ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH VÀ CÁC TRIỆU CHỨNG CẦN LƯU Ý

Đau quặn bụng và thay đổi trong thói quen đi tiêu (bao gồm tiêu chảy, phân nát, táo bón, hoặc cảm giác không hết phân sau khi đi tiêu) thường là các triệu chứng phổ biến của hội chứng ruột kích thích (IBS). Vậy IBS là gì?

HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH VÀ CÁC TRIỆU CHỨNG CẦN LƯU Ý

Một trong những nguyên nhân chính người bệnh đến khám tại chuyên khoa Tiêu hóa là do gặp phải các triệu chứng như đau quặn bụng hoặc rối loạn về thói quen đi tiêu (tiêu chảy, phân lỏng, phân nát hoặc táo bón, cảm giác không hết phân sau khi đi tiêu). Sau khi thực hiện các xét nghiệm cần thiết, người bệnh thường được chẩn đoán mắc phải Hội chứng Ruột kích thích (Irritable Bowel Syndrome - IBS). Vậy IBS là gì?

1/ HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH (IBS)

Hội chứng ruột kích thích là một tình trạng rối loạn mãn tính của đường tiêu hóa. IBS rất phổ biến, thống kê Bộ Y tế cho thấy tỷ lệ mắc bệnh cao, chiếm 10 - 15% dân số toàn cầu. Tại Việt Nam, ước tính có hơn 14 triệu người bị IBS nhưng chỉ 30% trong số này đến cơ sở y tế.

2/ NGUYÊN NHÂN 

Hiện nay, nguyên nhân gây ra hội chứng ruột kích thích vẫn chưa được xác định rõ ràng nhưng có nhiều giả thuyết được nghiên cứu và đồng thuận bởi giới khoa học như:

  • Hiện tượng co thắt bất thường của đại tràng và ruột non (thường được biết đến là bệnh “Đại tràng co thắt”). Tình trạng ruột co thắt khiến người bệnh đau quặn bụng nên đôi khi bác sĩ phải dùng thuốc giảm co thắt và tăng cường chất xơ để giảm triệu chứng. Tuy nhiên, không phải bệnh nhân IBS nào cũng bị co thắt ruột.
  • Lo lắng và căng thẳng: Nhiều nghiên cứu cho thấy stress gây ảnh hưởng đến trục não ruột và làm mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột. Do đó, hầu hết những người bị hội chứng ruột kích thích sẽ thấy các triệu chứng như đau bụng, đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy… trở nên nghiêm trọng hơn trong các giai đoạn căng thẳng.
  • Nhạy cảm hoặc dị ứng với thức ăn: Nhiều bệnh nhân IBS có hiện tượng không dung nạp một số loại thực phẩm, thường đi tiêu sau ăn. Một số thực phẩm cho thấy có thể gây ra triệu chứng IBS như các sản phẩm từ sữa ( chứa lactose), các loại đậu (đậu trắng, đậu đỏ,...), một số loại rau (bông cải xanh, súp lơ trắng, bắp cải...). Những thực phẩm này tăng sinh khí ở ruột và gây ra tình trạng co thắt. Giả thuyết này cũng đang được chứng minh, do đó khi gặp tình trạng trên, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về chế độ dinh dưỡng thích hợp thay vì kiêng khem quá mức và khiến cơ thể thiếu chất.
  • Tăng nhạy cảm ruột: Một số nghiên cứu gần đây cho thấy thần kinh đường ruột ở người bị IBS nhạy cảm hơn bình thường nên chỉ cần một lượng hơi nhỏ hay co thắt ít cũng gây đau đớn cho người bệnh.
  • Ở một số người, IBS xuất hiện sau khi nhiễm trùng tiêu hóa nặng ( ví dụ: nhiễm vi khuẩn Salmonella, Campylobacter hoặc do nhiễm siêu vi). Tuy vậy, giả thuyết này vẫn chưa có giải thích cụ thể về cơ chế xảy ra và hầu hết bệnh nhân IBS không có tiền sử mắc các bệnh nhiễm trùng tiêu hóa trước đó.

3/ TRIỆU CHỨNG

Hội chứng ruột kích thích thường gặp ở người trẻ và phổ biến ở phụ nữ hơn nam giới. Triệu chứng phổ biến nhất của IBS là kết hợp đau bụng và thay đổi thói quen đi đại tiện.

  • Đau bụng: Bệnh nhân thường đau quặn bụng, đau từng cơn. Một số người bị IBS nhận thấy cường độ cơn đau tăng khi stress hoặc sau khi ăn và sẽ giảm sau khi họ đi tiêu. Một số bệnh nhân nữ nhận thấy cơn đau có liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt.
  • Thay đổi thói quen đi tiêu: Tiêu chảy hoặc táo bón xảy ra thường xuyên. Một số bệnh nhân có triệu chứng táo bón và tiêu chảy xen kẽ nhau.

4/ CHẨN ĐOÁN

Rất nhiều bệnh lý tiêu hóa khác có triệu chứng tương tự như hội chứng ruột kích thích. Do đó, IBS là một chẩn đoán sau khi đã loại trừ các bệnh lý khác như: hội chứng kém hấp thu, bệnh viêm đại tràng, bệnh Celiac (bệnh do cơ thể không thể dung nạp gluten).  

Khi đến thăm khám, bác sĩ sẽ chẩn đoán dựa trên một số xét nghiệm và có thể yêu cầu thực hiện nội soi đại tràng ở bệnh nhân trên 40 tuổi, bệnh nhân có tiền căn gia đình ung thư đại trực tràng hay bệnh nhân có các dấu hiệu nguy hiểm.  

Hội chứng ruột kích thích là hội chứng lành tính, tuy nhiên ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nếu bạn gặp các vấn đề về thói quen đi tiêu, đau quặn bụng hoặc có bất kỳ triệu chứng nào của IBS hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

Các bác sĩ chuyên khoa Tiêu Hóa tại CarePlus sẽ tiến hành kiểm tra, chẩn đoán để xác định, đưa ra kế hoạch điều trị thích hợp và phòng ngừa các biến chứng hoặc các bệnh lý tiêu hóa khác (ví dụ ung thư đại trực tràng).  

Liên hệ ngay với CarePlus để được tư vấn hoặc đặt lịch khám qua Free Hotline: 1800 6116  

Bài viết liên quan

Các giai đoạn viêm loét dạ dày
Viêm loét dạ dày được chia làm 2 giai đoạn là viêm loét cấp tính và mãn tính.

Bài viết được tư vấn bởi BS. CK2. Hồ Thị Vân Hằng

Stress kéo dài - Dạ dày cũng phải lên tiếng.
Hệ tiêu hóa cực kỳ nhạy cảm với tâm trạng của con người. Stress có thể khiến bạn bị viêm loét dạ dày tá tràng, chảy máu tiêu hóa, thủng dạ dày, tiêu chảy, khô miệng, chán ăn, ăn không tiêu, hơi thở hôi, rối loạn chức năng đại tràng. Trong đó, stress là một trong những nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề về hội chứng rối loạn chức năng dạ dày ruột như: Hội chứng ruột kích thích (IBS), trào ngược dạ dày thực quản (GERD)…

Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Ở Người Tập Luyện Thể Thảo - Yếu Tố Ít Được Nhận Ra
Trào ngược dạ dày thực quản (gọi tắt là GERD) ngày càng xuất hiện nhiều trong cuộc sống hiện đại, theo thống kê mới nhất thì bệnh chiếm đến 20% số ca đến khám ở Mỹ hàng năm. Tại Việt Nam thì chưa có số liệu cụ thể nhưng theo báo cáo Bộ Y tế năm 2022 thì có 30-45% BN ở thành thị bị vấn đề về dạ dày và trào ngược dạ dày.

Bài viết được tư vấn bởi Ths. BS.CK2 Đinh Thị Ngọc Minh

Dạ Dày Của Chúng Ta Cũng Cần Được Bảo Vệ Khỏi Stress.
Căng thẳng và stress là do áp lực trong cuộc sống hiện đại, áp lực từ công việc hoặc gia đình và tới khi bệnh biểu hiện bằng những cơn đau, người bệnh đi khám mới biết mình bị mắc viêm loét dạ dày.

Bài viết được tư vấn bởi TS. BS. Nguyễn Huy Bằng

Bài viết gần đây/mới

NHỮNG CON SỐ “BÁO ĐỘNG” VỀ TÌNH HÌNH SỨC KHỎE CƠ XƯƠNG KHỚP NƠI LÀM VIỆC 2024
Sức khỏe cơ xương khớp luôn là một trong những vấn đề được quan tâm tại môi trường làm việc. Báo cáo chỉ ra có đến 47% người lao động xác nhận giảm năng suất làm việc do đau cơ, nhức khớp. Tìm hiểu cách phòng ngừa và cải thiện trong bài viết dưới đây!

BỆNH HEN SUYỄN Ở TRẺ EM - Cần phát hiện và điều trị sớm!
Việc điều trị hen suyễn tối ưu ở trẻ em phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm độ tuổi, mức độ nghiêm trọng và tần suất các cơn hen xảy ra và tuân thủ dùng thuốc. Trong hầu hết các trường hợp, thuốc có thể kiểm soát các triệu chứng, cho phép trẻ tham gia đầy đủ vào mọi hoạt động, bao gồm cả thể thao.

By BS. CK1. ĐẶNG NGỌC VÂN ANH

TĂNG HUYẾT ÁP ẨN GIẤU VÀ NHỮNG ĐIỀU CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
Tăng huyết áp ẩn giấu (THA ÂG) là tình trạng huyết áp của bệnh nhân bình thường dưới ngưỡng 140/90mmHg khi đo tại cơ sở y tế, nhưng khi đo ngoài cơ sở y tế (tại nhà hoặc đo huyết áp lưu động trong 24 giờ) thì chỉ có số trung bình trên 135/85 mmHg. Điều đáng lo ngại là THA ẩn giấu chưa được quan tâm đúng mức mặc dù đây vẫn là một tình trạng nguy hiểm, nếu không được xử lý kịp thời có thể gây ra các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng như SUY THẬN, MẤT THỊ LỰC, SUY TIM, TĂNG NGUY CƠ ĐỘT QUỴ.

HIỂU ĐÚNG - TEST CHUẨN CÙNG “XÉT NGHIỆM BỆNH LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC (STDs) LẤY MẪU TẠI NHÀ”
Với nhiều người, bệnh lý lây truyền qua đường tình dục vẫn là một vấn đề “tế nhị” và mang lại nỗi mặc cảm lớn. Đôi khi việc gặp bác sĩ điều trị và trao đổi trực tiếp không quá đáng sợ với người bệnh bằng những thủ tục mà họ phải trải qua trước đó, từ đăng ký khám, thông báo triệu chứng với nhân viên sàng lọc đến việc phải chờ đợi trước khi được gọi tên vào phòng khám bệnh. Tất cả những lo ngại mang tính tinh thần này “dường như” sẽ được giải quyết bằng hình thức xét nghiệm tại nhà.

By Ths. Bs. Nguyễn Đoan Quỳnh

VÌ SAO NHÂN VIÊN VĂN PHÒNG DỄ BỊ SÂU RĂNG VÀ VIÊM NƯỚU?
Theo số liệu thống kê, bệnh răng miệng giữ vị trí cao nhất trong số các bệnh phổ biến ở nhân viên doanh nghiệp đến khám sức khỏe định kỳ tại CarePlus trong quý 1 - 2 - 3/2024, nổi bật với vấn đề sâu răng và viêm nướu.

By BS. Phan Hữu Quang

Các sản phẩm liên quan

Tầm Soát Ung Thư Thực Quản - Dạ Dày - Tá Tràng (Nội Soi Tiền Mê)
Ung Thư Thực Quản - Dạ Dày - Tá Tràng là bệnh ác tính phổ biến thứ tư trên toàn thế giới. Số người mắc bệnh ngày càng tăng bởi lối sống thiếu lành mạnh và ăn uống thiếu khoa học hiện nay. Bệnh dễ di căn và gây tử vong cao vì triệu chứng ung thư giai đoạn đầu rất mơ hồ và không đặc hiệu. Do đó, nhận biết sớm các dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư thực quản - dạ dày - tá tràng là cơ sở để xây dựng phác đồ điều trị hiệu quả, tăng cơ hội sống khỏe cho người bệnh. ₫3.108.000 ₫2.486.400

Khám bệnh Gan - Tiêu hóa (Viêm gan siêu vi, Tiêu chảy,...)
Đau bụng, tiêu chảy, ợ chua ợ hơi, ăn không tiêu, táo bón, ăn uống không ngon miệng, cơ thể thường xuyên mệt mỏi,...là những vấn đề Gan - Tiêu hóa thường gặp, ảnh hưởng đến nhiều sức khỏe tổng thể của người bệnh. Dịch vụ khám tư vấn từ xa các bệnh Gan - Tiêu hóa giúp kết nối người bệnh với các bác sĩ Nội Tổng quát, Gan - Tiêu hóa tận tâm và giàu kinh nghiệm hàng đầu của CarePlus. Bác sĩ sẽ thăm khám, hướng dẫn các biện pháp chăm sóc đúng cách và tư vấn cụ thể để người bệnh cám thấy an tâm hơn trong giai đoạn giãn cách xã hội vì Covid-19. ₫300.000

Tầm Soát Ung Thư Thực Quản - Dạ Dày - Tá Tràng (Nội Soi Không Tiền Mê)
Ung Thư Thực Quản - Dạ Dày - Tá Tràng là bệnh ác tính phổ biến thứ tư trên toàn thế giới. Số người mắc bệnh ngày càng tăng bởi lối sống thiếu lành mạnh và ăn uống thiếu khoa học hiện nay. Bệnh dễ di căn và gây tử vong cao vì triệu chứng ung thư giai đoạn đầu rất mơ hồ và không đặc hiệu. Do đó, nhận biết sớm các dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư thực quản- dạ dày - tá tràng là cơ sở để xây dựng phác đồ điều trị hiệu quả, tăng cơ hội sống khỏe cho người bệnh. ₫2.400.000 ₫1.920.000

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}