Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) đã đưa ra những khuyến nghị về việc tiêm ngừa vacxin HPV đối với tất cả trẻ em (cả nam lẫn nữ) nên được tiêm vacxin HPV vào khoảng 11-12 tuổi, thậm chí có thể tiêm sớm nhất là lúc 9 tuổi và việc chủng ngừa được khuyến khích cho tất cả mọi người đến 26 tuổi.
10/04/2024 10:07:41 SA
Vắc-xin HPV có thể ngăn ngừa hơn 90% các trường hợp ung thư do HPV gây ra. HPV lây lan qua tiếp xúc da kề da hoặc quan hệ tình dục. Phòng bệnh hơn chữa bệnh – việc chủ động dự phòng HPV từ sớm là giải pháp hiệu quả, an toàn và dễ dàng giúp giảm rủi ro mắc bệnh. Chiếc khiên phòng ngừa vô hình này sẽ bảo vệ không chỉ bản thân chính bạn mà còn cho gia đình, cộng đồng xung quanh.
Vắc-xin HPV (phòng bệnh do vi rút gây u nhú ở người) có thể ngăn ngừa nhiễm một số loại vi rút gây u nhú ở người. Nhiễm HPV có thể gây ra một số loại ung thư, bao gồm:
ung thư cổ tử cung, âm đạo và âm hộ ở phụ nữ
ung thư dương vật ở nam giới ung thư hậu môn ở cả nam và nữ
ung thư amidan, đáy lưỡi và sau họng (ung thư hầu họng) ở cả nam giới và nữ giới
Nhiễm HPV cũng có thể gây ra mụn cóc sinh dục.
Vắc-xin HPV có thể ngăn ngừa hơn 90% các trường hợp ung thư do HPV gây ra. HPV lây lan qua tiếp xúc da kề da hoặc quan hệ tình dục.
Việc nhiễm HPV phổ biến đến mức gần như tất cả mọi người sẽ nhiễm ít nhất một loại HPV vào một thời điểm nào đó trong đời. Hầu hết các trường hợp nhiễm HPV sẽ tự biến mất trong vòng 2 năm. Nhưng đôi khi thời gian nhiễm HPV sẽ kéo dài hơn và có thể gây ra các bệnh ung thư sau này trong cuộc đời
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa kỳ (FDA) đã phê duyệt 3 loại vacxin có khả năng chống lại virus HPV. Tuy nhiên, tại Việt Nam hiện chỉ đang sử dụng 2 loại vacxin phòng ngừa HPV đó là:
Cervarix (Bỉ): Phòng ngừa virus HPV tuyp 16 và HPV tuyp 18, là những loại virus có thể gây ung thư cổ tử cung.
Gardasil (Mỹ): Phòng ngừa virus HPV tuyp 6, HPV tuyp 11, HPV tuyp 16 và HPV tuyp 18. Ngoài việc phòng ngừa ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo, hậu môn, loại vacxin này còn giúp chống lại HPV 6 và 11, loại virus gây ra bệnh mụn cóc sinh dục.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) đã đưa ra những khuyến nghị về việc tiêm ngừa vacxin HPV đối với tất cả trẻ em (cả nam lẫn nữ) nên được tiêm vacxin HPV vào khoảng 11-12 tuổi, thậm chí có thể tiêm sớm nhất là lúc 9 tuổi và việc chủng ngừa được khuyến khích cho tất cả mọi người đến 26 tuổi.
Có thể chích vắc-xin HPV cho người lớn từ 27 đến 45 tuổi, dựa trên các cuộc thảo luận giữa bệnh nhân và nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
Nếu bạn có bất kỳ dị ứng nghiêm trọng nào hãy cho bác sĩ biết trước khi tiêm, bao gồm:
Đã từng bị phản ứng dị ứng sau khi chích một mũi vắc-xin HPV trước đây, hoặc bị dị ứng nặng, đe dọa đến tính mạng
Đang có thai. Không nên chích vắc-xin HPV trong thời gian mang thai
Nếu bị bệnh nhẹ, chẳng hạn cảm lạnh, bạn có thể có thể chích ngừa HPV. Nếu bạn bị bệnh vừa phải hoặc nặng, nên chờ cho đến khi bình phục.
Với bất kỳ loại thuốc nào, kể cả vắc xin, có thể có các tác dụng phụ. Nhưng chúng thường nhẹ và biến mất. Hầu hết những người chích ngừa HPV không có bất kỳ vấn đề nghiêm trọng nào. Tuy nhiên, một số người có thể gặp các vấn đề nhẹ như sốt, nhức đầu, cánh tay nơi tiêm bị đỏ hoặc sưng…
Nhìn chung, tiêm vacxin HPV là biện pháp hữu hiệu nhất để bạn có thể phòng ngừa ung thư cổ tử cung do virus HPV. Tuy nhiên, cần nhớ rằng vacxin này không thể ngăn ngừa hết tất cả các loại ung thư liên quan đến HPV, cũng như không bảo vệ chống lại các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Vì thế, hãy thực hiện lối sống lành mạnh an toàn và khám kiểm tra sức khỏe định kỳ để bảo vệ cơ thể tốt hơn.
Bài viết được tư vấn bởi BS. CK1. Phạm Thị Ngọc Tuyết
Bài viết được tư vấn bởi Ths. Bs. Nguyễn Đoan Quỳnh