ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

ĐIỂM DANH 6 LOẠI VIÊM KHỚP GÂY ĐAU ĐẦU GỐI THƯỜNG GẶP

Viêm khớp là tình trạng sụn khớp bị bào mòn khiến khớp xương ma sát nhiều với nhau, gây sưng và đau khớp dữ dội. Tìm hiểu ngay 6 loại viêm khớp gây đau đầu gối thường gặp để biết cách phòng tránh và cải thiện bệnh hiệu quả.

ĐIỂM DANH 6 LOẠI VIÊM KHỚP GÂY ĐAU ĐẦU GỐI THƯỜNG GẶP

😣 Đau nhức đầu gối thường được cho là bệnh lý của người cao tuổi; tuy nhiên, trên thực tế, bệnh có thể xuất hiện ở cả người trẻ tuổi, cảnh báo nguy cơ về nhiều bệnh lý tiềm ẩn. Đó có thể là hậu quả sau chấn thương, hoặc cũng là biểu hiện của bệnh lý viêm khớp.  

✅ Cùng ThS. BS. CKI. Nguyễn Văn Hoàng Tâm - Chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Y học thể thao - Cơ xương khớp điểm danh 6 loại viêm khớp gây đau đầu gối thường gặp, và ảnh hưởng của chúng đến sức khỏe trong bài viết dưới đây! 

⚡ Viêm khớp gối là tình trạng sụn khớp - "lớp đệm" bảo vệ đầu xương bị bào mòn theo thời gian. Khi đó, các khớp xương sẽ có xu hướng cọ xát và ma sát với nhau nhiều hơn, gây đau nhức khi di chuyển, vận động. Các loại viêm khớp vùng gối thường gặp có thể kể đến như: thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vẩy nến, viêm khớp do bệnh Gout, viêm khớp do bệnh giả Gout, viêm khớp phản ứng. 

1/ Thoái hóa khớp 

Đây là loại viêm khớp phổ biến và gây ảnh hướng đến khớp gối nhất. Ở khớp gối, sụn khớp bao phủ đầu xương chày (xương ống chân), phần dưới xương đùi và mặt sau của xương bánh chè. Thoái hóa khớp xảy ra khi lớp sụn này bị phá vỡ. 

❗ Ở giai đoạn đầu của thoái hóa khớp gối, người bệnh chỉ thấy đau khi thực hiện một vài hoạt động nhất định, ví dụ như chạy bộ. Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển đến cấp độ nặng hơn, thì dù chỉ đi bộ, đạp xe, hay làm việc nhà,... họ cũng bị đau nhức. 

Viêm khớp sau chấn thương cũng có thể coi là một loại thoái hóa khớp. Bệnh hình thành sau khi rách sụn chêm, chấn thương dây chằng hoặc chấn thương khác. Dù phần tổn thương có thể lành, nhưng vẫn có nguy cơ đẩy nhanh quá trình hao mòn sụn khớp. Đặc biệt, thoái hóa khớp sau chấn thương có thể không có triệu chứng cho đến nhiều năm về sau. 

2/ Viêm khớp dạng thấp 

❗ Đau khớp gối có thể do bệnh tự miễn gọi là viêm khớp dạng thấp. Bệnh khiến khớp gối bị sưng, cứng, nóng và đau. Nếu không được điều trị kịp thời, viêm khớp dạng thấp có thể gây tổn thương khớp gối vĩnh viễn. 

Viêm khớp dạng thấp thường ảnh hưởng đến các khớp một cách đối xứng, vì vậy nếu một khớp gối bị ảnh hưởng thì khớp gối kia cũng có khả năng bị ảnh hưởng.  

3/ Viêm khớp vảy nến 

❗ Giống như viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vẩy nến là một bệnh tự miễn. Đây là loại viêm khớp được phát hiện trên những người mắc bệnh vảy nến; gây đau, cứng, sưng khi sờ hay chạm vào khớp. Các nghiên cứu gần đây cho thấy khoảng 20% người bị vẩy nến có khả năng bị viêm khớp vẩy nến.   

4/ Viêm khớp do bệnh Gout 

❗ Bệnh Gout có thể gây ra sự tích tụ các tinh thể axit uric (urate mononatri) trong khớp gối. Những tinh thể có kích thước siêu nhỏ, với hình dạng giống như kim này tích tụ trong mô mềm của khớp gối, có thể cọ xát vào màng hoạt dịch gây đau dữ dội, cũng như sưng, đỏ và nóng khớp. 

Trên thực tế, khoảng 50% trường hợp bệnh Gout ảnh hưởng đến khớp ngón chân cái, nhưng cũng ảnh hưởng đến khớp gối hoặc khớp khác. 

5/ Viêm khớp do bệnh giả Gout 

❗ Giống như bệnh Gout, giả Gout là do sự tích tụ của các tinh thể canxi pyrophosphate. Các bác sĩ thường gọi bệnh giả Gout là bệnh lắng đọng canxi pyrophosphate (CPPD). 

Những tinh thể cực nhỏ này tồn tại trong khớp và có thể dẫn đến đau khớp gối đột ngột, dữ dội, sưng, nóng và đỏ. Bệnh giả Gout ít phổ biến hơn bệnh Gout nhưng có  khả năng ảnh hưởng đến khớp gối cao hơn. 

6/ Viêm khớp phản ứng 

❗ Viêm khớp phản ứng thường ảnh hưởng đến khớp gối, mặc dù nó cũng có thể tác động đến bất kỳ vùng khớp nào khác. Bệnh thường xuất hiện sau khi cơ thể bị nhiễm trùng do bệnh ở dạ dày (ngộ độc thực phẩm, viêm ruột) hoặc bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs). Với biểu hiện là khoảng vài ngày, vài tuần hoặc thậm chí vài tháng sau khi hết nhiễm trùng, người bệnh có thể bị đau nhức ở một hoặc nhiều khớp, hoặc bị viêm mắt. 

Nói chung, khớp gối là yếu tố then chốt giúp ta thực hiện các chuyển động hằng ngày như đi lại, đứng lên ngồi xuống, chạy nhảy,... Do là khớp chính của cơ thể, luôn phải chịu lực tác động mạnh và biên độ vận động lớn nên vùng này rất dễ bị tổn thương. Vậy nên, việc gìn giữ khớp gối vô cùng quan trọng. 

✅ Để phòng tránh 6 loại viêm khớp kể trên, hãy áp dụng các lời khuyên sau của Bác sĩ: 

- Tầm soát sức khỏe cơ xương khớp định kỳ (ít nhất 6 tháng 1 lần để phát hiện nguy cơ bệnh từ sớm. 

- Thăm khám với Bác sĩ ngay khi có triệu chứng bất thường, để được chẩn đoán chính xác và đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả. 

- Thay đổi những thói quen ảnh hưởng đến sức khỏe cơ xương khớp: sửa tư thế ngồi sao cho đúng (thẳng lưng, không cúi đầu về phía trước), tập thể dục, thể thao,... 

👉 Nếu bạn nhận thấy các dấu hiệu như sưng, cứng hay đau nhói ở khớp gối, hãy liên hệ ngay với CarePlus để được đội ngũ Bác sĩ cơ xương khớp giàu kinh nghiệm chẩn đoán kịp thời, cũng như tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất. 

➡️ Liên hệ hotline miễn phí 1800 6116 để đặt hẹn ngay! 


HỆ THỐNG PHÒNG KHÁM QUỐC TẾ CAREPLUS

Thành viên của Singapore Medical Group

Hotline: 1800 6116    

Email: info@careplusvn.com    

Bài viết liên quan

GHI NHỚ NGAY 4 VÙNG KHỚP DỄ BỊ ĐAU VÀ THOÁI HÓA
Khớp là nơi hai xương tiếp xúc và cung cấp sự linh hoạt cũng như khả năng tạo ra chuyển động cho cơ thể con người. Thực tế, đau khớp có thể xảy ra ở nhiều vị trí trên cơ thể, nhưng những khớp phải chịu áp lực lớn hoặc hoạt động nhiều thường có nguy cơ bị đau và thoái hóa cao hơn.

THOÁI HÓA SỤN KHỚP - NỖI ÁM ẢNH CỦA NGƯỜI CAO TUỔI
Thoái hóa sụn khớp ở người cao tuổi là tình trạng suy thoái của hệ cơ xương khớp gia tăng theo tuổi tác. Điều này là khởi đầu của bệnh thoái hóa khớp, khiến người bệnh bị đau khớp, cứng khớp, sưng khớp hay thậm chí biến dạng khớp.

ĐAU VAI DO VIÊM GÂN - CHUYỆN THƯỜNG THẤY Ở DÂN VĂN PHÒNG
Với đặc thù công việc là làm việc bên máy tính 8 tiếng/ngày, cùng tư thế ngồi chưa đúng, dân văn phòng dễ gặp tình trạng viêm gân cơ vai. ThS. BS. CKI. Nguyễn Văn Hoàng Tâm - Chuyên khoa Cơ xương khớp tại CarePlus có những chia sẻ hữu ích về chủ đề này.

3 HOẠT ĐỘNG DỄ LÀM BÙNG PHÁT CƠN ĐAU VAI BẠN NÊN LƯU Ý
Đau vai không chỉ do ngồi làm việc hoặc giải trí sai tư thế như chúng ta vẫn thường nghĩ; mà còn do những hoạt động trong khi làm việc và sinh hoạt thường ngày. Tham khảo ngay lời khuyên của Bác sĩ Cơ xương khớp để tránh làm bùng phát cơn đau vai.

Bài viết gần đây/mới

ĐIỂM DANH 5 THÓI QUEN NGÀY TẾT GÂY ĐAU CƠ XƯƠNG KHỚP
Đau cơ xương khớp sau dịp nghỉ Tết là vấn đề ngày càng phổ biến, ở người lớn tuổi lẫn người trẻ. Nguyên nhân do các thói quen sai tư thế, sinh hoạt không khoa học, lười vận động,... Để phòng ngừa, mời bạn cùng Bác sĩ CarePlus tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

By ThS. BS. CKI NGUYỄN VĂN HOÀNG TÂM

THỐNG KÊ TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE NHÂN SỰ DOANH NGHIỆP QUÝ IV – 2024
Tham khảo thống kê sức khỏe nhân sự doanh nghiệp Q4/2024 từ CarePlus và giải pháp chăm sóc thể chất - tinh thần cho đội ngũ nhân lực nhằm nâng cao năng suất lao động, xây dựng đội ngũ mạnh mẽ, gắn kết lâu dài.

ĐAU VAI CẢNH BÁO BỆNH GÌ VÀ PHƯƠNG PHÁP TẦM SOÁT HIỆU QUẢ
Đau vai là tình trạng thường gặp và thường bị bỏ qua; tuy nhiên, đây lại là dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm bao hoạt dịch, viêm khớp, gãy xương,... Cùng tìm hiểu với Bác sĩ CarePlus trong bài viết dưới đây!

By ThS. BS. CKI NGUYỄN VĂN HOÀNG TÂM

Các sản phẩm liên quan

Khám bệnh Cơ Xương Khớp
Đau nhức tay chân, lưng, vai gáy,...là các biểu hiện thường gặp của bệnh Cơ xương khớp. Dịch vụ khám tư vấn từ xa các bệnh Cơ xương khớp giúp kết nối người bệnh với các bác sĩ Nội Tổng quát tận tâm và giàu kinh nghiệm hàng đầu của CarePlus. Bác sĩ sẽ thăm khám, hướng dẫn các biện pháp chăm sóc đúng cách và tư vấn cụ thể để người bệnh cám thấy an tâm hơn trong giai đoạn giãn cách xã hội vì Covid-19. ₫300.000

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}