Các biểu hiện lâm sàng của thủy đậu ở trẻ thường phát triển trong vòng 15 ngày sau khi tiếp xúc và thường bao gồm các triệu chứng sốt, mệt mỏi , đau họng, chán ăn, sau đó là phát ban mụn nước toàn thân, thường xảy ra trong vòng 24 giờ.
12/04/2024 9:36:26 SA
Bệnh thủy đậu ở trẻ nhỏ là một cơn ác mộng không chỉ để lại sẹo Ở ngoài da mà còn dễ lây lan trong thời gian ngắn. Mặc dù nhiều người cho rằng chỉ là mụn nước nhưng thủy đậu có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm não và thậm chí là tử vong. Thời tiết nồm ẩm là lúc bệnh này bùng phát mạnh nhất. Hãy cùng tìm hiểu kỹ về căn bệnh này để có biện pháp chăm sóc và phòng ngừa cho trẻ ba mẹ nhé!
Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus thủy đậu có tên varicella virus gây ra. Loại virus này là tác nhân gây ra bệnh thủy đậu ở trẻ em và bệnh zona ở người lớn. Nhiều người lầm tưởng bệnh thủy đậu chỉ là bệnh ngoài da nên chủ quan và chỉ lo lắng tới mụn nước do thủy đậu có thể làm bội nhiễm da, để lại sẹo làm mất thẩm mỹ. Tuy nhiên biến chứng của thủy đậu gây ra còn nặng nề hơn thế rất nhiều, trẻ bị thủy đậu có nguy cơ bị viêm phổi, rối loạn tâm thần, hôn mê, viêm não, co giật,… nguy hiểm nhất là tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Thời tiết nóng ẩm là thời điểm bệnh thủy đậu bùng phát mạnh nhất. Nếu trẻ chưa mắc bệnh thủy đậu và chưa được tiêm phòng thủy đậu đầy đủ, trẻ có thể bị nhiễm bệnh. Đường lây truyền chủ yếu bằng đường hô hấp qua những giọt nước bắn ra từ người bệnh hoặc do tiếp xúc trực tiếp qua da có mụn nước.
Trước khi có vắc xin, hơn 90% người đã từng nhiễm bệnh khi họ 15 tuổi. Nhiều người nhớ mình đã mắc bệnh thủy đậu hoặc đã nhìn thấy trên người khác. Khó có thể quên cảm giác phát ban ngứa do virus varicella- virus gây bệnh thủy đậu. Ngày nay, nhờ sự ra đời của vắc xin varicella – bệnh thủy đậu đã giảm dần.
Các biểu hiện lâm sàng của thủy đậu Ở trẻ thường phát triển trong vòng 15 ngày sau khi tiếp xúc và thường bao gồm các triệu chứng sốt, mệt mỏi , đau họng, chán ăn, sau đó là phát ban mụn nước toàn thân, thường xảy ra trong vòng 24 giờ.
Bóng nước da từ 3-10mm, lúc đầu dịch trong sau 24 giờ hóa đục và nhiều lứa tuổi ( có bóng nước mới xen kẽ bóng nước hóa đục, bóng đã đóng mày hay bong vảy).
Bóng nước có thể mọc Ở mặt, thân mình và tứ chi, ngay cả trong niêm mạc lưỡi và miệng.
Sự hình thành mụn nước mới thường dừng lại trong vòng 4 ngày và hầu hết các tổn thương đóng vảy hoàn toàn vào ngày 6 Ở người bệnh. Lớp vảy có xu hướng bong ra trong khoảng 1 đến 2 tuần và để lại một vùng da bị giảm sắc tố tạm thời.
Thường bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh thủy đậu bằng cách nhìn vào tổn thương phát ban da. Trong một số trường hợp, các xét nghiệm bổ sung có thể được sử dụng.
Thời gian Ủ bệnh trung bình của bệnh thủy đậu là 14 đến 16 ngày, đôi khi có thể giao động từ 10 đến 21 ngày
Bệnh thủy đậu rất dễ lây lan và người bị nhiễm bệnh có thể truyền bệnh ngay cả trước khi phát ban hoặc khi có bất kỳ dấu hiệu bị bệnh.
Thời kỳ lây nhiễm thường được coi là kéo dài từ 48 giờ trước khi bắt đầu phát ban cho đến khi các tổn thương da đóng vảy hoàn toàn.
Mặc dù vắc xin làm giảm đáng kể các biểu hiện bệnh nhưng các biến chứng vẫn có thể xảy ra gồm:
Nhiễm trùng da/mô mềm : các biến chứng nhiễm trùng bao gồm viêm mô tế bào, viêm cơ, viêm cân hoại tử và hội chứng sốc nhiễm độc.
Biến chứng thần kinh: các biến chứng thần kinh ít gặp hơn bao gồm viêm màng não vô khuẩn, viêm tủy cắt ngang, viêm mạch và liệt nửa người.
Hội chứng reye: có dùng aspirin để hạ sốt trong thời gian nổi bóng nước kèm rối loạn tri giác, co giật, buồn nôn, nôn ói...
Viêm phổi: Ở trẻ có hệ miễn dịch bình thường khi bị thủy đậu, hiếm gặp biến chứng viêm phổi. Ngược lại Ở người lớn viêm phổi chiếm phần lớn tỷ lệ mắc bệnh và tử vong mặc dù kể từ khi có vắc xin, bệnh đã trở nên hiếm gặp hơn trước kia.
Các biến chứng ít gặp khác như viêm gan do thủy đậu, viêm thanh quản, viêm tai giữa…
Biện pháp phòng tránh lâu dài và hiệu quả bệnh thủy đậu Ở trẻ em chính là tiêm chủng vaccine thủy đậu theo đúng lịch. Lịch tiêm chủng ngừa bệnh thủy đậu cho trẻ gồm:
Mũi 1: tiêm khi trẻ trên 1 tuổi.
Mũi 2: tiêm khi trẻ từ 1 - 13 tuổi: mũi 2 tiêm cách mũi 1 tối thiểu 3 tháng, trẻ 13 tuổi trở lên: tiêm cách mũi 1 ít nhất 1 tháng.
Nếu chưa tiêm ngừa vaccine thủy đậu nhưng đã tiếp xúc với người đang mắc bệnh thủy đậu cần tiêm chủng ngừa trong 3 ngày sau đó.
Vắc xin thủy đậu đã được chứng minh là một biện pháp hiệu quả để ngăn chặn sự lây lan của virus và giảm nguy cơ mắc bệnh thủy đậu đáng kể. Đối với những phụ huynh nào còn đang do dự hoặc có thắc mắc về vắc xin thủy đậu, hãy tham khảo Ý kiến của các bác sĩ và cho trẻ chích ngừa phòng bệnh sớm nhất.
Để đặt lịch tiêm chủng, hãy liên hệ ngay với careplus qua free hotline 1800 6116 để được tư vấn miễn phí nhanh chóng nhất!
Bài viết được tư vấn bởi BS. CK1. Phạm Thị Thùy Trang