ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Các giai đoạn viêm loét dạ dày

Viêm loét dạ dày được chia làm 2 giai đoạn là viêm loét cấp tính và mãn tính.

Các giai đoạn viêm loét dạ dày

10/08/2022 2:00:18 CH

1. Viêm loét dạ dày cấp tính

Dấu hiệu đặc trưng của viêm loét dạ dày cấp tính là các triệu chứng thường xuất hiện đột ngột, biểu hiện rõ nét và diễn tiến trong thời gian ngắn. Ở giai đoạn này, nếu được phát hiện và điều trị đúng cách, bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi triệt để. Tuy nhiên, đa số người bệnh thường bỏ qua các triệu chứng, chủ quan không đi khám, khiến bệnh tình trở nên phức tạp hơn.

2. Viêm loét dạ dày mãn tính

Viêm loét dạ dày cấp tính khi không được điều trị sẽ khiến tình trạng viêm sưng kéo dài, sau một thời gian có thể chuyển sang dạng mãn tính. Ở giai đoạn mãn tính, các tổn thương lan rộng, bệnh khó điều trị hơn, thậm chí có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như viêm teo, chuyển sản ruột, hẹp môn vị, xuất huyết, thủng, ung thư dạ dày, viêm nhiễm các cơ quan lân cận…

Nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày

Viêm loét dạ dày có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Trong đó, hai nguyên nhân phổ biến nhất là:

1. Nhiễm vi khuẩn Helicobacter. pylori (vi khuẩn HP)

Nhiễm H.pylori là nguyên nhân hàng đầu gây viêm loét dạ dày. Sau khi xâm nhập vào dạ dày, vi khuẩn này sẽ chui vào lớp nhầy của niêm mạc dạ dày, tiết ra độc tố làm tổn thương niêm mạc dạ dày, ức chế sản xuất yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày hình thành các vết loét. 

2. Sử dụng lâu dài thuốc chống viêm không steroid (NSAID)

Việc sử dụng các loại thuốc NSAID như ibuprofen, naproxen, diclofenac… trong thời gian dài sẽ khiến dạ dày bị tổn thương. Các loại thuốc này gây ức chế quá trình tổng hợp prostaglandin, làm giảm hiệu quả bảo vệ niêm mạc dạ dày, khiến dạ dày dễ bị viêm loét.

Bên cạnh hai nguyên nhân trên, bệnh còn có thể do các nguyên nhân ít gặp hơn gây ra, bao gồm:

  • Tăng tiết axit trong dạ dày: Điều này có thể xảy ra vì nhiều lý do, bao gồm yếu tố di truyền, hút thuốc lá, căng thẳng hoặc tiêu thụ một số loại thực phẩm nhất định.

  • Hội chứng Zollinger-Ellison: Đây là một tình trạng hiếm gặp gây ra tình trạng dư thừa axit trong dạ dày.

Viêm loét dạ dày là một trong những bệnh lý đường tiêu hóa phổ biến nhất. Nếu như được phát hiện sớm, bệnh có thể dễ dàng chữa khỏi, tránh tình trạng bệnh sẽ tiến triển nặng và có thể dẫn đến biến chứng.

Vì vậy, việc chủ động thăm khám và điều trị các bệnh lý, xây dựng lối sống lành mạnh và chế độ dinh dưỡng khoa học là điều hết sức cần thiết. Đặt lịch khám với bác sĩ  CarePlus để nhận được những lời khuyên, thông tin chính xác, đồng thời điều trị bệnh kịp thời ngay khi gặp những triệu chứng bất thường. 

 

Bài viết gần đây/mới

TẤT CẢ NHỮNG GÌ BẠN CẦN BIẾT VỀ BỆNH ZONA THẦN KINH (GIỜI LEO)
Bệnh Zona hay còn được biết đến với tên gọi là bệnh Giời leo. Đây là bệnh lý da nhiễm siêu vi gây ra do sự tái hoạt động của các virut thuỷ đậu VARICELLA ZOSTER. Từ đó gây nên các biểu hiện ở da và thần kinh. Sau khi đã biết về bệnh chúng ta có thể phòng tránh hiệu quả hơn.

By ThS. BS CKI. Nguyễn Thị Thuỳ Liên

AN TOÀN BƯỚC QUA DỊCH ĐAU MẮT ĐỎ
Người bị đau mắt đỏ (hay còn gọi là viêm kết mạc cấp) tại TP.HCM đang tăng nhanh, ngành y tế thành phố đã tìm được tác nhân chính gây bệnh là enterovirus (86%)

By BS. CK2. Khương Thị Kha Ly

ĐIỀU TRỊ BÉO PHÌ Ở CÁC LỨA TUỔI CÓ GIỐNG NHAU?
Béo phì là tình trạng cơ thể tích tụ quá mức khối mỡ và chính tình trạng dư thừa khối mỡ làm tăng nguy cơ các bệnh lý như đái tháo đường, gout, rối loạn mỡ máu, bệnh tim mạch, ung thư… Do vậy, mục tiêu cốt lõi của điều trị béo phì là làm giảm khối mỡ để kiểm soát các biến chứng.

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

NHỮNG AI NÊN ĐI TẦM SOÁT TIM MẠCH VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC TẦM SOÁT TIM MẠCH⁉️
Đột quỵ là bệnh lý cấp tính nguy hiểm, thường xảy ra đột ngột, có tỉ lệ tử vong cao nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Mỗi năm ở Việt Nam có hơn 200.000 người bị đột quỵ, hơn 50% trong số đó tử vong và chỉ có 10% sống sót là có bình phục hoàn toàn. Đáng lo ngại, đột quỵ đang có dấu hiệu ngày càng trẻ hóa, gia tăng mạnh từ 40 – 45 tuổi hay thậm chí xuất hiện cả ở tuổi 20.

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}