăng liên tục và gây tổn thương não

  • SỰ THẬT: Trong não luôn có một bộ phận điều hòa nhiệt độ, do đó sốt do nhiễm trùng luôn được điều chỉnh trong khoảng 38-40 độ C, chứ không tăng liên tục nếu không uống thuốc hạ sốt như nhiều người vẫn nghĩ, chỉ thỉnh thoảng tăng lên 41 độ. Khi nhiệt độ cơ thể trên 41 độ (ví dụ như khi trẻ bị bỏ quên trong xe ô tô hoặc khi trẻ bị mắc các bệnh lý ác tính) thì não mới có nguy cơ bị tổn thương.

HIỂU LẦM 3: SỐT càng cao bệnh càng nặng

  • SỰ THẬT: Bản thân độ cao thấp của sốt không nói lên mức độ nặng nhẹ của bệnh, mà ba mẹ cần lưu ý thêm đến các biểu hiện đi kèm với sốt như trẻ nôn ói liên tục, người lừ đừ, thở mệt, bứt rứt,...

HIỂU LẦM 4: Khi trẻ sốt, cho trẻ ‘uống kháng sinh’ trước cho mau hết sốt

  • SỰ THẬT: 8/10 trẻ sốt là do virus gây ra (hay còn gọi là sốt do siêu vi), trong khi thuốc kháng sinh được chỉ định trong trường hợp trẻ sốt do ‘vi khuẩn’. Vì vậy, uống kháng sinh không làm trẻ mau hết bệnh mà ngược lại còn làm tăng nguy cơ kháng thuốc ở trẻ. Điều này sẽ gây nguy hiểm cho trẻ khi trẻ bị bệnh do vi khuẩn gây ra mà không còn nhạy với kháng sinh nữa.  

HIỂU LẦM 5: Khi nhiệt độ trở về bình thường thì sẽ không  sốt lại nữa

  • SỰ THẬT: Chỉ khi nào cơ thể khống chế được hoàn toàn siêu vi hay kháng sinh đã kiểm soát được tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn thì sốt mới không quay lại, còn không sốt vẫn có thể quay lại khi thời gian tác dụng thuốc hạ sốt đã hết.

HƯỚNG XỬ TRÍ "SỐT’’ TẠI NHÀ CHO TRẺ

1. Cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi:

  • Trẻ sốt trên 38.5 độ C
  • Trẻ khó chịu, quấy khóc, bứt rứt
  • Các loại hạ sốt thường dùng là Paracetamol (Tylenol, Hapacol, Efferalgant...) hay Ibuprofen

2. Khuyến khích trẻ uống nhiều nước, sữa, súp (uống thành từng phần nhỏ) để hạn chế tình trạng mất nước

3. Để trẻ nghỉ ngơi và ngủ khi trẻ mong muốn

Các dấu hiệu cần cho trẻ đến khám bác sĩ càng sớm càng tốt:

  • Trẻ dưới 3 tháng
  • Trẻ sốt trên 3 ngày
  • Nổi ban khi trẻ còn đang sốt
  • Trẻ có một trong những dấu nặng sau: lừ đừ, da lạnh ẩm, da nổi bông, thở mệt, bỏ ăn uống, nôn tất cả mọi thứ, co giật
  • Trẻ có bệnh đi kèm như tim, ung thư, lupus, thiếu máu...

Bài viết gần đây/mới

DẤU HIỆU CON DẬY THÌ SỚM CHA MẸ CẦN NHẬN BIẾT & CAN THIỆP KỊP THỜI
Bình thường trẻ gái bước vào độ tuổi dậy thì trung bình từ 8 - 13 tuổi và ở trẻ trai là từ 9 - 14 tuổi. Dậy thì sớm là hiện tượng xuất hiện các dấu hiệu dậy thì trước 8 tuổi ở bé gái và trước 9 tuổi ở bé trai.

By BS. CK1. Lại Thị Bích Thủy

ĐIỂM MẶT 6 BỆNH VIÊM DA THƯỜNG GẶP VÀO MÙA HÈ
Thời tiết mùa hè nắng nóng kéo dài, chỉ số tia UV cao tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và nấm phát triển. Nhiều người có làn da nhạy cảm sẽ bị ngứa ngáy hoặc dễ mắc các bệnh viêm da trở nặng.

By BS. CK1. NGUYỄN DUY KHANH

Cẩn thận 4 bệnh lý mùa hè dễ “tấn công” trẻ trong thời tiết nắng nóng
Thời tiết cả nước đang bước vào giai đoạn nắng nóng đỉnh điểm, trẻ em là đối tượng dễ bị ảnh hưởng xấu tới sức khỏe do sức đề kháng còn non yếu. Đặc biệt là một số bệnh mùa hè thường gặp ở trẻ em như: tiêu chảy, sốt siêu vi, tay chân miệng,... dễ lây lan trong thời điểm gần đây.

Viêm gan siêu vi B - Căn bệnh nguy hiểm thầm lặng
Viêm gan siêu vi B là 1 căn bệnh nhiễm trùng do siêu vi gây viêm gan B có thể gây tử vong. Đây là một căn bệnh toàn cầu, là một căn bệnh thầm lặng có thể gây ra tình trạng viêm gan mãn tính và có thể tăng nguy cơ đáng kể tử vong do xơ gan và ung thư gan trong tương lai cho người bệnh.

By Ths. BS. Đinh Thị Ngọc Minh

NÊN TẬP THỂ DỤC BUỔI SÁNG HAY CHIỀU TỐI TỐT HƠN?
Việc tập thể dục buổi sáng hay chiều tối có thể phụ thuộc vào sở thích và thời gian của mỗi người. Tuy nhiên, tập thể dục buổi sáng có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và tinh thần, như giúp tăng cường sự tỉnh táo và năng lượng cho cả ngày, cải thiện giấc ngủ và tăng cường sức đề kháng. Trong khi đó, tập thể dục chiều tối có thể giúp giảm căng thẳng và đánh tan mệt mỏi sau một ngày làm việc, đồng thời giúp rèn luyện sự kiên trì và sự chịu đựng. Tuy nhiên, nếu tập thể dục quá muộn vào buổi tối có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn. Vì vậy, để quyết định tập thể dục vào buổi sáng hay chiều tối tốt hơn. Vì vậy bạn nên cân nhắc lịch trình của mình và chọn thời điểm phù hợp để tận dụng tối đa lợi ích của việc tập thể dục cho sức khỏe và tinh thần của mình, CarePlus chia sẻ một số thông tin hi vọng có thể sẽ giải đáp được phần nào thắc mắc của đọc giả cho vấn đề này!!!

Các sản phẩm liên quan

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}