ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Tiếp xúc với người bị " Sốt Xuất Huyết" có bị lây bệnh?

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đang có nguy cơ bùng phát mạnh nhất từ trước đến nay. Tiếp xúc với người bị sốt xuất huyết sẽ bị lây bệnh. Hay bệnh sốt xuất huyết chỉ bị duy nhất 1 lần trong đời,…đều là những quan niệm sai lầm ‘’chết người’’ về bệnh sốt xuất huyết.

Tiếp xúc với người bị " Sốt Xuất Huyết" có bị lây bệnh?

12/08/2019 10:20:51 SA

Theo thống kê của Bộ Y tế: “Năm 2019 cả nước đã có trên 125.000 người mắc sốt xuất huyết, trong đó có 15 người tử vong, tăng gấp 3 lần cùng kỳ năm ngoái.”

Mỗi cá nhân chúng ta cần dành thời gian tìm hiểu rõ về bệnh: triệu chứng, cách chăm sóc, phòng ngừa, thậm chí là những sự thật lầm tưởng, để nhờ đó chung tay góp phần giảm thiểu tối đa sự lan tràn sốt xuất huyết trong cộng đồng.

Tác giả: BS. CK1. Phạm Thị Thùy Trang – Trưởng khoa nhi Phòng khám quốc tế CarePlus

----------------------

NHỮNG HIỂU LẦM VỀ BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT 

1. Sốt xuất huyết chỉ bị duy nhất 1 lần?

Thực tế 1 người có thể sẽ mắc sốt xuất huyết 4 lần trong cả đời người.

Sốt xuất huyết là bệnh nhiễm trùng gây ra bởi 1 trong 4 loại vi rút Dengue. Khi một người bị Sốt xuất huyết do vi rút Dengue loại 1 gây ra, sau này người này vẫn có nguy cơ bị Sốt xuất huyết do vi rút Dengue loại 2 hay 3 hay 4.

2. Tiếp xúc với người bị sốt xuất huyết có bị lây bệnh?

Thực tế chỉ khi nào bạn bị muỗi vằn chứa vi rút Dengue đốt thì bạn mới bị nhiễm bệnh. Sốt xuất huyết không lây qua đường hô hấp, dịch tiết hay khi tiếp xúc với người bệnh. Vì vậy, đừng cách ly người bị bệnh sốt xuất huyết.

3. Khi hết sốt có nghĩa là hết bệnh!

Thực tế trong bệnh sốt xuất huyết, khi hết sốt cần theo dõi sát dấu hiệu trở nặng của bệnh vì đây là giai đoạn bệnh dễ trở năng nhất.

4. Dùng kháng sinh, truyền dịch sẽ nhanh hết bệnh?

Sốt xuất huyết là bệnh do vi rút nên kháng sinh không hiệu quả, truyền dịch sớm và không đúng thời điểm không làm bệnh mau hết mà còn nguy cơ làm bệnh trở nặng hơn.

5. Vì bệnh gây sốt cao quá nên phối hợp 2 loại thuốc hạ sốt để nhanh hạ.

Hiện trên thị trường có 2 loại thuốc hạ sốt chính là Paracetamol (Hapacol, Efferalgan, Tylenol...) và Ibuprofen (Brufen, Ibrafen...), việc sử dụng Ibuprofen trên bệnh sốt xuất huyết sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu, xuất huyết. Do đó khi sốt từ 2-3 ngày trở đi bạn cần đi khám để có chẩn đoán và can thiệp phù hợp, phòng tránh nguy cơ trên.

-----------------------------------

BIỂU HIỆN BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT & KHI NÀO CẦN ĐI KHÁM NGAY?

+ Biểu hiện ban đầu của bệnh có thể từ không có triệu chứng gì, hay xuất hiện các triệu chứng như cúm (sốt cao 2-7 ngày, đau đầu, đau hốc mắt, nhức cơ khớp, nôn ói, phát ban…)

+ Cho tới những biểu hiện nặng nguy hiểm đến tính mạng như: đau bụng dữ dội, ói liên tục, thở mệt, chảy máu nướu, ói máu, tiêu máu...) thường xuất hiện vào ngày thứ 4-6 của bệnh.

+ Trừ số ít trường hợp cần nhập viện, còn lại đa số có thể theo dõi tại nhà và tái khám, thử máu định kì. Cần đi khám ngay nếu có những biểu hiện: đau bụng, ói nhiều, ói máu, chảy máu cam, bầm da, co giật, lòng bàn tay, chân ẩm lạnh, ra máu kinh giữa các chu kì kinh nguyệt.

CÁCH TỐT NHẤT ĐỂ PHÒNG BỆNH LÀ KHÔNG ĐỂ BỊ MUỖI CẮN (đặc biệt là vào ban ngày):

- Mặc quần áo mỏng, thoáng mát, màu sắc trung tính

- Thoa kem chống muỗi 

- Hạn chế nơi sinh sản của muỗi bằng cách vệ sinh các vật dụng chứa nước hàng tuần

- Sử dụng quạt, điều hòa và mắc màn chống muỗi khi ngủ

Nguồn tham khảo: "Dengue and severe dengue, WHO 2019"

----------------------------------------

HỆ THỐNG PHÒNG KHÁM QUỐC TẾ CAREPLUS

Chi nhánh 1: 107 Tân Hải, P.13, Q. Tân Bình (Cạnh E.Town)

Chi nhánh 2: Lầu 2, Tòa nhà Crescent Plaza, 105 Tôn Dật Tiên, P. Tân Phú, Quận 7 (gần Hồ Bán Nguyệt)

- Free Hotline: 1800 6116

- Danh sách công ty bảo hiểm liên kết thanh toán trực tiếp tại CarePlus: https://careplusvn.com/vi/danh-sach-cong-ty-bao-hiem

Bài viết liên quan

Bệnh hen suyễn: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách phòng ngừa
Hen suyễn là một căn bệnh không lây xuất phổ biến và thường gặp ở trẻ em. Theo ước tính của WHO, hiện nay trên khắp thế giới có khoảng 235 triệu người bị bệnh hen suyễn. Nhiều người lầm tưởng rằng hen suyễn chỉ xảy ra ở những nước phát triển. Tuy nhiên trên thực tế, bệnh xuất hiện ở mọi quốc gia. Trong đó hơn 80% trường hợp tử vong do hen suyễn xảy ra ở các nước đang phát triển và kém phát triển. Vậy, bệnh hen suyễn là gì? Dấu hiệu nhận biết bệnh, cách phân loại và các biện pháp phòng ngừa hen suyễn như thế nào?

Tìm hiểu tầm soát tiểu đường và biến chứng tiểu đường
Tầm soát tiểu đường và tầm soát biến chứng tiểu đường khi đã mắc bệnh rất cần thiết trong việc hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Tiểu đường: căn bệnh âm thầm nhưng nhiều biến chứng khôn lường
Tiểu đường là bệnh lý rối loạn chuyển hóa xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào, nhất là người cao tuổi, ăn nhiều chất ngọt, béo phì. Theo thống kê của Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam, số người mắc đái tháo đường ở Việt Nam chiếm khoảng 5.4% dân số (5 triệu người), xếp hàng đầu thế giới. Nếu tầm soát và điều trị không kịp thời, bệnh dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong. Vậy bệnh tiểu tháo đường là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị như thế nào?

Ung thư vòm họng đứng thứ 4 trong nhóm 6 loại ung thư thường gặp nhất ở Việt Nam
Ung thư vòm họng có lẽ vẫn còn khá xa lạ với nhiều người. Cách đây 2 năm, khi tin tức Kim Woo Bin – 1 nghệ sỹ nổi tiếng của Hàn Quốc được chẩn đoán mắc bệnh Ung thư vòm họng, mọi người dường như mới bắt đầu chú ý đến bệnh ung thư này. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu về Ung thư Vòm họng và cách tầm soát nhé!

Bài viết được tư vấn bởi BS. CK1. Trịnh Thị Hồng Chi

Bài viết gần đây/mới

TIÊM VẮC XIN LÀ CÁCH TỐT NHẤT ĐỂ BẢO VỆ TRẺ KHỎI BỆNH SỞI
Hiện nay, đối phó với bệnh Sởi chỉ mới tập trung vào hậu quả do bệnh sởi gây ra chứ chưa thể tiêu diệt được virus gây bệnh. Mùa lễ hội đông đúc dịp cuối năm và kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025 sắp tới, cùng với thời tiết cuối năm ở miền Nam là những điều kiện lý tưởng để bệnh sởi lây lan. Một người mắc sởi có thể đã nhiễm từ 3 - 4 ngày trước khi xuất hiện triệu chứng, khiến việc lây bệnh cho gia đình và cộng đồng trở nên khó kiểm soát. Trong tình hình hiện nay, nếu không có các biện pháp kiểm soát tốt, nguy cơ bùng phát dịch sởi trong thời gian tới là rất lớn.

By ThS. BS. Sử Thị Như Ngọc

CHẢY MÁU CAM: NGUYÊN NHÂN, SƠ CỨU VÀ PHÒNG NGỪA
Chảy máu cam một triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ. Nhất là trẻ mầm non có thể bị ít nhất một lần, thường không nguy hiểm nhưng thường làm các ba mẹ rất lo lắng. Hãy cùng BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng - Chuyên khoa Nhi - Hệ thống phòng khám CarePlus tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân cũng như xử lý khi bị chảy máu cam đúng cách nhé!

By BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng

HIỂU THÊM VỀ NỔI MÀY ĐAY VÀ PHÙ MẠCH
Nổi mày đay và phù mạch là những phản ứng của da thường gặp, gây ra sự khó chịu và đôi khi lo lắng cho người bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp một cái nhìn toàn diện về hai tình trạng này, bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị và các biện pháp phòng ngừa.

By BS. CK1. NGUYỄN DUY KHANH

BÉO PHÌ DÙ CÂN NẶNG BÌNH THƯỜNG - MỐI NGUY TIỀM ẨN MÀ BẠN KHÔNG NGỜ TỚI
Béo phì cân nặng bình thường (NWO) là tình trạng phức tạp với nhiều nguy cơ bệnh tật tiềm ẩn. Tìm hiểu cách nhận biết và phòng ngừa béo phì cân nặng bình thường để bảo vệ sức khỏe toàn diện!

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

ĐỪNG XEM NHẸ TÌNH TRẠNG THIẾU MÁU THIẾU SẮT Ở TRẺ EM
Thiếu máu thiếu sắt được xem là vấn đề y tế xã hội, là mối quan tâm của y tế toàn cầu. Theo viện Dinh Dưỡng Quốc Gia Việt Nam, trong giai đoạn năm 2015 - 2016, trẻ em dưới 5 tuổi có tỉ lệ thiếu máu là 27,8%, thiếu máu do thiếu sắt chiếm tới 63,6%.

By BS. CK1. Lê Ngọc Tuyết Sương

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}