ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Stress có phải là nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch?

Stress đã trở thành một phần của đời sống hiện đại, và hầu như ai cũng ít nhiều đối diện với stress trong cuộc sống. Một thắc mắc thường gặp là liệu stress có gây ra bệnh tim mạch hay không?

Stress có phải là nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch?

09/12/2019 11:36:12 SA

Cho đến nay dù có nhiều công trình nghiên cứu về chủ đề này, khoa học vẫn chưa thể xác định cơ chế chính xác stress gây bệnh tim mạch như thế nào. Tuy nhiên, chắc chắn rằng stress là một yếu tố nguy cơ thông qua những tác hại trực tiếp và gián tiếp lên hệ tim mạch.

Stress trực tiếp ảnh hưởng đến lượng hormone trong cơ thể như cortisol và adrenaline tăng cao và kéo dài liên tục, đây là một tác dụng có hại đối với hệ tim mạch. Stress cũng có thể làm cơ thể dễ hình thành huyết khối gây tắc nghẽn mạch máu, dẫn đến nhồi máu cơ tim hay đột quỵ.

Ngoài ra, stress cũng ảnh hưởng xấu, làm huyết áp tăng cao đột ngột, làm tăng mức đường và cholesterol trong máu, tâm lý buồn chán làm bạn lười tập thể dục và ăn uống cẩu thả hơn.

Những vấn đề tim mạch là hậu quả của stress

Stress có thể gây ra hoặc làm nặng lên những vấn đề tim mạch sau đây:

Với những người đã có sẵn bệnh lý tim mạch, stress có thể là yếu tố thúc đẩy gây ra các biến cố tim mạch nguy hiểm, như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, biến chứng vỡ mạch máu, các loạn nhịp tim nguy hiểm.

Dấu hiệu cảnh báo khi bị stress

Cơ thể con người như một cỗ máy hoàn hảo, luôn nhận biết và gửi những tín hiệu cảnh báo cho chúng ta một khi mức độ stress vượt ngưỡng chịu đựng. Những dấu hiệu cảnh báo về triệu chứng, nhận thức, hành vi, cảm xúc… để giúp chúng ta biết ngừng lại, nghỉ ngơi và tìm cách vượt qua trước khi stress có tác động xấu với tim mạch. Các dấu hiệu và triệu chứng của stress bao gồm:

Dấu hiệu thực thể

Choáng váng chóng mặt, đau nhức mỏi toàn thân, nhức đầu, ăn không tiêu, mất ngủ, tim đập mạnh hồi hộp, ù tai, đổ mồ hôi tay, mệt mỏi kiệt sức, đau vùng thượng vị, sụt cân

Dấu hiệu về tâm thần

Thường xuyên lo lắng, mau quên, không thể tập trung, suy giảm trí nhớ, khả năng ra quyết định kém đi

Dấu hiệu về cảm xúc

Bực bội, lo lắng, dễ nóng giận, cảm thấy ức chế, cảm giác cô độc, buồn bã, suy nghĩ tiêu cực

Dấu hiệu về hành vi

Hay chê bai chỉ trích người khác, dễ bùng nổ, thay đổi công việc nhiều lần, bốc đồng, uống nhiều rượu bia, giảm giao tiếp bạn bè 

Làm sao để đương đầu với stress?

Có nhiều cách để kiểm soát stress, bạn có thể thử áp dụng một số gợi ý sau đây:

Ăn uống có ý thức

Ngay trong lúc stress việc ăn uống thả giàn dễ tạo ra cảm giác thoải mái, nhưng đó chỉ là tác dụng ngắn hạn. Về lâu dài, việc ăn uống không kiểm soát luôn gây ra nhiều nguy cơ cho bệnh tim mạch cũng như các vấn đề sức khỏe khác.

Nghĩ cho bản thân

Bạn không nhất thiết phải “hầu” tất cả, phải đáp ứng kỳ vọng và mong muốn của mọi người. Phải biết giới hạn và nói “Không”, trong trường hợp cần phải vậy. Một khi bạn nhận ra và biết lo cho bản thân mình, thì bỏ qua những việc gây stress sẽ giúp bạn thoát khỏi sự mất cân bằng trong cuộc sống.

Bớt hút thuốc lá

Đối với những người hút thuốc lá, khi stress họ có khuynh hướng hút nhiều hơn và cảm thấy dễ chịu hơn. Thực tế nicotine trong thuốc lá là một chất kích thích vừa gây thêm các triệu chứng stress vừa cực kỳ có hại đối với hiện tượng xơ vữa mạch máu toàn cơ thể.

Thể dục thường xuyên

Hãy chọn một môn thể dục nhẹ nhàng không đối kháng và đặt mục tiêu tập thường xuyên đều đặn. Các bài tập aerobic như tập gym, tập trên máy hay xe đạp đều có tác dụng giải phóng chất endorphins có lợi cho tim mạch và giúp bạn thấy thoải mái dễ chịu.

Biết cách thư giãn mỗi ngày

Thư giãn cũng cần phải học, không chỉ đơn giản là ngồi xuống và yên lặng. Thư giãn thật sự là quá trình chủ động xoa dịu thể chất và tinh thần, đáp ứng nhu cầu bình an của cơ thể mỗi người. Một số biện pháp thư giãn như sau:

  • Hít thở: hãy tập thở bằng bụng, hít vào phình bụng lên và thở ra hóp bụng xuống. Hãy hít thở thật chậm, thong thả từ từ, hít vào sâu và thở ra nhẹ nhàng. Bạn sẽ cảm thấy rất thư giãn.
  • Thả lỏng cơ bắp: nằm thoải mái, hít sâu và thở chậm. Tập trung lưu ý từng bắp cơ, đến chỗ nào bạn thấy cơ bắp gồng căng, hãy thả lỏng bắp cơ đó. Bắt đầu từ đầu xuống chân, thả lỏng mọi bắp cơ bạn sẽ thấy rất thư giãn.
  • Nghe nhạc êm dịu. Nghe những loại nhạc êm dịu mà bạn thích cũng có tác dụng thư giãn. Bạn cũng có thể thử nghe những loại nhạc thư giãn có sẳn như nhạc thiền, tiếng chim hót hoặc sóng biển.
  • Tập yoga. Bạn có thể thử tham gia lớp học yoga và áp dụng những động tác tập tại nhà.

Bạn hãy thu xếp thời điểm phù hợp trong ngày cho hoạt động thư giãn này. Duy trì đều đặn ít nhất 30 phút mỗi ngày.

Nghỉ ngơi đủ

Ngay cả khi bạn đã ăn uống và tập thể dục đúng, bạn vẫn không vượt qua stress được nếu không nghỉ ngơi đủ. Cơ thể chúng ta cần có thời gian nghỉ ngơi, để phục hồi sức lực và năng lượng. Đối với người làm việc nhiều và căng thẳng, ngủ trưa luôn là một giải pháp hiệu quả giảm stress và nhiều nghiên cứu cho thấy ngủ trưa có lợi cho sức khỏe tim mạch.

Nhận biết và kiểm soát nguyên nhân gây stress

Rất nhiều người cảm thấy cuộc sống quá nhiều áp lực và quá ít thời gian để làm được mọi thứ. Nhưng khi soi xét lại, những áp lực đó lại do chính chúng ta chọn lựa và mang vào, để rồi cảm thấy stress khi không hoàn thành được đòi hỏi đó.

Phải biết đặt mục tiêu ưu tiên có thứ tự, những gì rất quan trọng và những gì có thể để sau. Hãy đặt ra những kỳ vọng hợp lý trong cuộc sống, kể cả khi ta không thành công 100% thì cuộc sống vẫn là trải nghiệm xứng đáng.

Kiểm tra sức khỏe tim mạch

Người bị stress có thể có các triệu chứng như đau ngực, ngộp thở, hồi hộp tim đập mạnh… Khi đó họ lo lắng hoang mang vì sợ mình bị bệnh tim mạch. Nỗi lo sợ đó lại là một thứ stress mới chồng lên stress cũ, làm cho các triệu chứng và tinh thần thêm rối loạn phức tạp.

Bạn nên đi khám kiểm tra sức khỏe tim mạch định kỳ, để an tâm tự tin và có hiểu biết đúng đắn về sức khỏe của mình. Khi đó, bạn có thể tự trấn an mình về các triệu chứng xảy ra hoàn toàn không phải do nguyên nhân bệnh lý tim mạch.

Bài viết gần đây/mới

CHẢY MÁU CAM: NGUYÊN NHÂN, SƠ CỨU VÀ PHÒNG NGỪA
Chảy máu cam một triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ. Nhất là trẻ mầm non có thể bị ít nhất một lần, thường không nguy hiểm nhưng thường làm các ba mẹ rất lo lắng. Hãy cùng BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng - Chuyên khoa Nhi - Hệ thống phòng khám CarePlus tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân cũng như xử lý khi bị chảy máu cam đúng cách nhé!

By BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng

HIỂU THÊM VỀ NỔI MÀY ĐAY VÀ PHÙ MẠCH
Nổi mày đay và phù mạch là những phản ứng của da thường gặp, gây ra sự khó chịu và đôi khi lo lắng cho người bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp một cái nhìn toàn diện về hai tình trạng này, bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị và các biện pháp phòng ngừa.

By BS. CK1. NGUYỄN DUY KHANH

BÉO PHÌ DÙ CÂN NẶNG BÌNH THƯỜNG - MỐI NGUY TIỀM ẨN MÀ BẠN KHÔNG NGỜ TỚI
Béo phì cân nặng bình thường (NWO) là tình trạng phức tạp với nhiều nguy cơ bệnh tật tiềm ẩn. Tìm hiểu cách nhận biết và phòng ngừa béo phì cân nặng bình thường để bảo vệ sức khỏe toàn diện!

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

ĐỪNG XEM NHẸ TÌNH TRẠNG THIẾU MÁU THIẾU SẮT Ở TRẺ EM
Thiếu máu thiếu sắt được xem là vấn đề y tế xã hội, là mối quan tâm của y tế toàn cầu. Theo viện Dinh Dưỡng Quốc Gia Việt Nam, trong giai đoạn năm 2015 - 2016, trẻ em dưới 5 tuổi có tỉ lệ thiếu máu là 27,8%, thiếu máu do thiếu sắt chiếm tới 63,6%.

By BS. CK1. Lê Ngọc Tuyết Sương

SUY MÒN CƠ Ở NGƯỜI CAO TUỔI - DIỄN TIẾN ÂM THẦM NHƯNG ẢNH HƯỞNG NGHIÊM TRỌNG
Suy mòn cơ (thiểu cơ/ Sarcopenia) ở người cao tuổi là vấn đề có diễn tiến âm thầm nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh hoạt thường ngày. Tham khảo ngay lời khuyên về chế độ dinh dưỡng và vận động giúp phòng ngừa suy mòn cơ từ chuyên gia CarePlus.

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

Các sản phẩm liên quan

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}