BOOK AN APPOINTMENT

Teanage Acne: Effective treatment with Dermatologist

Teanage Acne: Effective treatment with Dermatologist

1. Những nguyên nhân gây ra trứng cá ở tuổi dậy thì?

  • Sự gia tăng nồng độ hormon androgen vào tuổi dậy thì làm tăng sản xuất tế bào tiết bã nhờn, tăng kích thước tuyến bã và kích thích các tuyến này tăng tiết nhờn.
  • Sự tăng kết dính tế bào chết trong nang lông.
  • Sự gia tăng nồng độ vi khuẩn P.acnes tại nang lông bít tắc.
  • Sự tăng viêm tại vùng nang lông bị tổn thương.

Ngoài ra, một số thuốc cũng có thể là nguyên nhân gây trứng cá (ở bất kỳ độ tuổi nào), như lithium, cortisone, hormones, iodides, một số thuốc điều trị động kinh, isoniazid.

2. Mụn tuổi dậy thì có tự hết không?

Trứng cá là bệnh mạn tính, tự giới hạn và thường khởi phát vào tuổi dậy thì. Do đó cụm từ “mụn dậy thì” không hoàn toàn chính xác. Dậy thì là một giai đoạn trong tiến triển tự nhiên của bệnh trứng cá.Trứng cá thường xuất hiện lần đầu tiên vào tuổi tiền dậy thì và dậy thì, sau đó kéo dài và đa số giảm dần khi bước vào tuổi trưởng thành. Ở một số người, trứng cá có thể kéo dài đến tuổi 30 hoặc lâu hơn nữa.  

3. Trẻ cần thực hiện các bước chăm sóc da như thế nào để trị trứng cá ở tuổi dậy thì hiệu quả?

Đa số các trường hợp trứng cá ở tuổi dậy thì là nhẹ và chỉ cần bôi thuốc trị mụn là đủ. Những thuốc bôi này chủ yếu làm giảm viêm và ngăn ngừa mụn mới hình thành. Hiệu quả của thuốc không đến ngay lập tức mà phải sau 2-3 tháng điều trị. Sau 3 tháng, nếu mụn trứng cá không cải thiện, trẻ có thể sẽ cần được kê thêm thuốc uống.

Những trường hợp nặng hơn, nhiều sang thương mụn mủ, mụn viêm, nang sâu có nguy cơ để lại sẹo thường sẽ được điều trị ngay từ đầu bằng thuốc uống kết hợp thuốc bôi. Đây là những thuốc cần được kê đơn và nên được thăm khám, theo dõi điều trị bởi bác sĩ.

4. Với làn da còn non, trẻ nên sử dụng những mỹ phẩm nào an toàn để chăm sóc da?

Mỹ phẩm an toàn trước tiên phải rõ nguồn gốc, có thể dễ dàng truy xuất thành phần. Phù hợp với mục đích sử dụng. Nên tối giản số sản phẩm sử dụng: sửa rửa mặt hoặc sữa tắm dịu nhẹ, kem dưỡng ẩm nếu da có dấu hiệu khô, kem chống nắng. Đối với những em có bệnh về da: hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

5. Da của em rất nhờn và càng lúc càng tiết ra nhiều chất nhờn, lỗ chân lông 2 bên má vì thế cứ nở to ra. Bác sĩ cho em hỏi là bên cạnh việc dùng nước hoa hồng, em có thể dùng những gì để làm giảm chất nhờn, se lỗ chân lông được không?

Những yếu tố gây to lỗ chân lông:

  • Sự gia tăng tiết nhờn (do gen hoặc môi trường)
  • Lỗ chân lông có kích thước lớn (do gen quy định)
  • Một số loại mỹ phẩm có khả năng tạo cồi.
  • Da mất đàn hồi (do lão hóa).
  • Sự tác động kéo dài của ánh nắng.
  • Mụn viêm trong bệnh trứng cá có thể cũng làm to lỗ chân lông do sự giãn nở của tuyến bã và chân lông trong quá trình viêm, những cấu trúc này cũng có xu hướng dễ bít tắc hơn kể cả khi vùng da đó đã lành.

Vì tình trạng to lỗ chân lông có thể gây ra bởi nhiều nguyên nhân, bao gồm yếu tố bệnh lý, gen, môi trường và lão hóa, nên các phương pháp điều trị và phòng ngừa cho đến nay vẫn còn nhiều hạn chế. Có thể tham khảo một số phương pháp sau:

  • Tránh sử dụng các loại mỹ phẩm có khả năng gây bít tắc lỗ chân lông.
  • Giảm cân (tăng cân có liên quan đến việc tăng tiết bã nhờn)
  • Sử dụng các phương pháp lột da hóa học.
  • Nicotinamide dạng bôi.
  • Một số hợp chất chứa copper cholorophylline nguồn gốc thực vật
  • Retinoids dạng bôi.
  • Laser
  • Lăn kim.

6. Em bị mụn và vì chăm không kĩ nên sau khi đi nắng về là để lại thâm. Em muốn biết là sau khoảng bao lâu thì những vết thâm trên mặt sẽ mờ đi, làm cách nào để đẩy nhanh quá trình này?

Thâm sau mụn có bản chất là sự tăng sắc tố sau một quá trình viêm. Không chỉ trứng cá mà các bệnh da viêm khác cũng có hiện tượng này. Những người có da ngăm hoặc tối màu hơn sẽ dễ bị tình trạng này hơn những người da trắng. Tăng sắc tố sau viêm xuất hiện khi melanin (một loại sắc tố tự nhiên của da) tăng sản xuất sau quá trình viêm. Tăng sắc tố sau viêm có thể xảy ra ở lớp biểu bì (lớp nông nhất của da) và lớp bì (lớp sâu hơn). Tăng sắc tố sau viêm lớp biểu bì có thể kéo dài 6-12 tháng, ở lớp bì có thể mất đến hằng năm mới có thể phục hồi.

Nếu tăng sắc tố sau viêm xảy ra ở vùng phơi bày ánh sáng (như mặt, tay, chân), tránh nắng là thiết yếu. Một số phương pháp điều trị có thể cải thiện tăng sắc tố sau viêm:

  • Đường bôi:
  • Hydroquinone
  • Azelaic acid
  • Cysteamin cream
  • Vitamin C dạng bôi
  • Tretinoin dạng bôi
  • Glycolic acid
  • Một số chất khác: kojic acid, arbutin, licorice extracts, mequinol, niacinamide,…

Phương pháp khác:

  • Lột da hóa học
  • Laser

Đáp ứng điều trị đối với tăng sắc tố sau viêm lớp bì thường kém hơn nhiều so với tăng sắc tố vùng thượng bì.

Related posts

The best treatment for teen acne
Acne is probably the most common skin disease. 90% of teenagers have acne, most of which will subside and go away after entering adulthood. However, the new acne stage that appears and begins to aggravate causes many troubles for young people. In particular, there are cases where acne negatively affects children's confidence and psychology.

By Dr. Nguyen Doan Quynh

Recent posts

DO NOT UNDERESTIMATE THE SIGNS AND COMPLICATIONS OF CHICKENPOX
Chickenpox in young children is not only a nightmare, leaving scars on the skin, but it can also easily spread to others in a short period. Despite many people thinking it's just a case of water blisters, chickenpox can lead to dangerous complications such as pneumonia, encephalitis, and even death. Hot and humid weather is when this disease is most rampant.

By DR. DANG NGOC VAN ANH

5 Things to Know About HPV Vaccination for Preventing Cervical Cancer
The HPV vaccine can prevent more than 90% of HPV-related cancer cases. HPV spreads through skin-to-skin contact or sexual activity. Prevention is better than cure - actively preventing HPV early on is an effective, safe, and easy solution to reduce the risk of contracting the disease. This invisible shield of prevention will not only protect yourself but also your family and the surrounding community.

BE AWARE OF SHOULDER TENDONITIS - A COMMON WORK-RELATED INJURY
Office workers who work at a computer 8 hours a day and have a bad sitting posture are susceptible to shoulder tendonitis. MSc, 1st Degree Specialist Doctor NGUYEN VAN HOANG TAM—Musculoskeletal Medicine at CarePlus has helpful information on this topic.

TOP 10 EMPLOYEE HEALTH ISSUES IN THE FIRST QUARTER OF 2024
According to internal data, in the first quarter of 2024, CarePlus recorded high rates of dental health problems, ophthalmology problems, and dyslipidemia (48 – 84%). This is not only a health issue but also a signal for each employee to adjust their working and living habits. To preserve your health and energy for work, please seek advice from experts at CarePlus.

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Register name') }}
*{{ errors.first('form-1.Phone') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Patient info:
*{{ errors.first('form-1.Patient name') }}