ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Ung thư buồng trứng: Dấu hiệu điển hình, nguyên nhân và cách điều trị

Nhận biết sớm dấu hiệu ung thư buồng trứng giai đoạn đầu, khi khối u chưa di căn giúp việc điều trị ít phức tạp, tăng cơ hội sống khỏe mạnh cho người bệnh.

Ung thư buồng trứng: Dấu hiệu điển hình, nguyên nhân và cách điều trị

11/12/2019 2:40:38 CH

Ung thư buồng trứng là căn bệnh nguy hiểm, có thể xảy ra ở mọi độ tuổi và gây tử vong cao nhưng lại rất khó nhận biết. Khi mới khởi phát, bệnh có diễn tiến âm thầm, ít triệu chứng ban đầu nên chị em phụ nữ thường chủ quan không thăm khám, dẫn đến nhiều hệ lụy xấu đối với sức khỏe. Vậy dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư buồng trứng là gì?

1. Ung thư buồng trứng là gì?

Ung thư buồng trứng là tình trạng hình thành các khối u ác tính ở một hoặc cả hai buồng trứng do sự phát triển bất thường của các tế bào bên trong. Nếu không điều trị kịp thời, tế bào ung thư sẽ xâm lấn các mô và cơ quan xung quanh, làm mất chức năng sản xuất nội tiết tố, sản xuất tế bào trứng, mang thai của buồng trứng. Ở giai đoạn nặng, tế bào ung thư di căn qua đường máu hoặc đường bạch huyết tới nhiều cơ quan khác của cơ thể và hình thành khối u mới.

Ung thư buồng trứng

Ung thư buồng trứng là căn bệnh ung thư phổ biến thứ 8 ở phụ nữ

Các loại ung thư buồng trứng:

  • Ung thư biểu mô buồng trứng (ung thư xuất phát từ các tế bào trên bề mặt buồng trứng).
  • Ung thư từ các tế bào sản xuất ra trứng.
  • Ung thư buồng trứng xuất phát từ các tế bào mô nâng đỡ buồng trứng.

2. Các giai đoạn phát triển của ung thư buồng trứng

  • Giai đoạn 1: Khối u vẫn ở bên trong buồng trứng hoặc ống dẫn trứng, chưa lây lan sang các cơ quan khác.
  • Giai đoạn 2: Khối u vẫn còn trong buồng trứng và ống dẫn trứng những đã bắt đầu lan rộng đến các cơ quan lân cận trong xương chậu.
  • Giai đoạn 3: Khối u lan rộng hơn nữa, lớn hơn 2cm, thậm chí có thể đã di căn đến các cơ quan xa hơn như gan, lá lách.
  • Giai đoạn 4: Giai đoạn cuối, ung thư đã di căn tới nhiều cơ quan khác như lá lách, gan, phổi, não… cũng như các hạch bạch huyết ở háng. Điều trị bệnh ở giai đoạn này rất khó khăn và phức tạp.

3. Dấu hiệu điển hình cảnh báo sớm ung thư buồng trứng

Các dấu hiệu cảnh báo ung thư buồng trứng sớm nhất mà chị em cần lưu ý:

  • Rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, tiêu chảy hay táo bón.
  • Chán ăn trong thời gian dài, cảm thấy no dù chỉ ăn rất ít.
  • Đầy hơi liên tục, kéo dài đến vài tuần kèm theo sưng bụng.
  • Đau khi đi tiểu hoặc thay đổi thói quen đi tiểu.
  • Cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi.
  • Sụt cân đột ngột khi không hề thay đổi chế độ ăn uống hay tập thể dục để giảm cân.
  • Chảy máu âm đạo bất thường kèm đau đớn.
  • Đau khi quan hệ vợ chồng. 
  • Đau vùng chậu kèm đau lưng không rõ nguyên nhân.
  • Chảy máu nhỏ giọt giữa các kỳ kinh nguyệt.

Ung thư buồng trứng

Đau vùng chậu kéo dài là một trong những dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư buồng trứng

4. Nguyên nhân ung thư buồng trứng

Hiện nay, căn nguyên gây ung thư buồng trứng vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng một số yếu tố sau có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh:

  • Tiền sử gia đình: Nếu có mẹ, chị hoặc em gái ruột mắc ung thư buồng trứng thì nguy cơ bạn mắc bệnh rất cao.
  • Tiền sử mắc ung thư vú, ung thư đại tràng.
  • Tuổi tác: Phụ nữ sau 50 tuổi có khả năng phát sinh ung thư buồng trứng cao.
  • Mang thai và sinh con: Phụ nữ đã từng mang thai và sinh con có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng thấp hơn so với phụ nữ chưa từng sinh con.
  • Sử dụng thuốc kích thích phóng noãn.
  • Sử dụng bột talc: Bột talc là một khoáng chất có thành phần gồm magie, silic và oxy. Hợp chất này thường có trong mỹ phẩm, nhất là phấn rôm vì có tác dụng giữ cho da khô thoáng và ngăn ngừa phát ban. Tuy nhiên, nếu cơ quan sinh dục nữ tiếp xúc nhiều với bột talc có thể làm tăng nguy cơ hình thành khối u, ung thư buồng trứng…
  • Điều trị hormon estrogen thay thế.

5. Cơ hội sống trên 5 năm khi bị ung thư buồng trứng

Ung thư buồng trứng nếu được phát hiện sớm, điều trị hiệu quả từ giai đoạn mới hình thành khối u thì cơ hội sống trên 5 năm có thể lên tới 95%. Nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn 2, tỷ lệ sống trên 5 năm chỉ còn 70%. Ở giai đoạn 3 là 39% và cơ hội sống giai đoạn cuối là rất thấp vì khối u đã di căn xa, điều trị khó, hiệu quả điều trị thấp.

Vì vậy, khi có bất kỳ dấu hiệu nào nghi ngờ ung thư buồng trứng hay đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nên chủ động tầm soát ung thư càng sớm càng tốt. Việc phát hiện và điều trị ung thư buồng trứng kịp thời sẽ mang lại hiệu quả và cơ hội sống cao cho người bệnh.

Ung thư buồng trứng

Chị em nên chủ động tầm soát ung thư buồng trứng sớm để phát hiện dấu ấn ung thư nếu có

6. Chẩn đoán và điều trị ung thư buồng trứng

6.1. Chẩn đoán

Những kỹ thuật y tế dùng để chẩn đoán ung thư buồng trứng gồm:

  • Các triệu chứng đã xuất hiện và khám lâm sàng. 
  • Xét nghiệm hình ảnh như siêu âm, chụp MRI, CT.
  • Xét nghiệm máu.
  • Sinh thiết xác định khối u ở buồng trứng là lành tính hay ác tính.
  • Phẫu thuật để xác định giai đoạn ung thư buồng trứng.
  • Chất chỉ điểm khối u (CA-125).

6.2. Điều trị

Tùy vào sự tiến triển của bệnh, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Ung thư buồng trứng thường được điều trị bằng phẫu thuật, hóa học trị liệu hoặc trị liệu bức xạ.

Bên cạnh điều trị theo phác đồ của bác sĩ, người bệnh cần:

  • Tái khám đúng hẹn.
  • Tuân thủ những chỉ định của bác sĩ. Không tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc bỏ thuốc trong toa.
  • Ăn uống lành mạnh, ăn nhiều rau củ quả, ngũ cốc, giảm chất béo, hạn chế uống bia rượu và các chất kích thích.
  • Duy trì cân nặng lý tưởng, tập luyện thể dục thường xuyên.
  • Báo cho bác sĩ ngay khi xuất hiện các tác dụng phụ của thuốc.

Ung thư buồng trứng

Bên cạnh các can thiệp y tế, bạn cần xây dựng lối sống lành mạnh để hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn

7. Làm gì để phát hiện các tế bào ung thư tại buồng trứng sớm nhất?

Để phát hiện các dấu ấn ung thư sớm nhất, chị em nên tầm soát ung thư và kiểm tra sức khỏe định kỳ, nhất là phụ nữ sau 50 tuổi.

Tại Hệ thống Phòng khám Quốc tế CarePlus hiện có gói tầm soát ung thư thường gặp ở nữ: ung thư vú, ung thư tử cung, ung thư buồng trứng với các hạng mục thăm khám chuyên sâu, phát hiện các vấn đề bất thường sớm ngay cả khi chưa có triệu chứng.

Đội ngũ bác sĩ chuyên khoa dày dặn kinh nghiệm sẽ tư vấn cặn kẽ, phân tích kỹ lưỡng kết quả chẩn đoán và giải thích cho bạn từng can thiệp y tế hoặc điều trị nếu có bệnh. Đặc biệt, quy trình thăm khám tại CarePlus rất nhanh chóng, không cần chờ đợi. Mức giá gói tầm soát ung thư phải chăng, phù hợp với điều kiện tài chính của nhiều đối tượng.

Ung thư buồng trứng rất khó nhận biết ở giai đoạn đầu bởi biểu hiện của bệnh rất mơ hồ, dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác. Hầu hết các trường hợp chỉ được phát hiện khi ung thư đã chuyển sang giai đoạn nặng, có triệu chứng rõ ràng nhưng rất khó để chữa trị. Do đó, chị em nên theo dõi sát sao sức khỏe qua thăm khám sức khỏe định kỳ, tầm soát ung thư sớm để phòng bệnh tốt nhất.

Để biết thêm thông tin chi tiết, khách hàng vui lòng liên hệ với CarePlus thông qua:

-------

Để giúp Quý khách hàng an tâm chăm sóc sức khỏe trong giai đoạn giãn cách xã hội vì dịch bệnh COVID-19, CarePlus triển khai Chương trình KHÁM TƯ VẤN TỪ XA với đội ngũ bác sĩ ở các chuyên khoa (Tim mạch, Nhi khoa, Sản Phụ khoa, Tai Mũi Họng, Da liễu,...). Đăng ký TẠI ĐÂY 

 

Bài viết gần đây/mới

ĐIỂM DANH 6 LOẠI VIÊM KHỚP GÂY ĐAU ĐẦU GỐI THƯỜNG GẶP
Viêm khớp là tình trạng sụn khớp bị bào mòn khiến khớp xương ma sát nhiều với nhau, gây sưng và đau khớp dữ dội. Tìm hiểu ngay 6 loại viêm khớp gây đau đầu gối thường gặp để biết cách phòng tránh và cải thiện bệnh hiệu quả.

TIÊU CHẢY 'GHÉ THĂM' KHI BÉ ĐI HỌC: MẸ ƠI PHẢI LÀM SAO?
Sau những ngày hè vui chơi thỏa thích, các bé hào hứng trở lại trường lớp. Nhưng thời tiết thay đổi và việc chưa quen với nếp sinh hoạt mới khiến sức đề kháng của bé giảm, dễ mắc phải các bệnh như tiêu chảy do virus hoặc vi khuẩn. Đây là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ khi đi học, khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng. Đừng lo, mẹ chỉ cần nắm rõ cách xử lý đúng khi bé bị tiêu chảy để giảm thiểu rủi ro sức khỏe cho con nhé!

By ThS. BS. Sử Thị Như Ngọc

CẢNH BÁO NGUY CƠ ĐAU MẮT ĐỎ MÙA MƯA BÃO
Đau mắt đỏ (viêm kết mạc) là bệnh phổ biến trong mùa mưa, đặc biệt tại các khu vực thiếu nước sạch, với tốc độ lây lan nhanh chóng và chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu. Bệnh do virus Adeno gây ra do lây qua đường hô hấp và tồn tại lâu trong môi trường, dễ phát tán trong cộng đồng có tiếp xúc gần.

By BS. CK2. Khương Thị Kha Ly

TÌM HIỂU VỀ CĂN BỆNH THALASSEMIA (TAN MÁU BẨM SINH)
Theo Viện Huyết học –Truyền máu trung ương năm 2022 tất cả 63 tỉnh và 54 dân tộc đều có người mang gen bệnh; với tỷ lệ mang gen bệnh trên 13% thì ước tính có khoảng 14 triệu người mang gen bệnh trên cả nước; nhiều dân tộc tỷ lệ mang gen thalassemia lên tới 30 – 40%, riêng dân tộc Kinh là 9,8%.

By BS. CK1. ĐẶNG NGỌC VÂN ANH

XÉT NGHIỆM IGE ĐẶC HIỆU 72 DỊ NGUYÊN – TRUY TÌM CĂN NGUYÊN GÂY DỊ ỨNG
Nếu bạn cảm thấy cơ thể có những phản ứng kì lạ mà không rõ nguyên nhân, đừng ngần ngại kiểm tra với “Xét nghiệm IgE đặc hiệu 72 dị nguyên” để tìm ra giải pháp cho vấn đề sức khỏe của mình!

By Ths. Bs. Nguyễn Đoan Quỳnh

Các sản phẩm liên quan

Tầm Soát Các Bệnh Ung Thư Thường Gặp Ở Phụ Nữ
GLOBOCA-VIETNAM 2023: Ở nữ giới có 5 loại ung thư thường gặp gồm: Ung thư vú, phổi, đại trực tràng, dạ dày, gan (Chiếm khoảng 59,4% tổng các loại ung thư nói chung.) ₫4.500.000 ₫3.600.000

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}