ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Làm gì trước khi dự định mang thai?

Làm gì trước khi dự định mang thai?

Mang thai là chuyện của hai người, không chỉ riêng phụ nữ. Do đó trước khi có dự định mang thai hai vợ chồng nên lên kế hoạch cùng nhau thay đổi thói quen, sống lành mạnh, hỗ trợ nhau về mặt tinh thần, chia sẻ gánh nặng công việc để cùng nhau cho ra đời những em bé thông minh, khỏe mạnh.

DINH DƯỠNG

Bổ sung vitamin và khoáng chất:

- Folic Acid: 400 micrograms (0.4 miligrams) mỗi ngày: giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh bẩm sinh như tật chia đôi ống sống. Nếu tiền sử gia đình có người bị dị tật ống thần kinh, tăng liều lượng folic acid lên gấp 10 lần. Folic acid có trong các loại lá, rau xanh sậm màu, các loại quả họ cam, chanh, các loại đậu, ngũ cốc nguyên cám…

- Calcium: ít nhất 1000 mg/ngày có trong các nguồn tự nhiên như yogurt ít béo, pho mát, sữa…

- Vitamin D: 10 microgam/ngày: có lượng ít trong các loại cá béo, trứng, ngũ cốc, phần lớn được tổng hợp khi da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

- Zinc (kẽm): 15 mg/ngày: có nhiều trong sò, hải sản là thành phần tạo nên tinh dịch và testosterone ở nam giới, hỗ trợ rụng trứng và thụ thai ở nữ giới.

- Sắt: Không được khuyến cáo thường quy nhưng đối với những phụ nữ có chế độ ăn ít chất sắt nên được bổ sung. Sắt có nhiều trong thịt đỏ, trứng, các loại hạt đậu, rau lá xanh, cải xoong, bánh mì ngũ cốc, trái cây khô.

- Vitamin C: giúp tăng cường hấp thu sắt.

NHỮNG THÓI QUEN KHỎE MẠNH CẦN DUY TRÌ

- Tập thể dục

- Đọc sách, thư giãn (âm nhạc, yoga, thiền…)

- Ghi lại chu kỳ kinh nguyệt

- Ngủ đủ giấc

- Ăn uống lành mạnh

- Duy trì một cân nặng lý tưởng

NHỮNG ĐIỀU KHÔNG TỐT CẦN TRÁNH

- Stress

- Hút thuốc: trẻ nhẹ cân, sinh non

- Uống rượu

- Lạm dụng chất kích thích

- Hóa chất nguy hiểm: thuốc trừ sâu, một số hóa chất làm đẹp như thuốc nhuộm tóc hoặc mỹ phẩm

- Các loại thuốc điều trị bệnh và thủ thuật y tế cần cân nhắc cẩn thận

- Vitamin A dư thừa: các sản phẩm từ gan, các loại quả có màu đỏ, vàng...

- Một số loại cá: cá da trơn, cá ngừ, cá thu, cá rô phi…

- Thảo dược không được phê duyệt bởi FDA

- Caffeine: 200-300 miligrams/ngày làm giảm khả năng sinh sản 27%, giảm khả năng hấp thu sắt và calcium

- Trà: giảm hấp thu sắt

Hẹn riêng với bác sĩ Sản Phụ Khoa khám tiền mang thai để tầm soát

Xem thêm: Tiêm phòng trước khi mang thai gồm các loại vắc xin nào?

Tác giả: BS. CK1. Phạm Thị Ngọc Tuyết
Chuyên khoa Sản Phụ khoa Phòng khám CarePlus

Ưu đãi đặc biệt duy nhất tháng 5

GIẢM 10% và TẶNG kèm 1 hộp khẩu trang khi đăng ký khám Gói tiền mang thai cho Nữ

Bài viết liên quan

Bà bầu cần tiêm phòng mấy mũi vắc xin trước khi sinh?
Tiêm phòng vắc xin khi mang thai là cách tốt nhất để giảm thiểu những rủi ro cho mẹ và bé trong 9 tháng thai kỳ. Vậy bà bầu cần tiêm phòng mấy mũi và nên tiêm những loại vắc xin nào? Những loại vắc xin sau đây được cho là an toàn với phụ nữ mang thai và thai nhi.

Bài viết được tư vấn bởi BS. CK1. Phạm Thị Ngọc Tuyết

Lịch Tiêm Chủng Vaccine Cho Phụ Nữ Trước & Trong Khi Mang Thai
Tiêm ngừa trước khi mang rất cần thiết nhằm đảm bảo sức khỏe cho mẹ bầu và sự phát triển toàn diện của bé. Tùy vào sức khỏe, số lượng vaccine đã tiêm trước đây mà bác sĩ sẽ chỉ định các loại vaccine cần phải chủng ngừa. Vậy trước khi mang thai cần tiêm phòng gì?

Bài viết được tư vấn bởi BS. CK1. Phạm Thị Ngọc Tuyết

Vì sao nên tiêm phòng cúm cho trẻ hàng năm và TOP 5 lưu ý cần nhớ
Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh cúm mùa, vì vậy bố mẹ nên chủ động tiêm phòng cúm cho trẻ từ 6 tháng tuổi theo đúng lịch để phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất.

Người lớn cần tiêm những vắc-xin nào?
Rất nhiều người trưởng thành (từ 18 tuổi trở lên) nghĩ rằng mình không cần tiêm vắc-xin. Sự thật là, có rất nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm luôn rình rập và tấn công người lớn, gây ra những hậu quả đáng tiếc. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm trên thế giới có hơn 1,5 triệu người tử vong vì những bệnh truyền nhiễm có thể phòng ngừa bằng vắc xin.

Bài viết gần đây/mới

ĐIỂM DANH 5 THÓI QUEN NGÀY TẾT GÂY ĐAU CƠ XƯƠNG KHỚP
Đau cơ xương khớp sau dịp nghỉ Tết là vấn đề ngày càng phổ biến, ở người lớn tuổi lẫn người trẻ. Nguyên nhân do các thói quen sai tư thế, sinh hoạt không khoa học, lười vận động,... Để phòng ngừa, mời bạn cùng Bác sĩ CarePlus tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

By ThS. BS. CKI NGUYỄN VĂN HOÀNG TÂM

THỐNG KÊ TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE NHÂN SỰ DOANH NGHIỆP QUÝ IV – 2024
Tham khảo thống kê sức khỏe nhân sự doanh nghiệp Q4/2024 từ CarePlus và giải pháp chăm sóc thể chất - tinh thần cho đội ngũ nhân lực nhằm nâng cao năng suất lao động, xây dựng đội ngũ mạnh mẽ, gắn kết lâu dài.

ĐAU VAI CẢNH BÁO BỆNH GÌ VÀ PHƯƠNG PHÁP TẦM SOÁT HIỆU QUẢ
Đau vai là tình trạng thường gặp và thường bị bỏ qua; tuy nhiên, đây lại là dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm bao hoạt dịch, viêm khớp, gãy xương,... Cùng tìm hiểu với Bác sĩ CarePlus trong bài viết dưới đây!

By ThS. BS. CKI NGUYỄN VĂN HOÀNG TÂM

Các sản phẩm liên quan

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}