ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Thức khuya xem bóng đá, lỡ đói bụng thì nên ăn gì?

Euro 2021 đã chính thức khai mạc, có nghĩa là những đêm mất ngủ của những fan hâm mộ sẽ tiếp diễn trong suốt một tháng tới. Xem bóng đá là một cái thú mà già trẻ lớn bé không ai muốn bỏ qua. Tuy nhiên, làm sao để vừa thỏa mãn thú vui của mình, lại vừa đảm bảo sức khoẻ sau nhiều đêm mất ngủ vì các trận đấu hầu như đều diễn ra vào đêm khuya?

Thức khuya xem bóng đá, lỡ đói bụng thì nên ăn gì?

Ths-Bs Phùng Ngọc Minh Tấn, khoa Tim mạch Hệ thống Phòng khám Quốc tế CarePlus đã có bài viết chia sẻ những bí quyết nho nhỏ giúp bạn luôn duy trì nếp ăn uống lành mạnh, nhất là vào đêm khuya. 

Cho đến nay, thực sự chưa có nghiên cứu nào đủ bằng chứng trực tiếp, chắc chắn, mạnh mẽ về việc ăn khuya là có hại. Các nghiên cứu hoặc là chỉ trên chuột, tinh tinh; hoặc chỉ nghiên cứu các chất hormone tăng trong máu (bằng chứng gián tiếp), hoặc chỉ là các nghiên cứu với số lượng người tham gia hạn chế.

Thật ra, theo các nhà nghiên cứu, mối liên quan giữa thời điểm ăn tối và các vấn đề như tăng cân, tăng đường, tăng mỡ còn phải xét đến ảnh hưởng của cách ăn uống nữa. Đó là các yếu tố sau đây:

1. Loại thức ăn

Coi đá banh, ăn mì tôm, bắp rang bơ, bánh kem, bánh ngọt, uống nước ngọt thì có hại là đương nhiên. Cái này không cần thức khuya thì ăn cũng không có lợi.

2. Khuynh hướng ăn nhiều không kiểm soát

Vừa ăn vừa xem tivi cũng giống như ăn bắp rang bơ xem phim vậy. Chúng ta không thực sự đói nhưng lại ăn trong vô thức, ăn để có việc gì đó làm cho đỡ buồn miệng. Nếu ăn không vượt số calorie đã giới hạn trước thì không thể tăng ký.

3. Không chuẩn bị sẵn đồ ăn

Buổi khuya chỉ có thức ăn có sẵn trong nhà là tiện nhất. Nếu không chuẩn bị sẵn đồ ăn có lợi cho sức khỏe chúng ta dễ dàng xé bịch bánh, ăn ngấu nghiến bịch khoai tây chiên hay úp tô mì gói cho gọn, đây đều là các thực phẩm nhiều tinh bột, chất béo có hại.

Nên chuẩn bị sẵn các thức ăn vặt có lợi như trái cây nhiều xơ (ổi, mận, bưởi, táo, bơ...), lòng trắng trứng gà, ức gà xé miếng luộc sẵn, hạt dẻ, hạnh nhân… để sẵn thành nhiều phần nhỏ.

Khi có cảm giác đói, nên thử uống nước xem cơn đói có hết không (khoảng 1/3 người nhầm cảm giác khát và đói khi thức khuya). Nếu vẫn đói, bạn đứng dậy đi lại tủ lạnh lấy 1 phần ăn đã làm sẵn. Chỉ 1 phần cho mỗi 20 phút. Với cách làm này, bạn kiểm soát được lượng thức ăn, chỉ chọn loại thức ăn có lợi, có vận động đi lại, có thời gian 20 phút để cảm giác no xuất hiện sau khi ăn.

4. Hạn chế chất kích thích như bia rượu, cà phê, trà đặc, gia vị. Chỉ nên uống nước lọc

Mất ngủ sau trận đấu sẽ làm đảo lộn nhịp sinh hoạt, rối loạn bài tiết các hormone, thậm chí làm bạn càng thấy đói khi đã leo lên giường ngủ.

Tóm lại, mối liên quan trực tiếp giữa thời điểm ăn và sức khoẻ kém hiện giờ vẫn chưa có bằng chứng khoa học đủ mạnh. Lời khuyên là bạn nên chú ý đến lượng calorie và loại thức ăn thì quan trọng hơn nhiều. Không nên sử dụng chất kích thích và cố gắng đi ngủ ngay sau trận để có thể tận hưởng một mùa bóng đá một cách vui vẻ, lành mạnh.

 

Bài viết liên quan

Đo điện tâm đồ liên tục (Holter ECG) có vai trò gì trong tầm soát rối loạn nhịp tim?
Holter ECG giống như ''quay phim'', ghi lại toàn bộ hoạt động của tim. Dữ liệu nhịp tim của bạn sẽ được ghi lại liên tục nhiều giờ hoặc nhiều ngày. Với dịch vụ của Phòng khám CarePlus, dữ liệu ECG có thể ghi đến 7 ngày không gián đoạn.

Bài viết được tư vấn bởi Ths. BS. Hoàng Công Đương

Đo điện tim là gì? Những đối tượng nào nên thực hiện đo điện tim?
Đo điện tim là phương pháp có vai trò kiểm tra nhịp tim, phát hiện những thứ bất thường của tim, chẩn đoán đau tim…

Đột tử là gì? Ai là đối tượng có nguy cơ cao bị đột tử và cách phát hiện sớm
Người Việt mình hay bị nhầm lẫn giữa Đột quỵ và Đột tử. Đột quỵ (stroke) là tai biến mạch máu não, thường biểu hiện là đột ngột liệt 1/2 người, ngã quỵ, có thể kèm hôn mê, nhưng tim vẫn hoạt động bình thường nên thường không chết liền. Còn Đột tử (sudden cardiac death) là biến cố tim ngừng đập đột ngột không báo trước. Và hầu hết đi luôn, trừ khi được cấp cứu đưa vào bệnh viện kịp thời.

Bài viết được tư vấn bởi Ths. BS. Hoàng Công Đương

Chế độ ăn ÍT MẶN cho người bệnh Tim mạch
Thói quen ăn mặn (hay chế độ ăn nhiều muối) đã được chứng minh có liên quan với các bệnh lý tim mạch, như tăng huyết áp, suy tim, bệnh thận mạn. Tức là, người quen ăn mặn thường dễ bị các bệnh lý này hơn, hoặc nếu đã bị bệnh này thì khó điều trị hơn, thuốc kém tác dụng hơn...

Bài viết được tư vấn bởi THS. BS. Phùng Ngọc Minh Tấn

Bài viết gần đây/mới

CẢNH BÁO SUY DINH DƯỠNG Ở NGƯỜI BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH
20% người bệnh Phổi tắc nghẽn mạn tính bị sụt cân, thiếu hụt vitamin và protein, thậm chí suy dinh dưỡng. Đây là tình trạng đáng lưu ý, vì có thể dẫn đến suy giảm khả năng miễn dịch và thúc đẩy bệnh trở nặng.

SỰ THẬT VỀ THỞ THÔI CŨNG TĂNG CÂN?
Thở thôi cũng tăng cân không hẳn là câu than thở của chị em, mà còn là dấu hiệu chỉ ra những vấn đề sức khỏe tiềm tàng chúng ta cần lưu ý.

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

3 HOẠT ĐỘNG DỄ LÀM BÙNG PHÁT CƠN ĐAU VAI BẠN NÊN LƯU Ý
Đau vai không chỉ do ngồi làm việc hoặc giải trí sai tư thế như chúng ta vẫn thường nghĩ; mà còn do những hoạt động trong khi làm việc và sinh hoạt thường ngày. Tham khảo ngay lời khuyên của Bác sĩ Cơ xương khớp để tránh làm bùng phát cơn đau vai.

TƯ THẾ NGỒI 2 ĐIỂM CHẠM BẢO VỆ CỘT SỐNG CHO DÂN VĂN PHÒNG
Nếu ngồi sai tư thế suốt thời gian dài, anh chị em dân văn phòng dễ khiến cơ và cột sống chịu áp lực quá mức, dẫn đến những cơn đau khó kiểm soát. Để giảm bớt và phòng ngừa đau lưng, mỏi cổ vai gáy, mời bạn tham khảo lời khuyên về tư thế ngồi làm việc 2 điểm chạm từ chuyên gia CarePlus.

GIẢI PHÁP TỐI ƯU CHĂM SÓC SỨC KHÓE NGUỒN NHÂN LỰC TỪ HỆ THỐNG PHÒNG KHÁM CAREPLUS
Nhờ chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện, sự hài lòng trong công việc và hiệu suất của đội ngũ nhân viên sẽ được tối ưu. Qua đó, doanh nghiệp có thể gìn giữ nhân tài, thu hút ứng viên mới và duy trì sự phát triển bền vững trong tương lai.

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}