ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO MẸ BẦU BỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ

Đái tháo đường thai kỳ là bệnh diễn ra thầm lặng, có thể xảy đến với bất kỳ mẹ bầu nào, dẫn đến các vấn đề sức khỏe nguy hiểm cho người mẹ và thai nhi. Để phòng ngừa và cải thiện đái tháo đường thai kỳ ở khía cạnh dinh dưỡng, mời bạn tham khảo bài viết sau.

CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO MẸ BẦU BỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ

⛔ Đái tháo đường thai kỳ hay tiểu đường thai kỳ là bệnh phức tạp có thể xảy đến với bất kỳ mẹ bầu nào. Bệnh này diễn ra thầm lặng, chị em thường không biết mình mắc phải cho đến khi đi khám thai định kỳ và được bác sĩ cho làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ. 

👉 Để phòng ngừa hoặc cải thiện tình trạng đái tháo đường thai kỳ ở khía cạnh dinh dưỡng, mời bạn cùng tìm hiểu với ThS. BS. Nguyễn Phương Anh - Chuyên khoa Dinh dưỡng tại Hệ thống Phòng khám CarePlus! 

1/ Đái tháo đường thai kỳ là gì? 

Đái tháo đường thai kỳ là tình trạng rối loạn dung nạp đường glucose, dẫn đến tăng nồng độ đường glucose trong máu. Bệnh khởi phát trong thai kỳ (thường ở tuần 24-28) và tự khỏi sau khi sinh con. 

Theo thống kê của Liên đoàn Đái tháo đường thế giới (IDF), tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ năm 2021 tại Việt Nam tăng lên 21,8%, cao hơn khoảng 5 lần so với giai đoạn 2001 – 2004.  

2/ Đái tháo đường thai kỳ có nguy hiểm không? 

Nếu thai phụ không kiểm soát đường huyết tốt, đái tháo đường thai kỳ làm tăng nguy cơ các kết cục sản khoa bất lợi cho cả mẹ và con. 

  • Nguy cơ cho mẹ: tăng huyết áp thai kỳ, sinh non, thai lưu, sẩy thai,… Ngoài ra, phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ có nguy cơ bị đái tháo đường type 2 sau 5 - 10 năm và nguy cơ tiếp tục bị đái tháo đường thai kỳ ở những lần mang thai sau. 

  • Nguy cơ cho con: thai nhi tăng tiết insulin làm thai tăng trưởng quá mức dẫn đến thai to và các biến chứng do sinh con to, hạ đường huyết sau sinh... Ngoài ra, trẻ sinh ra bởi bà mẹ bị đái tháo đường thai kỳ có nguy cơ cao bị đái tháo đường type 2 hoặc béo phì sau này. 

3/ Phòng ngừa đái tháo đường thai kỳ như thế nào? 

Thừa cân - béo phì là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây tăng nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ; tuy nhiên, yếu tố này có thể kiểm soát được. Do vậy, trước khi có ý định mang thai, chị em nên duy trì cân nặng khỏe mạnh, đặc biệt là những ai đang thừa cân béo phì thì nên lên kế hoạch giảm cân phù hợp. 

4/ Chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ 

Chế độ dinh dưỡng nên được cá nhân hóa dựa trên cân nặng của mẹ trước khi mang thai, quá trình tăng cân trong thai kỳ, tình trạng phát triển của thai nhi, thói quen ăn uống và vận động của mẹ…  

Nhìn chung, chế độ dinh dưỡng cho thai phụ bị đái tháo đường thai kỳ cần đáp ứng các nguyên tắc sau: 

🔹 Đủ năng lượng để tăng cân hợp lý 

Mặc dù giảm năng lượng ăn vào giúp thai phụ kiểm soát đường huyết tốt hơn, nhưng nếu nạp quá ít năng lượng, có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ. Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam khuyến nghị mức tăng cân cho toàn thai kỳ như sau: tăng 10-12 kg đối với mẹ có cân nặng bình thường trước khi mang thai, tăng 8-11 kg ở mẹ thừa cân và tăng 5-8 kg ở mẹ béo phì. 

🔹 Cân đối các chất bột đường, chất đạm và chất béo trong khẩu phần 

Cho đến nay vẫn chưa có khuyến nghị nào đề nghị việc cắt giảm nghiêm ngặt chất bột đường để kiểm soát đường huyết trong thai kỳ. Hãy cân đối nhu cầu chất bột đường khoảng 50-55%, chất đạm khoảng 15-20% và chất béo khoảng 25-35% nhu cầu năng lượng. 

🔹 Lựa chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp 

Thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp còn được gọi là thực phẩm làm tăng đường huyết sau ăn một cách chậm rãi, gồm gạo lứt, bắp, cà rốt, cà chua, chuối, táo,... Chúng chứa ít đường đơn giản, giàu chất xơ, cần được nấu với nhiệt độ thấp, ít nước và trong thời gian ngắn. Ví dụ bắp luộc có chỉ số đường huyết thấp hơn bắp nướng do nhiệt độ luộc thấp hơn nhiệt độ nướng. 

🔹 Khuyến khích tập thể dục vừa phải sau khi ăn  

Nhằm mục đích tăng nhạy cảm insulin, giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn. 

Vậy nên, mẹ bầu cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp để vừa có thể kiểm soát đường huyết thai kỳ, vừa cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho thai nhi phát triển. Tốt hơn là có Bác sĩ Dinh dưỡng đưa ra chế độ phù hợp, cũng như theo dõi sát sao tình trạng bệnh. 

👉 Nếu bạn quan tâm đến việc phòng ngừa hoặc cải thiện tình trạng tiểu đường thai kỳ, đừng ngần ngại liên hệ với CarePlus để được đội ngũ Bác sĩ Dinh dưỡng giàu kinh nghiệm tư vấn nhé! 

Inbox hoặc liên hệ hotline miễn phí 1800 6116 để đặt lịch khám ngay! 


HỆ THỐNG PHÒNG KHÁM QUỐC TẾ CAREPLUS

Thành viên của Singapore Medical Group

Hotline: 1800 6116    

Email: info@careplusvn.com    

Bài viết liên quan

SỰ THẬT VỀ THỞ THÔI CŨNG TĂNG CÂN?
Thở thôi cũng tăng cân không hẳn là câu than thở của chị em, mà còn là dấu hiệu chỉ ra những vấn đề sức khỏe tiềm tàng chúng ta cần lưu ý.

Bài viết được tư vấn bởi ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

CẢNH BÁO SUY DINH DƯỠNG Ở NGƯỜI BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH
20% người bệnh Phổi tắc nghẽn mạn tính bị sụt cân, thiếu hụt vitamin và protein, thậm chí suy dinh dưỡng. Đây là tình trạng đáng lưu ý, vì có thể dẫn đến suy giảm khả năng miễn dịch và thúc đẩy bệnh trở nặng.

Bài viết gần đây/mới

ĐỪNG CHỦ QUAN VỚI HỘI CHỨNG ỐNG CỔ TAY - MỐI ĐE DỌA ÂM THẦM ĐẾN SỨC KHỎE VÀ CUỘC SỐNG
Hội chứng ống cổ tay là loại bệnh lý thần kinh bị chèn ép phổ biến nhất và ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển thành suy yếu lực tay, teo cơ, thậm chí mất khả năng lao động.

By ThS. BS. CKI NGUYỄN VĂN HOÀNG TÂM

NHẬN BIẾT VÀ XỬ LÝ SỐT PHÁT BAN Ở TRẺ (ROSEOLA)
Chắc hẳn là các ba mẹ và các bé đều đã từng trải qua tình trạng Sốt phát ban ít nhất một lần trong đời! Vậy để hiểu đúng và đầy đủ hơn về tình trạng này, chúng ta cùng tìm hiểu về Sốt phát ban là gì nhé!

By BS.CKII. PHẠM QUANG VINH

SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM KHÔNG ĐƠN GIẢN NHƯ MỌI NGƯỜI LẦM TƯỞNG
Suy dinh dưỡng là một trong nguyên nhân gây tử vong đối với trẻ dưới 5 tuổi và gây ra các hệ quả như: chậm phát triển, trí nhớ kém, rối loạn tiêu hóa...

By Ths. BS. Lê Thị Kim Dung

8 LƯU Ý GIÚP BẢO VỆ TRẺ KHỎI CÁC BỆNH HÔ HẤP THƯỜNG GẶP KHI GIAO MÙA
Vào thời điểm giao mùa, trẻ em dễ mắc các bệnh hô hấp như viêm hô hấp trên, viêm thanh quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi, và suyễn. Nguyên nhân không chỉ do sự thay đổi đột ngột của thời tiết hay hệ miễn dịch chưa hoàn thiện mà còn từ những yếu tố có thể phòng tránh được. Dưới đây là lời khuyên đến từ BS.CKI. Trần Thị Thùy Trang - Chuyên khoa Nhi - Hệ Thống Phòng khám CarePlus để giúp bé có hệ hô hấp khỏe mạnh:

By BS. CK1. Phạm Thị Thùy Trang

NHỮNG CON SỐ “BÁO ĐỘNG” VỀ TÌNH HÌNH SỨC KHỎE CƠ XƯƠNG KHỚP NƠI LÀM VIỆC 2024
Sức khỏe cơ xương khớp luôn là một trong những vấn đề được quan tâm tại môi trường làm việc. Báo cáo chỉ ra có đến 47% người lao động xác nhận giảm năng suất làm việc do đau cơ, nhức khớp. Tìm hiểu cách phòng ngừa và cải thiện trong bài viết dưới đây!

Các sản phẩm liên quan

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}