Sức khỏe cơ xương khớp luôn là một trong những vấn đề được quan tâm tại môi trường làm việc. Báo cáo chỉ ra có đến 47% người lao động xác nhận giảm năng suất làm việc do đau cơ, nhức khớp. Tìm hiểu cách phòng ngừa và cải thiện trong bài viết dưới đây!
07/11/2024 2:57:42 CH
✅ Bài viết được cố vấn y khoa bởi ThS. BS. CKI. Nguyễn Văn Hoàng Tâm - Chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Y học thể thao - Cơ xương khớp tại Hệ thống Phòng khám CarePlus.
⛔ Bạn có biết, 47% người lao động mắc bệnh cơ xương khớp xác nhận họ bị giảm năng suất làm việc?
Bệnh lý cơ xương khớp đã và đang trở thành một trong những vấn đề sức khỏe nổi cộm trong môi trường làm việc. "Đau lưng - mỏi gối - tê tay" không còn chỉ là lời đùa vui, mà đã thật sự cần được lưu tâm, phòng tránh nghiêm túc hoặc điều trị kịp thời.
👉 Cùng CarePlus tìm hiểu tình hình sức khỏe cơ xương khớp nơi làm việc (dựa trên báo cáo Sức khỏe nơi làm việc của Champion Health năm 2024) trong bài viết dưới đây.
🔥 Theo thống kê của Champion Health, có 5 vùng dễ bị đau gồm Cổ (36%), Vai (32%), lưng giữa (24%), lưng dưới (56%), và hông (25%).
Khớp là nơi hai xương tiếp xúc và cung cấp sự linh hoạt cũng như khả năng tạo ra chuyển động cho cơ thể con người. Đặc biệt, ở những khớp phải chịu áp lực lớn hoặc hoạt động nhiều như cổ, vai, lưng và hông thường có nguy cơ bị đau nhức và thoái hóa cao hơn.
Cũng giống như khi ta khát thì muốn uống nước, khi đói thì muốn ăn; cảm giác tê mỏi và đau nhức sau khoảng thời gian làm việc quá lâu là dấu hiệu cho thấy ta nên đứng lên đi lại hoặc tập các động tác đơn giản để các khớp và cơ bắp được thư giãn và vận động.
⛔ Bên cạnh đó, báo cáo ghi nhận những người làm việc theo hình thức hybrid (kết hợp giữa làm việc tại văn phòng và làm việc từ xa) bị đau nhiều hơn người làm việc tại nhà hoặc văn phòng.
⛔ Đặc biệt, gần ½ người lao động chân tay bị đau cơ xương khớp. Điều này cho thấy công việc lao động nặng gây áp lực lên cơ thể nhiều hơn so với các ngành nghề khác.
❗ Số liệu chỉ ra tỷ lệ mắc bệnh liên quan đến cơ xương khớp ở phụ nữ là 64%, đàn ông là 35%, và giới tính khác là 1%. Vậy tại sao tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh cơ xương khớp gần như gấp đôi đàn ông?
Theo các chuyên gia, quá trình mang thai, sinh con và giai đoạn tiền mãn kinh có thể dẫn đến sự thiếu hụt estrogen trong cơ thể phụ nữ, gây ảnh hưởng đến sự phát triển và duy trì mô cơ, mật độ xương. Đồng thời, các yếu tố cơ học trong quá trình mang thai và sinh nở cũng có thể làm thay đổi cấu trúc sàn chậu. Hậu quả có thể là các cơn đau hoặc nguy cơ mắc các bệnh lý như loãng xương, viêm khớp,...
❗ Con số đáng lưu ý là chỉ có có 45% nhân viên điều trị bệnh, và 55% còn lại vẫn đang chủ quan, cố chịu đựng cơn đau, hoặc chưa đủ điều kiện kinh tế để điều trị. Việc cố gắng chịu đựng cơn đau không chỉ làm tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất làm việc. 47% nhân viên xác nhận rằng cơn đau ở cơ bắp và các khớp đã làm giảm đáng kể hiệu quả công việc.
Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, các vấn đề cơ xương khớp có thể trở thành bệnh lý mạn tính, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống và khả năng lao động của người bệnh.
👉 Để phòng tránh và cải thiện các vấn đề cơ xương khớp thường gặp trong quá trình làm việc, mời bạn tham khảo lời khuyên của ThS. BS. CKI. Nguyễn Văn Hoàng Tâm.
🔸 Người làm văn phòng (ngồi làm việc bên máy tính 8h mỗi ngày): Nên điều chỉnh tư thế ngồi đúng cách, sử dụng ghế và bàn làm việc phù hợp với chiều cao, nghỉ giải lao ngắn mỗi giờ để vận động cơ thể và thực hiện các bài tập giãn cơ.
🔸 Người lao động phổ thông (thường xuyên khiêng vác vật nặng): Cần học cách nâng vật nặng đúng kỹ thuật (gập gối, thẳng lưng), sử dụng các thiết bị hỗ trợ (xe đẩy, băng tải), và duy trì thể lực tốt để giảm căng thẳng cho cơ xương.
🔸 Người làm ngành dịch vụ (đứng hoặc đi nhiều): Nên sử dụng giày dép thoải mái, có đệm tốt để hỗ trợ xương khớp, thường xuyên thay đổi tư thế, và xen kẽ các bài tập thư giãn cơ chân để tránh quá tải cho các khớp gối và cột sống.
Áp dụng các biện pháp này sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc các bệnh cơ xương khớp và nâng cao sức khỏe lao động.
👉 Nếu cơn đau kéo dài bất thường, bạn đừng ngần ngại liên hệ ngay với CarePlus để được đội ngũ Bác sĩ cơ xương khớp giàu kinh nghiệm chẩn đoán kịp thời, cũng như tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất.
➡️ Inbox hoặc liên hệ hotline miễn phí 1800 6116 để đặt hẹn ngay!
HỆ THỐNG PHÒNG KHÁM QUỐC TẾ CAREPLUS
Thành viên của Singapore Medical Group
Hotline: 1800 6116
Email: info@careplusvn.com
Fanpage: CarePlus Clinic Vietnam