ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Làm sao để giảm nguy cơ bệnh tim ở người mắc bệnh tiểu đường?

Bệnh tim mạch - như nhồi máu cơ tim và đột quỵ - là nguyên nhân chính gây tử vong ở những người mắc bệnh tiểu đường. Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường, bạn có thể bị đau tim hoặc đột quỵ cao gấp 4 lần so với những người không mắc bệnh.

Làm sao để giảm nguy cơ bệnh tim ở người mắc bệnh tiểu đường?

Tiểu đường là một bệnh lý mãn tính mà các chức năng kiểm soát lượng đường trong máu của cơ thể không hoạt động bình thường.

Những điều quan trọng cần ghi nhớ về bệnh tiểu đường:

- Tiểu đường là một bệnh lý mãn tính khi lượng đường trong máu của bạn cao hơn bình thường.

- Lượng đường trong máu luôn cao hơn mức bình thường có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như giảm thị lực, bệnh thận, bệnh lý về mạch máu và thần kinh ở tay chân, cũng như tăng nguy cơ đột quỵ và bệnh tim mạch.

- Bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong lớn nhất ở những người mắc bệnh tiểu đường.

Khi cơ thể bạn tiêu hoá thức ăn, lượng đường trong máu của bạn sẽ tăng lên. Các tế bào trong cơ thể hấp thụ lượng đường này vào máu bằng cách sử dụng một loại hormone gọi là insulin và sử dụng đường để tạo năng lượng. Khi cơ thể bạn không sản xuất đủ insulin cũng như sử dụng không hiệu quả, kết quả là lượng đường trong máu sẽ cao hơn mức bình thường.

Những biến chứng của tiểu đường là gì?

Theo thời gian, lượng đường trong máu luôn ở trên mức bình thường có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, bao gồm:

* Tăng nguy cơ đột quỵ và bệnh tim mạch

• Mất thị lực

• Bệnh thận mạn

• Bệnh lý thần kinh và mạch máu ở tay chân

Tiểu đường ảnh hưởng đến tim của bạn như thế nào?

Mắc bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Bệnh tim mạch - như nhồi máu cơ tim và đột quỵ - là nguyên nhân chính gây tử vong ở những người mắc bệnh tiểu đường. Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường, bạn có thể bị đau tim hoặc đột quỵ cao gấp 4 lần so với những người không mắc bệnh. Theo thời gian, lượng đường trong máu cao do bệnh tiểu đường có thể làm hỏng các mạch máu trong tim của bạn, do tích tụ các mảng xơ vữa gây hẹp các động mạch quan trọng cung cấp máu cho não, tim. 

Bệnh tiểu đường kéo dài càng lâu thì khả năng mắc bệnh tim mạch càng cao. Khoảng 30% những người mắc bệnh tiểu đường type 2 cũng đồng thời mắc bệnh tim mạch. Trên thực tế, nếu bạn bị bệnh tiểu đường, khả năng tử vong vì bệnh tim của bạn sẽ cao tương đương một người từng bị nhồi máu cơ tim. 

Khi bị tiểu đường, bạn cũng đồng thời có nhiều khả năng gặp các vấn đề sức khỏe khác có thể gây ra bệnh tim mạch, như huyết áp cao, mỡ máu cao hoặc thừa thời béo phì.

Huyết áp, tiểu đường và bệnh tim mạch

Hầu hết những người mắc bệnh tiểu đường cũng có huyết áp cao, một yếu tố nguy cơ chính khác của bệnh tim. Trên thực tế, nhiều biến chứng bạn có thể mắc phải khi mắc bệnh tiểu đường là do tổn thương mạch máu do huyết áp cao, mỡ máu cao và hút thuốc lá.

Tiểu đường thai kỳ và nguy cơ trong tương lai

Phụ nữ nếu từng được chẩn đoán tiểu đường thai kỳ sẽ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2, bệnh tim và đột quỵ cao hơn so với những phụ nữ không bị tình trạng này.

Nếu bạn đã từng bị tiểu đường thai kỳ, hãy nói chuyện với bác sĩ về việc theo dõi sức khỏe tim mạch và kiểm soát mọi nguy cơ.

Làm thế nào để giảm nguy cơ phát triển bệnh tim

Để kiểm soát hoặc giảm nguy cơ phát triển bệnh tim khi bạn đang sống chung với bệnh tiểu đường, điều quan trọng là phải duy trì lối sống lành mạnh và kiểm soát bệnh tiểu đường một cách hiệu quả. 

Các biện pháp để kiểm soát tiểu đường bao gồm:

• Dùng thuốc để kiểm soát bệnh tiểu đường theo chỉ định của bác sĩ

• Duy trì chế độ ăn uống đa dạng các loại thực phẩm lành mạnh

• Hoạt động thể chất (lý tưởng là ít nhất 30 phút/ngày, hầu hết các ngày trong tuần)

• Kiểm soát mức cholesterol trong máu và huyết áp 

• Không hút thuốc

• Hạn chế uống rượu

Kiểm tra sức khỏe tim mạch thường xuyên

Cách tốt nhất để tìm ra nguy cơ mắc bệnh tim là kiểm tra sức khỏe tim mạch thường xuyên.

• Vì tiểu đường là một yếu tố nguy cơ quan trọng của bệnh tim, nên bác sĩ sẽ kiểm tra lượng đường trong máu của bạn.

• Bác sĩ cũng sẽ tư vấn cho bạn cách giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thông qua thay đổi lối sống như tập thể dục, duy trì cân nặng hợp lý, tuân theo chế độ ăn lành mạnh cho tim và có thể dùng thuốc.

Bài viết liên quan

Bệnh động mạch vành là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Bệnh động mạch vành (bệnh mạch vành) là bệnh lý tim mạch nguy hiểm, có xu hướng gia tăng mạnh ở Việt Nam, gây tử vong cao nếu không phát hiện sớm.

Bạn có biết: Ăn bao nhiêu muối mỗi ngày là đủ?
Giảm một nửa lượng muối ăn hàng ngày để phòng chống Tăng huyết áp & Đột quỵ

Bác sĩ tư vấn cách phòng ngừa đột quỵ - đột tử nhờ theo dõi nhịp tim bằng Holter điện tim thế hệ mới
Holter điện tim (ghi lại nhịp tim liên tục trong nhiều ngày) nhằm mục đích phát hiện những rối loạn nhịp tim bất thường có thể bị bỏ sót nếu chỉ đo điện tim thông thường. Các rối loạn nhịp tim quan trọng có thể bị bỏ sót khi đo điện tim một thời điểm là: rung nhĩ kịch phát (nguyên nhân gây ra đột quỵ), các ngoại tâm thu thất, nhanh thất nguy hiểm (tăng nguy cơ ngưng tim, đột tử), các trường hợp co thắt động mạch vành…

Bài viết được tư vấn bởi Ths. BS. Hoàng Công Đương

Bạn có biết ăn chocolate một cách thông minh?
Chocolate không chỉ là một món ăn vặt khoái khẩu của nhiều người, mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ nếu bạn biết “ăn đúng cách”. Chocolate có chứa caffeine, theobromine, tyrosine và tryptophan, đặc biệt là chocolate đen có hàm lượng cacao cao và chất chống oxy hoá, ít chất béo nên có thể được xem là một món ăn lành mạnh, có lợi cho sức khỏe.

Bài viết được tư vấn bởi THS. BS. Phùng Ngọc Minh Tấn

Bài viết gần đây/mới

KHÔNG CHỦ QUAN VỚI DẤU HIỆU VÀ BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH THỦY ĐẬU
Các biểu hiện lâm sàng của thủy đậu ở trẻ thường phát triển trong vòng 15 ngày sau khi tiếp xúc và thường bao gồm các triệu chứng sốt, mệt mỏi , đau họng, chán ăn, sau đó là phát ban mụn nước toàn thân, thường xảy ra trong vòng 24 giờ.

By BS. CK1. ĐẶNG NGỌC VÂN ANH

5 CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI CHÍCH NGỪA HPV PHÒNG UNG THƯ CỔ TỬ CUNG
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) đã đưa ra những khuyến nghị về việc tiêm ngừa vacxin HPV đối với tất cả trẻ em (cả nam lẫn nữ) nên được tiêm vacxin HPV vào khoảng 11-12 tuổi, thậm chí có thể tiêm sớm nhất là lúc 9 tuổi và việc chủng ngừa được khuyến khích cho tất cả mọi người đến 26 tuổi.

ĐAU VAI DO VIÊM GÂN - CHUYỆN THƯỜNG THẤY Ở DÂN VĂN PHÒNG
Với đặc thù công việc là làm việc bên máy tính 8 tiếng/ngày, cùng tư thế ngồi chưa đúng, dân văn phòng dễ gặp tình trạng viêm gân cơ vai. ThS. BS. CKI. Nguyễn Văn Hoàng Tâm - Chuyên khoa Cơ xương khớp tại CarePlus có những chia sẻ hữu ích về chủ đề này.

THỐNG KÊ TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE NHÂN SỰ DOANH NGHIỆP (QUÝ I/2024)
Trong quý I/2024, CarePlus ghi nhận tỷ lệ nhân sự của các doanh nghiệp khám sức khỏe định kỳ mắc các bệnh lý răng hàm mặt, vấn đề về mắt và rối loạn mỡ máu... ở mức cao (48 - 84%).

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}