BOOK AN APPOINTMENT

ECG Stresst Test - An intensive way to diagnose early cardiovascular diseases

ECG Stresst Test - An intensive way to diagnose early cardiovascular diseases

8/26/2019 2:10:55 PM

1. Bài test gắng sức là gì?

Test gắng sức thông qua các bài tập thể dục cho thấy mức độ hoạt động của tim trong quá trình vận động thể lực. Bởi vì bài tập thể dục sẽ làm tim bạn hoạt động tăng công suất: bơm mạnh hơn và nhanh hơn nên thông qua bài test tập thể lực có thể phát hiện ra những bệnh lý rối loạn tim.

Test gắng sức thường cho bệnh nhân đi bộ trên thảm lăn hoặc máy đạp xe tại chỗ có gắn thêm thiết bị đo nhịp tim, huyết áp và nhịp thở. Hoặc bạn sẽ uống thuốc có tác dụng làm tăng vận động tương đương với việc tập thể dục.

Bác sĩ sẽ khuyến cáo thực hiện test gắng sức khi bạn có các dấu hiệu, triệu chứng nghi ngờ của bệnh động mạch vành hoặc rối loạn nhịp tim. Bài test sẽ giúp định hướng điều trị cho bác sĩ, cân nhắc hiệu quả điều trị và đánh giá mức độ bệnh lí tim mạch.

2. Vì sao phải thực hiện bài test gắng sức?

- Chẩn đoán bệnh mạch vành: mạch vành là mạch máu chính cung cấp máu cho tim, đưa máu giàu oxy và chất dinh dưỡng cho tim. Bệnh lí mạch vành xuất hiện khi mạch máu này bị phá hủy hoặc hình thành mảng xơ vữa chứa cholesterol gây tắc nghẽn mạch máu.

- Chẩn đoán rối loạn nhịp tim: rối loạn nhịp tim xảy ra khi xung điện điều hòa nhịp tim hoạt động không ổn định, gây ra tim đập quá nhanh hoặc quá chậm hay không đều.

- Định hướng điều trị bệnh lí tim: nếu bạn đã có chẩn đoán có rối loạn tim mạch thì test gắng sức sẽ giúp bác sĩ đánh giá hiệu quả phương pháp điều trị, ngoài ra test còn giúp lập kế hoạch điều trị cụ thể cho bệnh nhân bằng cách cho biết mức độ hoạt động gắng sức tối đa mà tim người bệnh có thể chịu đựng được.

Bác sĩ có thể dùng test gắng sức để giúp quyết định thời điểm phẫu thuật tim thích hợp ví dụ như trong phẫu thuật thay van tim. Ở những bệnh nhân bị suy tim, kết quả test gắng sức có thể giúp bác sĩ quyết định việc cấy ghép tim và thực hiện các thủ thuật xâm lân trên bệnh nhân.

Ngoài ra, bác sĩ còn có thể khuyến nghị làm thêm các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh như siêu âm tim gắng sức nếu test gắng sức không cho thấy được nguyên nhân gây bệnh.

3. Nguy cơ khi thực hiện bài test gắng sức?

Test gắng sức nhìn chung khá an toàn, không nguy hại và biến chứng rất hiếm gặp. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn có thể gặp một số biến chứng sau:

  • Huyết áp thấp: huyết áp có thể tụt trong lúc vận động gắng sức, gây cảm giác chóng mặt hoặc ngất xỉu. Triệu chứng giảm ngay khi bạn ngừng việc gắng sức và hoạt động quá mức.
  • Rối loạn nhịp tim: thường sẽ biến mất nhanh chóng ngay khi bạn ngừng thực hiện test.
  • Cơn đau tim (nhồi máu cơ tim): mặc dù rất hiếm khi gặp nhưng khi vận động quá mức thì có thể gây ra cơn đau tim cấp tính.

4. Bạn cần chuẩn bị gì khi thực hiện test gắng sức?

  • Thức ăn và thuốc

Ăn nhẹ trước khi làm gắng sức nếu bệnh nhân không ăn trước đó và không hút thuốc trước khi thực hiện test. Bệnh nhân cũng cần tránh các chất có cafein trước ngày làm test.

Hãy hỏi bác sĩ rằng bệnh nhân có được tiếp tục sử dụng những thuốc đang dùng trước đó không bởi vì một số thuốc có thể ảnh hưởng đến kết quả của test gắng sức.

Nếu bệnh nhân đang dùng thuốc xịt hen suyễn hoặc trị bệnh đường hô hấp khác thì hãy mang theo khi thực hiện test gắng sức và cần báo với bác sĩ, phải đảm bảo được dùng thuốc xịt này trước khi làm test nếu không sẽ dẫn đến suy hô hấp.

  • Quần áo và vật dụng cá nhân

Mặc quần áo và mang giày dép sao cho thấy thoải mái. Không nên dùng dầu, kem dưỡng da trước khi thực hiện bài test.

5. Quá trình làm bài test gắng sức?

Test sẽ thực hiện trong vòng 1 tiếng đồng hồ, bao gồm cả thời gian chuẩn bị và thời gian làm. Thời gian làm test chỉ mất khoảng 15 phút. Bệnh nhân sẽ thực hiện test bằng cách đi bộ trên thảm lăn hoặc đạp xe tại chỗ. Nếu bệnh nhân không thể thực hiện các hoạt động thể lực này thì sẽ được tiêm một loại thuốc làm chọ giống như đang trong trạng thái tập thể dục bằng cách làm tăng lượng máu lên tim.

  • Trước khi thực hiện test

Đầu tiên bác sĩ sẽ hỏi bệnh nhân một số câu liên quan đến tiền sử bệnh lý và thói quen bao lâu tập thể dục 1 lần. Điều này giúp bác sĩ quyết định mức độ gắng sức phù hợp với bệnh nhân trong khi test. Bác sĩ cũng sẽ nghe tim nghe phổi để xem có bất thường bệnh lí gây ảnh hưởng lên kết quả hay không.

  • Trong lúc thực hiện test

Điều dưỡng sẽ dán những miếng dán (các điện cực) lên ngực, bụng và dưới xương đòn. Một số vùng cần được cạo sạch lông để dính miếng dán. Các điện cực sẽ gắn dây kết nối với máy đo điện tâm đồ (thiết bị ghi lại hoạt động điện tim). Một bao quấn ở cánh tay để đo huyết áp trong quá trình test.

Nếu bệnh nhân không thể tập thể dục thì sẽ được tiêm loại thuốc làm tăng dòng máu chảy lên tim. Bệnh nhân có thể sẽ thấy nóng bừng hoặc thở nhanh nông giống như khi đang tập thể dục. Và họ cũng có thể bị đau đầu. 

Bệnh nhân sẽ tập trên thảm lăn hoặc đạp xe tại chỗ, khởi đầu với tốc độ chậm. Dần dần sẽ tăng mức độ. Bệnh nhân có thể giữ thăng bằng dựa vào tay vịn trên xe chạy nhưng đừng nắm quá chặt vì sẽ làm sai kết quả test.

Bệnh nhân sẽ tiếp tục đạp xe cho đến khi nhịp tim tăng đến mục tiêu cần thiết hoặc cho đến khi có các triệu chứng bất thường và không thể tiếp tục bài test được nữa. Các triệu chứng này bao gồm:

  • Đau ngực từ trung bình – nặng
  • Thở nhanh nông
  • Huyết áp tăng hoặc tụt
  • Bất thường nhịp tim
  • Choáng, chóng mặt
  • Mệt mỏi
  • Thay đổi trong điện tâm đồ

Bệnh nhân và bác sĩ cần bàn bạc kĩ về vấn đề an toàn trước khi tiến hành thực hiện test. Bệnh nhân có thể yêu cầu dừng bài test bất cứ khi nào thấy khó chịu, mệt mỏi.

  • Sau khi thực hiện test

Sau khi đã hoàn thành bài test gắng sức, bệnh nhân có thể sẽ phải ngồi tại chỗ trong vài giây. Bác sĩ trong lúc này sẽ quan sát xem có bất thường trong nhịp tim và nhịp thở hay không. Khi xong bài test, bệnh nhân có thể quay trở lại hoạt động như bình thường trừ khi bác sĩ có dặn dò đặc biệt.

6. Kết quả của bài test gắng sức?

Nếu kết quả cho thấy chức năng tim bình thường có thể bệnh nhân sẽ không cần thực hiện các xét nghiệm khác.

Tuy nhiên nếu kết quả bình thường nhưng các triệu chứng bất thường không giảm thì bác sĩ có thể yêu cầu làm thêm các xét nghiệm khác bao gồm cả điện tâm đồ trước và sau tập thể dục, các xét nghiệm này sẽ có hiệu quả và cung cấp chi tiết hơn về chức năng tim.

Nếu kết quả từ test gắng sức cho thấy có bệnh động mạch vành hoặc rối loạn nhịp tim thì bác sĩ sẽ bắt đầu lên kế hoạch điều trị và bệnh nhân cần làm thêm những xét nghiệm khác như chụp động mạch vành.

Các gói tầm soát tim mạch tại CarePlus

Recent posts

Recognizing Roseola in Children
Most parents and kids have likely dealt with roseola at least once! To better understand this common condition, let’s dive into what roseola is and how to recognize it.

By Dr. Pham Quang Vinh

CHILD MALNUTRITION IS MORE COMPLEX THAN IT SEEMS
Malnutrition is a major cause of death in children under five and leads to serious effects like stunted growth, poor memory, and digestive disorders.

By Dr. Le Thi Kim Dung

8 TIPS FOR PARENT TO PROTECT YOUR CHILD FROM COMMON RESPIRATORY ILLNESSES DURING SEASONAL CHANGES
During seasonal transitions, children are more prone to respiratory illnesses such as upper respiratory tract infections, laryngitis, bronchiolitis, pneumonia, and asthma. These conditions can be triggered not only by sudden weather changes and an underdeveloped immune system but also by preventable factors. Here are ways to support your child's respiratory health:

By Dr. Pham Thi Thuy Trang

ALARMING FIGURES ON WORKPLACE MUSCULOSKELETAL HEALTH IN 2024
Musculoskeletal health is always a priority in the workplace. Reports indicate that up to 47% of employees experience reduced productivity due to muscle pain and joint aches. Discover preventive measures and improvement strategies in the article below!

ASTHMA IN CHILDREN – Early Detection and Treatment is Key!
Asthma symptoms include wheezing, coughing, chest tightness, and difficulty breathing. These symptoms can come and go, varying with the extent of airway narrowing.

By DR. DANG NGOC VAN ANH

Related Products

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Register name') }}
*{{ errors.first('form-1.Phone') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Patient info:
*{{ errors.first('form-1.Patient name') }}