ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Những Bài Kiểm Tra Sức Khỏe Cần Thiết Cho Trẻ

Những Bài Kiểm Tra Sức Khỏe Cần Thiết Cho Trẻ

16/01/2018 2:20:52 CH

Kiểm tra sức khoẻ định kỳ được khuyến nghị ở tất cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ để đảm bảo sự phát triển bình thường và khỏe mạnh, cũng như kiểm soát các vấn đề sức khoẻ từ sớm. Những lần thăm khám định kỳ này còn là cơ hội quý để bố mẹ có thể chia sẻ, thảo luận với bác sĩ những mối quan tâm về sức khoẻ và sự phát triển của con mình.

Thời gian tầm soát sức khỏe định kỳ cho trẻ tùy thuộc vào nhiều yếu tố, và thường được khuyến nghị ở trẻ nhỏ là từ 1-4 tuần tuổi, từ 6-8 tuần tuổi, từ 4/6 đến 9/12/18 tháng tuổi, sau đó là 2/3 đến 3 tuổi rưỡi, và 4 đến 5 tuổi.

Mỗi lần thăm khám, bác sĩ thường sẽ kiểm tra tình trạng sức khỏe tổng quát, cân nặng, chiều cao, thảo luận với bố mẹ về thói quen ăn uống và hoạt động thể chất, đánh giá thị lực, thính giác, răng và lợi, thói quen ngủ, ngôn ngữ, sự phát triển thể chất và sức khỏe tinh thần của trẻ. Ngoài ra còn có những bài kiểm tra quan trọng như sau:

1. Trẻ sơ sinh

  • Chỉ số Apgar đo ngay sau sinh đánh giá màu da, nhịp tim, cử động, phản xạ kích thích cơ và hô hấp. Bài kiểm tra này giúp xác định xem trẻ có bị trầm cảm, căng thẳng hoặc thiếu oxy và có cần can thiệp hay không.
  • Đánh giá sự trao đổi chất – xét nghiệm lấy máu gót chân – được thực hiện trong vòng 48 giờ sau khi sinh. Máu của bé sẽ được sàng lọc để phát hiện các rối loạn chuyển hóa và di truyền như chứng suy giáp (hypothyroidism) và bệnh hồng cầu lưỡi liềm. Những tình trạng này dù hiếm nhưng rất nguy hại cho trẻ và cần được phát hiện sớm.
  • Bài kiểm tra BAER (đo điện thế thính giác thân não) được thực hiện tại bệnh viện, đánh giá thính giác của em bé từ mức thân não, giúp phát hiện điếc sớm bẩm sinh ở trẻ.

2. Đo vòng đầu

Vòng đầu được đo tỉ mỉ ở mỗi lần thăm khám từ sơ sinh đến 2 tuổi. Nếu trẻ phát triển chậm, các đường nối của hộp sọ được hợp nhất quá sớm, hoặc trẻ bị viêm nhiễm bẩm sinh, hoặc chậm phát triển.

Mặt khác, vòng đầu phát triển nhanh bất thường có thể là biểu hiện của tình trạng như não úng thủy (hydrocephalus).

3. Tự kỷ

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi, bác sĩ Nhi khoa sẽ thảo luận với bố mẹ về các mốc phát triển quan trọng ở trẻ, như giao tiếp bằng mắt, tương tác xã hội và cách trẻ chơi. Ở 18 và 24 tháng tuổi, trẻ sẽ được đánh giá nguy cơ tự kỷ qua bảng câu hỏi M-CHAT. Khi trẻ lớn hơn, sự phát triển về hành vi và xã hội của trẻ sẽ liên tục được đánh giá.

4. Chiều cao và cân nặng

Mỗi lần thăm khám, hai thông số này sẽ được dùng để xác định BMI (chỉ số khối cơ thể), đây là cách tốt nhất để xác định nguy cơ thừa cân béo phì ở trẻ. Mặt khác, BMI cũng có thể chỉ ra nguy cơ rối loạn ăn uống. Bác sĩ sẽ thảo luận với bố mẹ về chế độ ăn uống của trẻ, thói quen ăn uống và hoạt động thể dục.

5. Thiếu máu thiếu sắt

Ở 1 và 2 tuổi, trẻ sẽ được kiểm tra để đảm bảo không bị thiếu sắt. Trẻ bị thiếu máu thiếu sắt có thể ảnh hưởng đến các hoạt động trí não, tim mạch và tăng trưởng.

6. Nhiễm chì

Theo CDC, khoảng 4 triệu trẻ em bị phơi nhiễm chì tại nhà. Tiếp xúc với chì có thể ảnh hưởng đến chỉ số IQ của trẻ và hàm lượng cao sẽ gây ngộ độc. Ở 1 và 2 tuổi, bác sĩ Nhi khoa sẽ thảo luận với bố mẹ về môi trường sống trong nhà, đồ chơi của trẻ và những gì bé ngậm, đưa vào miệng. Trẻ có thể cần phải thử máu để xác định độ phơi nhiễm chì.

7. Thị giác

Viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến nghị trẻ em nên khám mắt mỗi năm trong khoảng từ 3 đến 6 tuổi – và sau đó là mỗi hai năm. Bắt đầu từ 9 tháng tuổi, bác sĩ Nhi khoa có thể khuyến nghị trẻ được đo điện thế gợi thị giác (Visual Evoked Potential) để biết các hoạt động của não ở trung tâm thị giác và chắc chắn rằng cả hai bên đang hoạt động bình thường.

8. Vẹo cột sống

Vẹo cột sống là tình trạng xương sống cong bất thường, thường xuất hiện ở trẻ từ 10 đến 15 tuổi. Ngay khi trẻ có thể tự cúi người xuống để chạm vào ngón chân, bố mẹ nếu phát hiện trẻ có dấu hiệu vẹo cột sống cần đưa trẻ đến bác sĩ, tránh để lại những hậu quả nghiêm trọng lâu dài.

9. Tiểu đường

Tầm soát tiểu đường thường không được thực hiện định kỳ, nhưng chắc chắn nhiều bố mẹ nghĩ rằng, người lớn béo phì có nhiều nguy cơ bị bệnh tiểu đường hơn. Thực tế, trẻ em bị bệnh tiểu đường týp 1 và týp 2 đã tăng hơn 20 phần trăm kể từ năm 2001, theo nghiên cứu SEARCH for Diabetes in Youth.

Nếu trẻ bị sụt cân hoặc tiểu tiện quá nhiều, bác sĩ Nhi khoa có thể xét nghiệm tiểu đường týp 1 cho trẻ. Trẻ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 thường tăng cân, chậm chạp và thụ động. Nếu trẻ có tình trạng da nách, háng, cổ xạm và dày (acanthosis nigricans) – trẻ cần được kiểm tra đường huyết, mỡ máu và cortisone.

Bài viết gần đây/mới

KHÔNG CHỦ QUAN VỚI DẤU HIỆU VÀ BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH THỦY ĐẬU
Các biểu hiện lâm sàng của thủy đậu ở trẻ thường phát triển trong vòng 15 ngày sau khi tiếp xúc và thường bao gồm các triệu chứng sốt, mệt mỏi , đau họng, chán ăn, sau đó là phát ban mụn nước toàn thân, thường xảy ra trong vòng 24 giờ.

By BS. CK1. ĐẶNG NGỌC VÂN ANH

5 CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI CHÍCH NGỪA HPV PHÒNG UNG THƯ CỔ TỬ CUNG
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) đã đưa ra những khuyến nghị về việc tiêm ngừa vacxin HPV đối với tất cả trẻ em (cả nam lẫn nữ) nên được tiêm vacxin HPV vào khoảng 11-12 tuổi, thậm chí có thể tiêm sớm nhất là lúc 9 tuổi và việc chủng ngừa được khuyến khích cho tất cả mọi người đến 26 tuổi.

ĐAU VAI DO VIÊM GÂN - CHUYỆN THƯỜNG THẤY Ở DÂN VĂN PHÒNG
Với đặc thù công việc là làm việc bên máy tính 8 tiếng/ngày, cùng tư thế ngồi chưa đúng, dân văn phòng dễ gặp tình trạng viêm gân cơ vai. ThS. BS. CKI. Nguyễn Văn Hoàng Tâm - Chuyên khoa Cơ xương khớp tại CarePlus có những chia sẻ hữu ích về chủ đề này.

THỐNG KÊ TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE NHÂN SỰ DOANH NGHIỆP (QUÝ I/2024)
Trong quý I/2024, CarePlus ghi nhận tỷ lệ nhân sự của các doanh nghiệp khám sức khỏe định kỳ mắc các bệnh lý răng hàm mặt, vấn đề về mắt và rối loạn mỡ máu... ở mức cao (48 - 84%).

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}