ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

7 Xét Nghiệm Phụ Nữ Cần Làm Ngay Để Chẩn Đoán Sớm Dấu Hiệu Các Bệnh Ung Thư Thường Gặp

7 Xét Nghiệm Phụ Nữ Cần Làm Ngay Để Chẩn Đoán Sớm Dấu Hiệu Các Bệnh Ung Thư Thường Gặp

29/03/2018 4:51:17 CH

Mặc dù có nhiều loại ung thư khác nhau, nhưng tất cả đều có điểm chung là nếu được phát hiện sớm ở giai đoạn đầu thì khả năng điều trị thành công là rất lớn. Vì vậy, các xét nghiệm là cần thiết trong việc phát hiện và điều trị sớm mầm mống ung thư. Các xét nghiệm sẽ giúp chỉ ra sự tồn tại của tế bào ung thư trong cơ thể. Dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu về những xét nghiệm phổ biến nhất. 

1. Xét nghiệm Pap smear: Tầm soát ung thư cổ tử cung

Xét nghiệm Pap có thể giảm nguy cơ bị chẩn đoán mắc Ung thư cổ tử cung tới 96%

Phết tế bào cổ tử cung (Papsmear hay còn gọi là Pap) là một xét nghiệm tế bào học để tìm những tế bào bất thường trong lớp biểu mô cổ tử cung. Mục đích của việc này là để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung. Đây là một trong những bệnh ung thư gặp nhiều nhất ở phụ nữ, đặc biệt là ở Việt Nam. Bác sĩ sẽ sử dụng một dụng cụ gọi là mỏ vịt để mở rộng âm đạo và dùng dụng cụ chuyên biệt nhẹ nhàng lấy mẫu tế bào tử cung. Việc kiểm tra này không gây đau mà chỉ có cảm giác hơi khó chịu và áp lực lên vùng xương chậu. Các mẫu tế bào này sau đó được đem đi xét nghiệm. Xét nghiệm Papsmear không chỉ giúp phát hiện ung thư mà còn tìm ra những biến đổi tiền ung thư để có hướng xử trí kịp thời.

Chị em nên làm xét nghiệm Pap từ 21 tuổi nếu đã có quan hệ tình dục. Phụ nữ 30 tuổi trở lên cần kết hợp làm xét nghiệm Pap và xét nghiệm HPV định kì 2 năm/lần

2. Xét nghiệm HPV: tầm soát virus gây Ung thư cổ tử cung

Cùng với Pap, xét nghiệm HPV được khuyến khích cho phụ nữ trên 30 tuổi thực hiện để phát hiện nhiễm loại virus gây ung thư cổ tử cung HPV. Hầu hết phụ nữ đã quan hệ tình dục (khoảng 80%) đều nhiễm HPV tại một thời điểm nào đó trong cuộc đời. Tuy nhiên, virus HPV gồm nhiều chủng loại mà không phải loại nào cũng gây ung thư. Hiện người ta đã biết đến hơn 100 chủng HPV, nhưng chỉ một số loại gây nhiễm trùng dai dẳng trong đó có chủng HPV 16, HPV 18 có khả năng gây ung thư cổ tử cung cao. Nếu kết quả xét nghiệm dương tính với HPV, người bệnh có thể cần làm thêm xét nghiệm như soi cổ tử cung, định loại HPV, xét nghiệm Pap, hoặc bác sĩ yêu cầu kiểm tra Pap thường xuyên hơn để theo dõi.

3. Xét nghiệm tầm soát ung thư buồng trứng

Những người có tiền sử gia đình mắc ung thư vúung thư buồng trứng nên quan tâm tới việc tầm soát ung thư buồng trứng.

Bạn có biết, gần 80% ung thư buồng trứng chẩn đoán ở giai đoạn tiến triển do ung thư buồng trứng hiếm khi có các triệu chứng hay dấu hiệu, hoặc nếu có cũng thường rất nhẹ và biểu hiện qua các cơ quan khác như cơ quan tiêu hóa. Các triệu chứng có xu hướng phát triển chỉ khi ung thư tiến triển nặng. Vì vậy, tầm soát ung thư buồng trứng là việc làm cần thiết với bất kỳ phụ nữ nào và đặc biệt có ý nghĩa với những người có tiền sử gia đình liên quan đến bệnh này. Các xét nghiệm máu, siêu âm ổ bụng màu, siêu âm phần phụ… sẽ giúp phát hiện ung thư buồng trứng giai đoạn sớm. Tỷ lệ chữa khi bệnh ở giai đoạn đầu lên tới hơn 90% trong khi ở giai đoạn muộn, hi vọng sống là rất hiếm hoi.

4. Xét nghiệm phân và Nội soi: Tầm soát ung thư đại trực tràng

Nội soi đại tràng giúp phát hiện các tổn thương, polyp ở đại tràng và trực tràng. Các bác sĩ có thể loại bỏ polyp trong quá trình nội soi giúp ngăn ung thư phát triển.

Ung thư đại trực tràng là loại ung thư phổ biến ở cả nam và nữ, đứng hàng thứ 3 trong top các loại ung thư gây tử vong ở phụ nữ nhiều nhất. Tầm soát ung thư đại trực tràng không chỉ giúp phát hiện bệnh sớm, giảm tỷ lệ tử vong mà còn giúp  phòng bệnh nhờ việc tìm ra các Polyp để xử trí kịp thời. Các xét nghiệm tầm soát ung thư đại trực tràng bao gồm: xét nghiệm tìm máu trong phân, nội soi đại trực tràng giúp phát hiện ra bướu thịt hoặc dạng tăng sinh khác của các biểu mô trong lòng đại trực tràng. Nội soi đại trực tràng rất cần thiết cho nữ giới, đặc biệt quan trọng với những người trên 40 tuổi.

5. Xét nghiệm công thức máu

Đây là phương pháp tìm dấu ấn ung thư hay chính xác hơn là định lượng dấu ấn ung thư trong máu. Dấu ấn khối ung thư là những chất được tạo ra từ các tế bào khối u; hoặc được sản xuất từ hệ miễn dịch để đáp ưng với sự có mặt của tê bào khối u. Bác sĩ sẽ lấy một lượng máu nhỏ từ cơ thể bệnh nhân đem đi xét nghiệm nhằm xác định số lượng hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu đồng thời tiến hành phân loại tế bào bạch cầu.

Xét nghiệm máu giúp phát hiện sớm nguy cơ ung thư máu, ung thư buồng trứng, ung thư vú, ung thư dạ dày.

Xét nghiệm máu để xác định kháng nguyên CA 125 – mức độ kháng nguyuên này trong máu giúp chẩn đoán và phát hiện sớm ung thư buồng trứng, xác định kháng nguyên CA153 để phát hiện ung thư vú, CA 19-9 phát hiện UT tụy, dạ dày; xác định kháng nguyên CEA để phát hiện ung thư đại trực tràng, kháng nguyên AFP giúp phát hiện ung thư gan…

6. Chụp X-quang vú: Tầm soát ung thư vú

Chụp X – quang tuyến vú là một phương pháp thăm khám sàng lọc, giúp phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm ngay cả khi bệnh nhân chưa sờ thấy khối. Vì thế, ở nhiều quốc gia trên thế giới, chụp X – quang vú được đưa vào chương trình khám sàng lọc, chứ không phải đơn thuần có triệu chứng đau mới được chỉ định phương pháp này. “Cấu trúc tuyến vú được tia X ghi lại rất rõ ràng, giúp bác sĩ có thể nhìn thấy trên hình ảnh X – quang các dấu hiệu nghi ngờ có khối u, dù nó còn rất nhỏ”.

Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), nên chụp X – quang tuyến vú sàng lọc cho tất cả các phụ nữ từ 50 tuổi trở lên với tần suất 1 lần trong khoảng từ 1-2 năm. Còn với Hiệp hội ung thư Hoa Kỳ thì áp dụng sàng lọc cho nhóm tuổi trẻ hơn, từ 40 tuổi. Riêng những phụ nữ có yếu tố nguy cơ như trong gia đình có người bị ung thư vú, phụ nữ béo phì, tiểu đường, không sinh con, không cho con bú thì cần được chụp X – quang vú sớm hơn 5 năm so với khuyến cáo.

7. Chụp CT phổi: tầm soát ung thư phổi

“Hút thuốc” thụ động do hít khói thuốc lá còn nguy hiểm hơn rất nhiều so với hút thuốc lá trực tiếp vì khói thuốc lá, thuốc lào đã được phân loại là chất gây ung thư bảng A. Khói thuốc chứa hơn 4.000 loại hóa chất, trong đó có hơn 200 loại độc hại và có ít nhất 69 loại được biết đến như tác nhân gây ung thư ở người. Do vậy tỉ lệ tử vong do ung thư phổi thuộc hàng cao nhất chiếm tới 26%.

Hiện nay, tỷ lệ mắc ung thư phổi ở phụ nữ ngày càng nhiều và độ tuổi có xu hướng trẻ hóa. Theo Viện Ung thư Quốc gia, chủ động tầm soát ung thư phổi ở nữ mang lại lợi ích rất lớn, giúp giảm tỷ lệ tử vong do ung thư phổi tới 20%. Một trong những xét nghiệm có giá trị cao trong tầm soát ung thư phổi là chụp CT liều thấp.

Bài viết gần đây/mới

ĐỀ PHÒNG CÁC BỆNH LÝ HÔ HẤP Ở TRẺ VÀO MÙA TẾT
Dưới đây là các bệnh lý đường hô hấp hay gặp ở trẻ trong dịp lễ Tết. Tùy theo vị trí, tác nhân gây bệnh, lứa tuổi và cơ địa của trẻ mà trẻ có thể mắc những bệnh lý viêm đường hô hấp cấp tính.

LIỀU VÀ LỊCH TIÊM VẮC-XIN UNG THƯ CỔ TỬ CUNG CHÍNH XÁC
Từ ngày 10/5/2024, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho phép mở rộng độ tuổi chỉ định tiêm vaccine Gardasil 9 ngừa HPV dành cho người từ 27 đến 45 tuổi đã có thể tiêm vaccine HPV, không bắt buộc phải có sự tham vấn y khoa. Với nữ giới dưới 40 tuổi, đã có quan hệ tình dục và có con vẫn có thể tiêm phòng HPV. Nhưng hiệu quả của vắc-xin sẽ không đạt được như mong muốn.

ĐIỂM DANH 5 THÓI QUEN NGÀY TẾT GÂY ĐAU CƠ XƯƠNG KHỚP
Đau cơ xương khớp sau dịp nghỉ Tết là vấn đề ngày càng phổ biến, ở người lớn tuổi lẫn người trẻ. Nguyên nhân do các thói quen sai tư thế, sinh hoạt không khoa học, lười vận động,... Để phòng ngừa, mời bạn cùng Bác sĩ CarePlus tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

By ThS. BS. CKI NGUYỄN VĂN HOÀNG TÂM

THỐNG KÊ TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE NHÂN SỰ DOANH NGHIỆP QUÝ IV – 2024
Tham khảo thống kê sức khỏe nhân sự doanh nghiệp Q4/2024 từ CarePlus và giải pháp chăm sóc thể chất - tinh thần cho đội ngũ nhân lực nhằm nâng cao năng suất lao động, xây dựng đội ngũ mạnh mẽ, gắn kết lâu dài.

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}