ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Các loại thuốc & vật dụng y tế cần có trong tủ thuốc gia đình

Chúng ta đều biết mỗi gia đình đều nên có 1 tủ thuốc nhỏ dự phòng cho những trường hợp cần thiết liên quan đến sức khoẻ, nhưng không phải ai cũng biết cần chuẩn bị những gì cho đầy đủ và phù hợp. CarePlus sẽ gợi ý giúp bạn những loại thuốc và vật dụng ý tế cần có trong tủ thuốc gia đình nhé!

Các loại thuốc & vật dụng y tế cần có trong tủ thuốc gia đình

22/10/2020 9:11:32 SA

CÁC LOẠI THUỐC CẦN CÓ

1. Thuốc hạ sốt, kháng viêm

  • Các loại thuốc hạ sốt và kháng viêm thường dùng là Paracetamol (Tylenol, Hapacol, Efferalgant...) hay Ibuprofen, Mobic,…

  • Nên dự trữ một ít paracetamol dạng viên (dành cho người lớn) và dạng bột nếu nhà có trẻ nhỏ. 

  • Khi sử dụng thuốc hạ sốt, cần lưu ý về liều dùng vì dùng quá liều có thể gây ngộ độc, đồng thời không nên sử dụng nhiều loại thuốc hạ sốt trong một đợt sốt.

2. Thuốc giảm đau

  • Cũng là Paracetamol hay các thuốc Alexan,…

  • Các gel bôi như Salonpas, các miếng dán giảm đau.

  • Túi chườm nóng, lạnh: giúp làm giảm cơn đau bụng, giảm sưng, hạ sốt.

3. Thuốc tiêu hóa

  • Oresol dùng để bù nước trong trường hợp tiêu chảy (chú ý pha đúng tỉ lệ được hướng dẫn để tránh ngộ độc).

  • Motilum M dùng trong trường hợp đầy hơi, khó tiêu.

  • Smecta, Becberin dùng khi tiêu chảy.

4. Thuốc da liễu

  • Đối với loại thuốc này, có thể dự trữ Pantenol dạng kem bôi hoặc dạng xịt là một trong những loại thuốc da liễu trị bỏng hữu hiệu. Dùng Pantenol ngay sau khi bị bỏng nhẹ giúp vết bỏng không bị phồng rộp.

  • Mỡ Eurax dùng trong trường hợp bị muỗi hoặc côn trùng đốt.

  • Thuốc chống dị ứng như Loratadine dạng viên hoặc siro (dành cho trẻ nhỏ) dùng trong trường hợp bị mẩn ngứa hoặc mề đay cấp tính.

5. Thuốc sát trùng

  • Cồn 90° để sát trùng vết thương ngoài da

  • Betadine: dùng để sát trùng ngoài da đối với tổn thương trên da như xây xước nhẹ hoặc có chảy máu. Thuốc có tác dụng chống nhiễm trùng. Ngoài ra, Betadine dùng cho sát trùng tổn thương ở niêm mạc môi và miệng.

  • Oxy già: dùng để rửa vết thương mới

6. Nước muối sinh lý

Loại thuốc này có rất nhiều công dụng. Chính vì vậy, nên dự trữ khoảng 4-5 lọ để dùng trong những trường hợp sau:

  • Vệ sinh mắt, mũi hàng ngày sau khi đi đường có nhiều bụi bẩn hoặc vào thời điểm có nhiều dịch bệnh.

  • Nhỏ mắt, mũi sau khi đi bơi.

  • Vệ sinh mũi trong một số trường hợp bị cảm cúm thông thường hay sốt siêu vi.

  • Rửa mắt khi bị dị vật (hạt bụi, côn trùng, cát...) bay vào mắt. Tác dụng của nước muối sinh lý trong trường hợp này là để đẩy dị vật ra khỏi mắt.

CÁC VẬT DỤNG Y TẾ CẦN CÓ

1. Cặp nhiệt độ

Dùng để đo thân nhiệt cơ thể khi có biểu hiện sốt. Nhiệt độ sốt rất quan trọng đối với các bác sĩ trong việc chẩn đoán chính xác nguyên nhân bệnh gây sốt.

2. Máy đo huyết áp

Dụng cụ này không thể thiếu nếu trong gia đình có người già hoặc người bị các bệnh huyết áp, tim mạch.

3. Bông gòn, băng gạc y tế

Dùng để lau chùi và băng bó vết thương. Đối với bông nên cắt sẵn (bằng kéo sạch) thành từng miếng để tiện dụng.

4. Kéo sạch

Dùng để cắt bông, băng, gạc.

-----

Để giúp Quý khách hàng an tâm chăm sóc sức khỏe trong giai đoạn giãn cách xã hội vì dịch bệnh COVID-19, CarePlus triển khai Chương trình KHÁM TƯ VẤN TỪ XA với đội ngũ bác sĩ ở các chuyên khoa (Tim mạch, Nhi khoa, Sản Phụ khoa, Tai Mũi Họng, Da liễu,...). Đăng ký TẠI ĐÂY 

 

 

Bài viết gần đây/mới

SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM KHÔNG ĐƠN GIẢN NHƯ MỌI NGƯỜI LẦM TƯỞNG
Suy dinh dưỡng là một trong nguyên nhân gây tử vong đối với trẻ dưới 5 tuổi và gây ra các hệ quả như: chậm phát triển, trí nhớ kém, rối loạn tiêu hóa...

By Ths. BS. Lê Thị Kim Dung

8 LƯU Ý GIÚP BẢO VỆ TRẺ KHỎI CÁC BỆNH HÔ HẤP THƯỜNG GẶP KHI GIAO MÙA
Vào thời điểm giao mùa, trẻ em dễ mắc các bệnh hô hấp như viêm hô hấp trên, viêm thanh quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi, và suyễn. Nguyên nhân không chỉ do sự thay đổi đột ngột của thời tiết hay hệ miễn dịch chưa hoàn thiện mà còn từ những yếu tố có thể phòng tránh được. Dưới đây là lời khuyên đến từ BS.CKI. Trần Thị Thùy Trang - Chuyên khoa Nhi - Hệ Thống Phòng khám CarePlus để giúp bé có hệ hô hấp khỏe mạnh:

By BS. CK1. Phạm Thị Thùy Trang

NHỮNG CON SỐ “BÁO ĐỘNG” VỀ TÌNH HÌNH SỨC KHỎE CƠ XƯƠNG KHỚP NƠI LÀM VIỆC 2024
Sức khỏe cơ xương khớp luôn là một trong những vấn đề được quan tâm tại môi trường làm việc. Báo cáo chỉ ra có đến 47% người lao động xác nhận giảm năng suất làm việc do đau cơ, nhức khớp. Tìm hiểu cách phòng ngừa và cải thiện trong bài viết dưới đây!

BỆNH HEN SUYỄN Ở TRẺ EM - Cần phát hiện và điều trị sớm!
Việc điều trị hen suyễn tối ưu ở trẻ em phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm độ tuổi, mức độ nghiêm trọng và tần suất các cơn hen xảy ra và tuân thủ dùng thuốc. Trong hầu hết các trường hợp, thuốc có thể kiểm soát các triệu chứng, cho phép trẻ tham gia đầy đủ vào mọi hoạt động, bao gồm cả thể thao.

By BS. CK1. ĐẶNG NGỌC VÂN ANH

TĂNG HUYẾT ÁP ẨN GIẤU VÀ NHỮNG ĐIỀU CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
Tăng huyết áp ẩn giấu (THA ÂG) là tình trạng huyết áp của bệnh nhân bình thường dưới ngưỡng 140/90mmHg khi đo tại cơ sở y tế, nhưng khi đo ngoài cơ sở y tế (tại nhà hoặc đo huyết áp lưu động trong 24 giờ) thì chỉ có số trung bình trên 135/85 mmHg. Điều đáng lo ngại là THA ẩn giấu chưa được quan tâm đúng mức mặc dù đây vẫn là một tình trạng nguy hiểm, nếu không được xử lý kịp thời có thể gây ra các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng như SUY THẬN, MẤT THỊ LỰC, SUY TIM, TĂNG NGUY CƠ ĐỘT QUỴ.

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}