ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Phụ nữ đừng nên bỏ qua 3 dấu hiệu khó phát hiện của nhồi máu cơ tim

Chúng ta thường liên tưởng triệu chứng đau ngực với bệnh nhồi máu cơ tim, điều này đúng, nhưng chưa đủ, vì có một tỷ lệ đáng kể bệnh nhân nhồi máu cơ tim không có triệu chứng đau ngực.

Phụ nữ đừng nên bỏ qua 3 dấu hiệu khó phát hiện của nhồi máu cơ tim

Điều này đặc biệt đáng chú ý ở phụ nữ, vì chỉ có khoảng 50% phụ nữ có triệu chứng đau ngực khi bị nhồi máu cơ tim. Phụ nữ có thể có những triệu chứng tinh tế hơn như KHÓ THỞ, CHÓNG MẶT, BUỒN NÔN.

Ngoài ra, không phải lúc nào đau ngực cũng xảy ra dữ dội. Có thể chỉ là cảm giác đè nặng hoặc nóng rát ở ngực kéo dài.

Sau đây là 03 triệu chứng mà bạn cần lưu tâm và một số thông tin để nhận biết một tình trạng lành tính hay nghiêm trọng hơn.

CẢM GIÁC MỆT MỎI KHÁC THƯỜNG

Là phụ nữ, bạn hầu như bận rộn cả ngày vì thường có nhiều công việc phải làm: nội trợ, nấu nướng, dọn dẹp nhà cửa, công việc xã hội, v.v. Do vậy, bạn có thể thường xuyên cảm thấy mệt mỏi và hầu hết các trường hợp điều này là bình thường.

Tuy vậy, bạn phải cảnh giác nếu mệt mỏi mới xuất hiện gần đây hoặc mức độ nghiêm trọng hơn mức thông thường.

💔 Đột ngột cảm thấy rất mệt dù chỉ làm những công việc giống như thường ngày

💔 Mệt mỏi hoặc cảm thấy nặng ngực dù bạn không gắng sức làm việc gì cả

💔Những hoạt động đơn giản như: dọn giường, đi vào nhà tắm, mua sắm cũng có thể làm cho bạn cảm thấy rất mệt mỏi

KHÓ THỞ HOẶC TOÁT MỒ HÔI

Ở phụ nữ lớn tuổi, kém vận động hoặc tăng cân có thể làm xuất hiện cảm giác khó thở. Phụ nữ mãn kinh thường rất hay than phiền rằng họ có những cơn “bốc hỏa”. Tuy vậy, những triệu chứng này có thể là dấu hiệu của bệnh tim mạch khi:

💔 Đột ngột khó thở, vã mồ hôi dù không vận động gắng sức

💔 Khó thở ngày càng nặng hơn khi càng gắng sức lâu hơn

💔 Khó thở nhiều hơn khi nằm xuống và giảm khi bạn ngồi dậy

💔 Toát mồ hôi, tay chân lạnh mặc dù không có yếu tố gây căng thẳng (stress) cho bạn

💔 Khó thở, toát mồ hôi mà xuất hiện cùng với đau ngực hoặc mệt mỏi

ĐAU CỔ, ĐAU HÀM, ĐAU LƯNG

Tạo hóa ban tặng cho con người những cấu tạo sinh học rất tuyệt vời, đến mức cơ thể bạn có thể phát ra những tín hiệu báo động về những tình trạng bệnh lý. Khi trái tim có vấn đề, nó sẽ kích thích các dây thần kinh ở tim, tuy nhiên các vùng khác có chung rễ thần kinh có thể cũng có thể đồng thời bị kích thích.

Đau lưng, đau hàm, đau cánh tay có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tim, nhất là khi cơn đau không xác định rõ ràng vị trí (cảm giác đau mơ hồ ở một vùng da rộng, không có một điểm đau cụ thể trên xương, cơ hay khớp). Khi cơn đau xuất hiện ngay khi bạn đang vận động gắng sức, hãy ngưng lại và tìm các dấu hiệu gợi ý sau:

💔 Vị trí đau ở hàm dưới hoặc tay trái. Tuy vậy, cần lưu ý là một số phụ nữ có thể đau ở cả hai tay, chứ không chỉ ở tay trái như đa số các trường hợp ở đàn ông.

💔 Cơn đau xuất hiện trước tiên ở ngực, sau đó mới lan đến vai, lưng

💔 Cơn đau xuất hiện đột ngột, không liên quan gắng sức, có thể làm bạn tỉnh giấc giữa đêm

🚑🚑🚑 CẦN LÀM GÌ KHI CÓ DẤU HIỆU TRÊN:

Rất nhiều trường hợp phụ nữ đã có 03 dấu hiệu kể trên từ nhiều tuần, nhiều tháng trước khi họ bị nhồi máu cơ tim cấp. Nếu bạn nhận biết các dấu hiệu trên càng sớm, bạn càng có nhiều cơ hội để ngăn chặn những cơn nhồi máu cơ tim. Bạn cần phải chú ý và đi khám bác sĩ ngay.

🚑🚑🚑 KHI ĐẾN KHÁM BÁC SĨ:

🔖Mô tả lại những triệu chứng của bạn và thời điểm xảy ra chúng

Báo cho bác sĩ biết những người trong gia đình bạn có bệnh tim mạch

🔖Kể cho bác sĩ nghe những căng thẳng hoặc vấn đề trong cuộc sống có thể là nguyên do của những triệu chứng kể trên

🔖Bác sĩ sẽ đo mạch, huyết áp, điện tâm đồ, siêu âm tim, thử máu để đánh giá tổn thương (nếu có) của tim. Những biện pháp này sẽ giúp đưa ra cách xử trí và cách phòng ngừa những cơn nhồi máu cơ tim trong tương lai.

 🚑🚑🚑 KHI NÀO CẦN GỌI CẤP CỨU (số 115)

🔖🔖Khi bạn cảm thấy đau hoặc khó chịu ở ngực, nhất là khi kéo dài trên 05 phút, đồng thời có kèm các dấu hiệu sau thì bạn cần liên hệ ngay với nhân viên y tế:

🔖🔖Đau hoặc khó chịu ở phần trên cơ thể (cánh tay, vai trái, lưng, cổ, hàm, dạ dày (vùng trên rốn)

🔖🔖Khó thở hoặc thở mệt

🔖🔖Vã mồ hôi, tay chân lạnh

🔖🔖Đầy bụng, khó tiêu, ợ chua kèm nóng rát

🔖🔖Buồn nôn hoặc nôn

🔖🔖Chóng mặt, xây xẩm, bủn rủn tay chân hoặc lo lắng

🔖🔖Nhịp tim không đều hoặc tim nhanh, đánh trống ngực

Bài viết liên quan

Bệnh tim mạch là gì? Dấu hiệu sớm nhất và cách điều trị
Tim mạch là bệnh lý xuất hiện âm thầm nhưng để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng. Trong những năm trở lại đây, tỷ lệ tử vong do các bệnh tim mạch ngày một tăng ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Hiện nay, trung bình cứ 4 người lớn ở Việt Nam, có ít nhất 1 – 2 người đã mang nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Vậy bệnh tim mạch là gì? Dấu hiệu sớm nhất và cách phòng ngừa như thế nào?

Bệnh nhồi máu cơ tim là gì? 9 điều cần biết về nhồi máu cơ tim
Theo tổ chức Y tế Thế giới WHO, các bệnh tim mạch (CVD) cướp đi sinh mạng của 17,9 triệu người mỗi năm (chiếm 31% tổng số ca tử vong toàn cầu). Trong đó, nhồi máu cơ tim là một trong những bệnh lý về tim chiếm tỷ lệ gây tử vong nhiều nhất. Tìm hiểu về bệnh nhồi máu cơ tim sẽ giúp bạn hiểu rõ về bệnh lý này, từ có cách phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này tốt hơn.

Bệnh suy tim: nhận biết dấu hiệu sớm, phòng tránh rủi ro cao
Bệnh suy tim gây ra nhiều biến chứng cấp tính nguy hiểm, khó chữa khỏi nhưng người bệnh vẫn có cơ hội làm chậm sự tiến triển của bệnh nếu điều trị sớm.

Bài viết gần đây/mới

CẢNH BÁO SUY DINH DƯỠNG Ở NGƯỜI BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH
20% người bệnh Phổi tắc nghẽn mạn tính bị sụt cân, thiếu hụt vitamin và protein, thậm chí suy dinh dưỡng. Đây là tình trạng đáng lưu ý, vì có thể dẫn đến suy giảm khả năng miễn dịch và thúc đẩy bệnh trở nặng.

SỰ THẬT VỀ THỞ THÔI CŨNG TĂNG CÂN?
Thở thôi cũng tăng cân không hẳn là câu than thở của chị em, mà còn là dấu hiệu chỉ ra những vấn đề sức khỏe tiềm tàng chúng ta cần lưu ý.

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

3 HOẠT ĐỘNG DỄ LÀM BÙNG PHÁT CƠN ĐAU VAI BẠN NÊN LƯU Ý
Đau vai không chỉ do ngồi làm việc hoặc giải trí sai tư thế như chúng ta vẫn thường nghĩ; mà còn do những hoạt động trong khi làm việc và sinh hoạt thường ngày. Tham khảo ngay lời khuyên của Bác sĩ Cơ xương khớp để tránh làm bùng phát cơn đau vai.

TƯ THẾ NGỒI 2 ĐIỂM CHẠM BẢO VỆ CỘT SỐNG CHO DÂN VĂN PHÒNG
Nếu ngồi sai tư thế suốt thời gian dài, anh chị em dân văn phòng dễ khiến cơ và cột sống chịu áp lực quá mức, dẫn đến những cơn đau khó kiểm soát. Để giảm bớt và phòng ngừa đau lưng, mỏi cổ vai gáy, mời bạn tham khảo lời khuyên về tư thế ngồi làm việc 2 điểm chạm từ chuyên gia CarePlus.

GIẢI PHÁP TỐI ƯU CHĂM SÓC SỨC KHÓE NGUỒN NHÂN LỰC TỪ HỆ THỐNG PHÒNG KHÁM CAREPLUS
Nhờ chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện, sự hài lòng trong công việc và hiệu suất của đội ngũ nhân viên sẽ được tối ưu. Qua đó, doanh nghiệp có thể gìn giữ nhân tài, thu hút ứng viên mới và duy trì sự phát triển bền vững trong tương lai.

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}