BOOK AN APPOINTMENT

No Teeth = Can not chew?

"Bác sĩ ơi, con em gần 10 tháng rồi mà chưa chịu mọc cái răng nào. Em đọc sách thấy bác sĩ nói nên cho trẻ từ 7-8 tháng tuổi ăn thô lợn cợn và sau 9 tháng tuổi nên tập ăn thức ăn dạng ngón tay và tự ăn. Em lại thấy không yên tâm! Không có răng thì làm sao nhai thức ăn được ạ? Ăn thô có bị hư nướu răng của bé không? Có tội nghiệp bé quá không?"

No Teeth = Can not chew?

3/29/2018 4:54:40 PM

"Bác sĩ ơi, con em gần 10 tháng rồi mà chưa chịu mọc cái răng nào. Em đọc sách thấy bác sĩ nói nên cho trẻ từ 7-8 tháng tuổi ăn thô lợn cợn và sau 9 tháng tuổi nên tập ăn thức ăn dạng ngón tay và tự ăn. Em lại thấy không yên tâm! Không có răng thì làm sao nhai thức ăn được ạ? Ăn thô có bị hư nướu răng của bé không? Có tội nghiệp bé quá không?"

Không cần quan tâm đén chuyện con có mọc răng hay chưa để mà cắn, nhai đâu ăm nhé. Đúng ra, nếu em đang còn cho con bú sữa mẹ trực tiếp, thì chuyện con mọc răng “chậm” là chuyện em nên mừng nhé, Mấy cái răng mà mọc rồi, thì tụi nhỏ quấy nè, ngứa nướu nè, chưa kể răng mọc ra, con ngứa miệng, cắn cho em mấy phát lúc đang bú, là em thấy pháo bông nổ bụp bụp trong mắt em rồi. Nhân lúc răng chưa chịu ra, thì tận hưởng việc cho con bú êm đềm đi em nhé.

Nướu răng em bé, nhìn thì đỏ hỏn, mong manh, mềm yếu, như một mô mềm khác, nhưng bé cái lầm em nhé! Đây chính là gang tay bọc sắt chứ không phải bọc bông đâu nha. 20 cái răng sữa nằm ngay trong nướu, chờ đến giờ, đến lượt mọc lên, đã được lập trình sẵn ở mỗi bé, nên nướu em bé rất ư là vững chắc. Nếu em sờ vào, cũng sẽ thấy cứng ngắc, chứ đâu có mềm sộp như môi, má bé đâu à. Vì vậy, em cứ tự tin cho con ăn thô đi nhé. Dĩ nhiên là những thức ăn quá cứng, như ổi xanh, cà rốt sống…thì không nên cho ăn. Chứ mấy đồ ăn nấu chín, hoặc không quá cứng, thì cứ dạng thô mà tập đi em ạ.

Em có biết rằng, khi con em mọc mấy cái răng cửa, mà em mừng như muốn khóc I, thật ra không làm nhiệm vụ nhai thức ăn đâu nhé. Nó chỉ giúp bé căn thức ăn thôi, mà cắn thức ăn thì nướu cũng làm được. Chẳng việc gì phải đợi mấy cái răng này em ạ! Răng chuyên về nhai, nghiền thức ăn, thực ra là các răng hàm nằm sâu bên trong, phải từ 18 tháng đến 2 tuổi mới mọc. Em mà mong đợi mấy cái răng này ra, để mà bắt đầu tập ăn thô cho con, thì trễ chuyến hết rồi em ạ! Lúc đó, cơ hàm, cơ nhai, cơ hầu họng để nuốt và cả xương khớp hàm nằm ì chờ mấy cái răng này lâu quá, không được luyện tập, rỉ sét, ẻo lả hết trơn. Cho nến con chờ đến lúc này mới tập ăn, thì như khởi động lại một cái máy phát điện phủ khăn không dùng, mạng nhện tùm lum, giật máy vài ba phát là máy khịt khịt được mấy cái rồi tịt luôn, không bốc khói cháy máy luôn là hên lắm đó!

Tội nghiệp là khi con không được thưởng thức mùi vị thức ăn đúng nghĩa. Là khi con phải bị ép ăn mấy cái thức ăn nhão nhoẹt long bõng nước để sống qua ngày vừa lòng người lớn. Là khi con phải nuốt trọn thức ăn một cách vô thức không thi vị. Lúc đó tội nghiệp mấy đứa nhỏ lắm. Nói không phải, chứ em cứ thử ân chung với con mấy thứ bột, cháo xay, đừng ăn gì khác hết, thử xem coi được mấy ngày thì em nhìn thấy mấy thứ này là đã muốn ọc rồi?! Em tyhử đi, sẽ thấy ngạc nhiên phết đấy và thông cảm được với “người ta”!

Con nít trong 6 tháng đầu tiên, chỉ biết bú sữa mà thôi, nên khi chuyển sang ăn dặm, thi nên có thời gian ăn nhuyễn ngắn ban đầu, như một bước đệm qua thức ăn lợn cợn và thức ăn thô thôi em nhé. Em làm sao mà để sau 1 tuổi, mỗi lúc cắp con đi, lỉnh kỉnh nào đồ xay, cháo bột, hoặc nhanh hơn thì mua cháo ăn liền cho tụi nó ăn, thì lúc đó tội nghiệp cả mẹ lẫn con, lẫn cả gia đình. Sau 1 tuổi mà đi chơi với con an nhàn, mình ăn gì, con ăn đó, vừa được thưởng thức đặc sản nơi mình đến, vừa đỡ gong cùm cháo bột cho hai mẹ con, lúc đó chị chúc mừng em, em ạ!

Trích sách "Chat với Bác sĩ" - Ths.Bs Trần Thị Huyên Thảo

Recent posts

DO NOT UNDERESTIMATE CARPAL TUNNEL SYNDROME - An Insidious Threat to Your Health and Quality of Life
Carpal tunnel syndrome is the most common type of focal mononeuropathy and is increasingly affecting younger populations. If left undiagnosed and untreated, it can progress to hand weakness, muscle atrophy, and even loss of function.

By MSc, MD, Level I Specialist NGUYEN VAN HOANG TAM

Recognizing Roseola in Children
Most parents and kids have likely dealt with roseola at least once! To better understand this common condition, let’s dive into what roseola is and how to recognize it.

By Dr. Pham Quang Vinh

CHILD MALNUTRITION IS MORE COMPLEX THAN IT SEEMS
Malnutrition is a major cause of death in children under five and leads to serious effects like stunted growth, poor memory, and digestive disorders.

By Dr. Le Thi Kim Dung

8 TIPS FOR PARENT TO PROTECT YOUR CHILD FROM COMMON RESPIRATORY ILLNESSES DURING SEASONAL CHANGES
During seasonal transitions, children are more prone to respiratory illnesses such as upper respiratory tract infections, laryngitis, bronchiolitis, pneumonia, and asthma. These conditions can be triggered not only by sudden weather changes and an underdeveloped immune system but also by preventable factors. Here are ways to support your child's respiratory health:

By Dr. Pham Thi Thuy Trang

ALARMING FIGURES ON WORKPLACE MUSCULOSKELETAL HEALTH IN 2024
Musculoskeletal health is always a priority in the workplace. Reports indicate that up to 47% of employees experience reduced productivity due to muscle pain and joint aches. Discover preventive measures and improvement strategies in the article below!

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Register name') }}
*{{ errors.first('form-1.Phone') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Patient info:
*{{ errors.first('form-1.Patient name') }}