ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Stress kéo dài - Dạ dày cũng phải lên tiếng.

Hệ tiêu hóa cực kỳ nhạy cảm với tâm trạng của con người. Stress có thể khiến bạn bị viêm loét dạ dày tá tràng, chảy máu tiêu hóa, thủng dạ dày, tiêu chảy, khô miệng, chán ăn, ăn không tiêu, hơi thở hôi, rối loạn chức năng đại tràng. Trong đó, stress là một trong những nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề về hội chứng rối loạn chức năng dạ dày ruột như: Hội chứng ruột kích thích (IBS), trào ngược dạ dày thực quản (GERD)…

Stress kéo dài - Dạ dày cũng phải lên tiếng.

23/03/2023 9:25:58 SA

Hệ tiêu hóa cực kỳ nhạy cảm với tâm trạng của con người. Stress có thể khiến bạn bị viêm loét dạ dày tá tràng, chảy máu tiêu hóa, thủng dạ dày, tiêu chảy, khô miệng, chán ăn, ăn không tiêu, hơi thở hôi, rối loạn chức năng đại tràng. Trong đó, stress là một trong những nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề về hội chứng rối loạn chức năng dạ dày ruột như: Hội chứng ruột kích thích (IBS), trào ngược dạ dày thực quản (GERD)…

Dạ dày và ruột thực chất có nhiều tế bào thần kinh hơn toàn bộ cột sống, do đó các bác sĩ coi hệ tiêu hóa là một “bộ não nhỏ”. Một xa lộ các dây thần kinh nối trực tiếp từ não tới hệ tiêu hóa, và thông tin được truyền đi hai chiều. Serotonin là một hormone rất quan trọng kiểm soát tâm trạng con người. Điều đáng chú ý là 95% hormone serotonin này nằm trong hệ tiêu hóa chứ không phải não.

Khi bị stress nặng, não sản sinh ra các hormon làm ảnh hưởng tới hoạt động của hệ tiêu hóa, đồng thời sinh ra các steroid và adrenaline phục vụ cho việc chống chọi lại stress. Đôi khi các hormone này ảnh hưởng tới tâm trạng của bạn, làm cho bạn không muốn ăn gì khi bị stress. Một số trường hợp lại kích thích cơn đói của bạn, làm cho bạn cảm thấy thèm ăn khi bị stress. 

Nếu bạn đang mắc các vấn đề về dạ dày, như bệnh trào ngược dạ dày, bệnh viêm loét dạ dày, chứng ruột bị kích thích, stress có thể làm cho triệu chứng này trở nên xấu đi.

Trên thực tế, hệ thần kinh trung ương của cơ thể kiểm soát quá trình tiêu hóa. Nếu bạn quá căng thẳng, hệ thần kinh trung ương sẽ ngừng lưu thông máu và gây co cơ, khó tiêu.

Stress có thể gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương (nơi kiểm soát quá trình tiêu hóa), ảnh hưởng tới nhu động ruột, ợ nóng, cản trở miễn dịch của đường ruột. Ngoài ra, stress còn góp phần gây ra các vấn đề về tiêu hóa sau: Khó tiêu, trào ngược dạ dày, loét dạ dày-tá tràng, viêm đại tràng và bệnh Crohn…

Làm sao phòng ngừa các tác hại do stress?

Bất cứ một sang chấn tâm lý (stress) nào cũng có hai mặt. Phần tích cực sẽ thúc đẩy sự phát triển của con người, làm con người rắn rỏi, vững vàng trong cuộc sống. Phần tiêu cực ảnh hưởng rất lớn sức khoẻ nói chung và đặc biệt là hệ tiêu hóa nói riêng.

Để loại trừ stress bạn nên thực hiện như sau: 
  • Hạn chế những yếu tố thuận lợi có thể gây nên stress.

  • Giữ cho thái độ và suy nghĩ đúng đắn. 

  • Điều quan trọng là thay thế những ý nghĩ tiêu cực bằng những ý nghĩ tích cực, vì căng thẳng tâm lý là do những suy nghĩ tạo nên theo cách nhận thức hoàn cảnh của mỗi người. 

  • Hãy thay đổi cách nghĩ của bạn

  • Hiểu đúng vấn đề sẽ giúp bạn loại bỏ được những nỗi lo sợ, lo âu, oán giận, trầm cảm, buồn bã… mà hậu quả là căng thẳng tâm lý

  • Một chế độ ăn uống đầy đủ giàu chất dinh dưỡng như vitamin B1, B3 (niacin), B5, B6 và B12, C, E và D, axit folic (trong lá rau xanh), biotin, sắt, magie, mangan, photpho, kali, selen, kẽm, protein, chất béo và tinh bột.

  •  Nghỉ ngơi hoàn toàn chủ yếu bằng cách thư giãn thực sự

  • Mỗi ngày tập luyện thể dục thể thao. 

  • Chạy hoặc đi bộ 30 phút mỗi ngày, bơi lội…

Nếu thực hiện những điều trên mà vẫn không hết căng thẳng, bạn nên đi khám để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn và điều trị.

Nếu có bất cứ triệu chứng nào kể trên, bạn hãy chủ động đặt lịch thăm khám sớm tại CarePlus để được các y bác sĩ giàu kinh nghiệm chẩn đoán và can thiệp sớm nhất.

Bài viết gần đây/mới

DẤU HIỆU CON DẬY THÌ SỚM CHA MẸ CẦN NHẬN BIẾT & CAN THIỆP KỊP THỜI
Bình thường trẻ gái bước vào độ tuổi dậy thì trung bình từ 8 - 13 tuổi và ở trẻ trai là từ 9 - 14 tuổi. Dậy thì sớm là hiện tượng xuất hiện các dấu hiệu dậy thì trước 8 tuổi ở bé gái và trước 9 tuổi ở bé trai.

By BS. CK1. Lại Thị Bích Thủy

ĐIỂM MẶT 6 BỆNH VIÊM DA THƯỜNG GẶP VÀO MÙA HÈ
Thời tiết mùa hè nắng nóng kéo dài, chỉ số tia UV cao tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và nấm phát triển. Nhiều người có làn da nhạy cảm sẽ bị ngứa ngáy hoặc dễ mắc các bệnh viêm da trở nặng.

By BS. CK1. NGUYỄN DUY KHANH

Cẩn thận 4 bệnh lý mùa hè dễ “tấn công” trẻ trong thời tiết nắng nóng
Thời tiết cả nước đang bước vào giai đoạn nắng nóng đỉnh điểm, trẻ em là đối tượng dễ bị ảnh hưởng xấu tới sức khỏe do sức đề kháng còn non yếu. Đặc biệt là một số bệnh mùa hè thường gặp ở trẻ em như: tiêu chảy, sốt siêu vi, tay chân miệng,... dễ lây lan trong thời điểm gần đây.

Viêm gan siêu vi B - Căn bệnh nguy hiểm thầm lặng
Viêm gan siêu vi B là 1 căn bệnh nhiễm trùng do siêu vi gây viêm gan B có thể gây tử vong. Đây là một căn bệnh toàn cầu, là một căn bệnh thầm lặng có thể gây ra tình trạng viêm gan mãn tính và có thể tăng nguy cơ đáng kể tử vong do xơ gan và ung thư gan trong tương lai cho người bệnh.

By Ths. BS. Đinh Thị Ngọc Minh

NÊN TẬP THỂ DỤC BUỔI SÁNG HAY CHIỀU TỐI TỐT HƠN?
Việc tập thể dục buổi sáng hay chiều tối có thể phụ thuộc vào sở thích và thời gian của mỗi người. Tuy nhiên, tập thể dục buổi sáng có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và tinh thần, như giúp tăng cường sự tỉnh táo và năng lượng cho cả ngày, cải thiện giấc ngủ và tăng cường sức đề kháng. Trong khi đó, tập thể dục chiều tối có thể giúp giảm căng thẳng và đánh tan mệt mỏi sau một ngày làm việc, đồng thời giúp rèn luyện sự kiên trì và sự chịu đựng. Tuy nhiên, nếu tập thể dục quá muộn vào buổi tối có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn. Vì vậy, để quyết định tập thể dục vào buổi sáng hay chiều tối tốt hơn. Vì vậy bạn nên cân nhắc lịch trình của mình và chọn thời điểm phù hợp để tận dụng tối đa lợi ích của việc tập thể dục cho sức khỏe và tinh thần của mình, CarePlus chia sẻ một số thông tin hi vọng có thể sẽ giải đáp được phần nào thắc mắc của đọc giả cho vấn đề này!!!

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}