Tiểu đường là bệnh lý rối loạn chuyển hóa xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào, nhất là người cao tuổi, ăn nhiều chất ngọt, béo phì. Theo thống kê của Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam, số người mắc đái tháo đường ở Việt Nam chiếm khoảng 5.4% dân số (5 triệu người), xếp hàng đầu thế giới. Nếu tầm soát và điều trị không kịp thời, bệnh dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong. Vậy bệnh tiểu tháo đường là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị như thế nào?
01/08/2018 5:59:15 CH
Bệnh Tiểu đường là bệnh lý rối loạn chuyển hóa chất đường trong cơ thể. Bệnh xảy ra khi tuyến tụy không tự sản xuất được hormone insulin hoặc hàm lượng insulin đủ nhưng không hoạt động bình thường. Sự thiếu hụt insulin khiến lượng đường trong máu tăng vượt quá mức cho phép. Đến một mức nào đó khi vượt ngưỡng hấp thụ của thận thì lượng đường bên trong máu sẽ tự đào thải thông qua nước tiểu gây ra bệnh tiểu đường.
Đái tháo đường là hiện tượng rối loạn chuyển hóa chất đường trong máu
Chỉ số đường huyết (nồng độ glucose trong máu) quá cao trong thời gian dài gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:
Rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protein, lipied.
Tổn thương các cơ quan bên trong, đặc biệt ở tim, mạch máu, mắt, thận và hệ thần kinh.
Bệnh tiểu đường có 3 loại chính, gồm:
Bệnh tiểu đường tuýp 1 là chứng rối loạn tự miễn, do cơ thể không thể sản xuất insulin
Các triệu chứng của tiểu đường tuýp 1 thường xuất hiện rất sớm và ở độ tuổi khá trẻ, phần lớn ở trẻ nhỏ hoặc tuổi vị thành niên.
Là bệnh tiểu đường không phụ thuộc vào hormone insulin, chiếm tỷ lệ cao nhất (khoảng 90% - 95%) trong tổng số trường hợp mắc bệnh. Bệnh thường xuất hiện ở độ tuổi trưởng thành nhưng đối tượng mắc bệnh đang có xu hướng trẻ hóa.
Ở giai đoạn khởi phát, tế bào beta ở tụy vẫn có thể sản xuất insulin nhưng cơ thể bắt đầu xảy ra hiện tượng đề kháng insulin, không chuyển hóa glucose thành năng lượng để nuôi cơ thể. Bệnh tiểu đường tuýp 2 thường liên quan đến béo phì, ít vận động.
Đái tháo đường tuýp 2 thường liên quan đến béo phì, ít vận động
Đây là loại tiểu đường chỉ xảy ra ở phụ nữ mang thai, khi lượng glucose trong máu tăng cao nhưng cơ thể không thể đáp ứng đủ insulin để cân bằng.
Tiểu đường thai kỳ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được kiểm soát
Khoảng 5% phụ nữ mang thai có thể mắc bệnh tiểu đường và đa số bệnh có thể tự hết sau sinh. Tuy nhiên, tiểu đường thai kỳ có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến thai nhi và có khả năng phát triển thành tiểu đường tuýp 2 sau sinh rất cao. Vì vậy, cần phải theo dõi và tầm soát bệnh để đề phòng các biến chứng nguy hiểm cho mẹ và thai nhi.
Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường được chia thành 2 nhóm chính như sau:
Các nguyên nhân gây bệnh không tác động được
Tiền sử người thân đã mắc bệnh đái tháo đường.
Phơi nhiễm với một số virus gây bệnh.
Mắc các bệnh lý ở tụy ảnh hưởng tới hormone tuyến tụy như sỏi tụy, xơ tụy, u tụy, viêm tụy mạn...
Mắc phải các bệnh lý nội tiết.
Hội chứng Cushing.
Bệnh to đầu chi.
Tiểu đường do thuốc như corticoid, lợi tiểu thiazide, nhiễm sắt.
Các nguyên nhân gây bệnh có thể tác động được
Hệ miễn dịch suy yếu khiến các tế bào bạch cầu tấn công tế bào beta.
Đã từng mắc đái tháo đường thai kỳ nhưng không tầm soát bệnh.
Tuổi tác cao.
Chế độ ăn uống không khoa học.
Thiếu vitamin D.
Kích thích tố duy trì thai kỳ khiến các tế bào kháng lại insulin.
Béo phì.
Rối loạn trao đổi glucose.
Ít vận động.
Bệnh tiểu đường có thể nhận biết qua một vài triệu chứng như:
Khô miệng, khát, uống nước nhiều.
Thường xuyên đi tiểu, nhất là vào ban đêm.
Người uể oải, mệt mỏi không rõ nguyên nhân.
Sụt cân nhanh.
Triệu chứng của bệnh tiểu đường là sụt cân nhanh, người mệt mỏi
Triệu chứng tiểu đường tuýp 1
Nhiễm nấm, viêm đường tiết niệu: Lượng đường trong nước tiêu cao tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây viêm nhiễm đường tiết niệu.
Chuột rút: xảy ra khi hệ thần kinh bị tổn thương, khiến người bệnh bị đau chân, ngứa ran, tê bì hoặc chuột rút.
Táo bón: Đường huyết tăng cao làm giảm hàm lượng nước trong ruột, gây tổn thương hệ thần kinh tự chủ, giảm nhu động ruột và kéo theo tình trạng táo bón.
Da bị nhiễm trùng, các vết thương hở, lở loét lâu lành.
Mắt nhìn mờ: Các mạch máu nhỏ ở võng mạc bị tổn thương do đường huyết tăng. Điều này khiến chất dịch từ lòng mạch như lipoprotein, huyết tương... thấm qua thành mạch và rò rỉ ở võng mạc.
Mờ mắt, giảm thị lực rõ rệt cũng là một trong những dấu hiệu thường gặp của bệnh
Triệu chứng đối với tiểu đường tuýp 2
Ăn nhiều nhưng nhanh đói: Cơ thể người bệnh không sản xuất đủ insulin để chuyển đường vào các tế bào khiến các cơ và cơ quan bị mất năng lượng, gây ra cảm giác đói.
Vết thương, vết loét dễ chảy máu, lâu lành.
Rối loạn tình dục: rối loạn cương dương, giảm ham muốn, xuất tinh sớm...
Mắt giảm thị lực rõ rệt.
Ngứa ran, đau rát da, nhất là vùng da ở bẹn, khu vực âm đạo.
Tiểu đường phát triển âm thầm với các dấu hiệu dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác. Nếu không phát hiện sớm và có hướng điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
- Biến chứng cấp tính: xảy ra đột ngột, trong thời gian ngắn
Hôn mê: Chỉ số đường huyết quá cao khiến người bệnh rơi vào hôn mê do nhiễm toan ceton (thường gặp ở đái tháo đường tuýp 1) hoặc hôn mê tăng áp lực thẩm thấu (thường gặp ở đái tháo đường tuýp 2).
Người run rẩy, vã mồ hôi, lo âu, choáng váng, đánh trống ngực: là biểu hiện của tình trạng hạ đường huyết. Nếu không được điều trị kịp thời, lượng đường trong máu quá thấp có thể gây chết não, dẫn đến tử vong.
- Biến chứng mạn tính:
Bệnh tim mạch: tắc mạch vành tim, cao huyết áp, xơ cứng động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não gây bại liệt, tử vong.
Tổn thương thần kinh: bệnh thần kinh ngoại biên và thần kinh thực vật.
Tổn thương thận: suy giảm chức năng lọc, bài tiết, suy thận.
Tổn thương mắt: vỡ hoặc nghẽn các mạch máu nhỏ tại võng mạc, đục thủy tinh thế, tăng nhãn áp, mù lòa.
Các bệnh về da: nhiễm trùng do vi khuẩn, nấm.
Khiếm thính.
Bệnh Alzheimer.
Rau xanh: Rau xanh là nguồn thực phẩm có hàm lượng chất chống Oxy hóa, hợp chất Phytochemical, vitamin và các khoáng chất tự nhiên rất cao, có khả năng thúc đẩy hệ thống miễn dịch cơ thể. Một số loại rau củ có ít Carbohydrat, Calo, giúp kiểm soát đường huyết rất tốt như: củ cải, cải xoăn, bông cải xanh, rau bina, củ dền, cải bắp, măng tây, đậu...
Người bị tiểu đường nên ăn nhiều rau xanh, củ quả giàu vitamin và khoáng chất
Trái cây ít đường như cam, quýt, bưởi, ổi, táo: đây là nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho cơ thể. Đặc biệt, lượng đường chậm (đường cần trải qua quá trình tiêu hóa mới hấp thu vào cơ thể) trong những loại trái cây này giúp lượng đường trong máu luôn ổn định.
Thịt nạc: Các loại thịt nạc, nhất là thịt nạc bò chứa nhiều axit linoleic tổng hợp có công dụng cải thiện chức năng chuyển hoá lượng đường trong máu.
Các loại cá: Hàm lượng axit béo omega 3 trong các loại cá như như cá hồi, cá ngừ, cá rất cao, rất tốt cho người bị tiểu đường, người bệnh tim mạch. Tuy nhiên, nên chế biến cá với các món hấp, súp, chứ không nên rán hoặc chiên dầu mỡ.
Chất béo từ thực vật: Thay vì sử dụng các chất béo có nguồn gốc động vật, người bị đái tháo đường nên nên bổ sung các chất béo có trong những loại hạt như hạnh nhân, óc chó hay những loại dầu từ bơ, đậu phộng, oliu.
5.2. Những thực phẩm kiêng ăn
Nên kiêng thực phẩm ngọt, giàu tinh bột, dầu mỡ và thực phẩm đóng hộpCác loại thực phẩm nhiều đường: hạn chế tối đa bánh kẹo, nước ngọt có gas, trái cây ngọt đậm…
Tinh bột: Bệnh nhân tiểu đường cần hạn chế dùng tinh bột nhiều. Vì vậy các loại thực phẩm chứa lượng tinh bột cao như cơm, bún, phở, cháo, khoai, ngô… không nên sử dụng quá nhiều, thay vào đó, người bệnh có thể nấu súp, gạo lứt...
Thức ăn nhanh, chứa nhiều chất béo bão hòa, cholesterol: Ăn các loại thức ăn chứa nhiều chất béo là nguyên nhân gây tăng cân và khó kiểm soát được đường huyết. Vì vậy, người bị tiểu đường nên kiêng các thực phẩm có nguồn gốc từ động vật như thịt mỡ, pho mát, bơ sữa… hay các loại thực phẩm có chứa chất béo Trans như đồ ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp.
Trái cây sấy khô: Chứa lượng đường cao, không tốt cho người mắc bệnh.
Đồ uống có cồn, rượu, bia.
Bệnh tiểu đường có liên quan mật thiết đến chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt của mỗi người. Vì vậy, để phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất, bạn cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học và tích cực thay đổi các thói quen có hại. Cụ thể như:
Theo dõi cân nặng và duy trì chỉ số BMI luôn ổn định.
Uống đủ nước mỗi ngày.
Ăn nhiều rau xanh.
Xây dựng chế độ ăn uống ít glucose nhưng vẫn đảm bảo dinh dưỡng, vitamin và vi khoáng cần thiết.
Giảm căng thẳng, áp lực.
Tập thể dục 30 phút/ngày.
Bỏ thuốc lá.
Tiểu đường là một bệnh mạn tính có nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không phát hiện và điều trị kịp thời. Vì vậy, khi có các dấu hiệu bất thường, nên thăm khám càng sớm càng tốt. Lưu ý, khi tầm soát tiểu đường nên lựa chọn các địa chỉ thăm khám uy tín để quy trình tầm soát bệnh nhanh chóng, kết quả chuẩn đoán chính xác và có phương pháp điều trị phù hợp.
Tầm soát tiểu đường sớm là cách điều trị bệnh hiệu quả nhất
Bệnh đái tháo đường là căn bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng, đặc biệt hiện nay căn bệnh này còn có nguy cơ trẻ hóa. Nhận thấy được mối nguy hiểm đó, hiện nay Phòng khám Quốc tế CarePlus tiếp tục triển khai gói tầm soát đái tháo đường nhằm giúp phát hiện sớm tình trạng đái tháo đường, phân loại chính xác type đái tháo đường, đồng thời xây dựng chế độ dinh dưỡng, theo dõi giảm thiểu các nguy cơ, biến chứng do tiểu đường gây ra.
Gói khám tầm soát bệnh đái tháo đường tại CarePlus - Chỉ 990.000đ. Bao gồm đầy đủ các hạng mục:
Bác sĩ chuyên khoa khám và tư vấn: Kiểm tra thông số cơ thể, Khám tổng quát
Chẩn đoán hình ảnh: Đo điện tim (Đánh giá bệnh lý về tim)
Xét nghiệm: HBA1C, Đường máu (Glucose), Tổng phân tích nước tiểu, Chức năng thận (Urea, Creatinine), Mỡ máu (Cholesterol toàn phần, LDL-Cholesterol , HDL-Cholesterol, Triglyceride)
Tại TP. HCM, Hệ thống Phòng khám Quốc tế CarePlus được biết đến là một trong những địa chỉ khám chẩn đoán đái tháo đường và các biến chứng của bệnh được nhiều người lựa chọn.
Đặc biệt đội ngũ bác sĩ của chúng tôi rất chú trọng kết hợp phương pháp điều trị bằng thuốc và không thuốc để đạt hiệu quả lâu dài và an toàn nhất cho bệnh nhân. Bác sĩ sẽ tư vấn chuyên sâu chế độ dinh dưỡng và vận động phù hợp với từng người, đồng thời đưa lời khuyên để người bệnh thay đổi lối sống lành mạnh.
Quý Khách hàng có nhu cầu vui lòng bấm số hotline 18006116 (miễn cước) hoặc inbox Fanpage/Zalo CarePlus Clinic Vietnam hoặc đăng ký trực tuyến tại website. Tải ứng dụng CarePlus app để đặt lịch nhanh hơn và theo dõi lịch tiện lợi hơn!
HỆ THỐNG PHÒNG KHÁM QUỐC TẾ CAREPLUS - Thành viên của Singapore Medical Group