Ung thư vú là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở nữ. Bệnh thường rất khó nhận biết ở giai đoạn đầu bởi các triệu chứng không rõ ràng.
16/01/2018 2:54:52 CH
Ung thư vú là một trong những ung thư phổ biến, gây tử vong hàng đầu cho phụ nữ. Tuy nhiên thực tế, nam giới vẫn có nguy cơ bị ung thư vú. Vậy đâu là dấu hiệu cảnh báo ung thư vú mà mọi người cần chú ý?
Theo thống kê mới nhất của GLOBOCAN vào năm 2018, Việt Nam có gần 15.000 người mắc ung thư vú (chiếm 9,2% tổng số ca mắc ung thư mới trong năm này). Chưa dừng lại ở đó, cũng trong năm 2018, Việt Nam cũng ghi nhận hơn 6.000 trường hợp tử vong vì căn bệnh này.
Ung thư vú là tình trạng khối u ác tính phát triển ở các tế bào vú. Khối u này có thể sinh sôi rất nhanh ở các mô xung quanh, thậm chí lan ra (di căn) các bộ phận khác trong cơ thể. Tương tự như những ung thư khác, điều nguy hiểm của ung thư vú là bệnh hầu như không có bất kỳ dấu hiệu gì ngay từ giai đoạn đầu. Các dấu hiệu chỉ rõ ràng khi bệnh đã bước vào giai đoạn giữa hoặc cuối.
Bất kể ai, độ tuổi hay dân tộc nào đều có nguy cơ ung thư vú tiềm ẩn
Để biết mình có bị ung thư vú hay không, bạn có thể tự mình thực hiện một số bài kiểm tra đơn giản tại nhà. Theo đó, dấu hiệu phổ biến nhất của ung thư vú là khi sờ quanh vú, bạn sẽ cảm nhận thấy có xuất hiện một khối u bất thường (có thể mềm hoặc tròn cứng, đau hoặc không đau).
Không những thế, một số điểm bất thường khác của ngực cũng có thể là dấu hiệu của ung thư vú mà bạn không nên chủ quan. Cụ thể:
Lưu ý: Các dấu hiệu trên có thể là biểu hiện của các vấn đề khác chứ không nhất thiết là ung thư vú.
Ung thư vú hoàn toàn có thể điều trị hiệu quả nếu phát hiện ngay từ sớm. Dưới đây là một số phương pháp giúp tầm soát ung thư này tại CarePlus.
Xét nghiệm gen tầm soát ung thư di truyền
Bên cạnh sống hoặc làm việc trong môi trường độc hại, lười vận động, ăn thức ăn nghèo vitamin… di truyền cũng là yếu tố hàng đầu gây ra ung thư này. Các nghiên cứu đã cho thấy rằng, có khoảng 25% các trường hợp mắc ung thư vú di truyền do đột biến gen BRCA1 và BRCA2.
Khi sử dụng các gói xét nghiệm gen tầm soát ung thư di truyền tại CarePlus, ngoài biết được “Bản thân có thừa hưởng gen xấu làm tăng nguy cơ mắc ung thư hay không?”, bạn còn khám phá được “Mình có truyền lại gen xấu cho con cái hay không?”. Điều này đóng vai trò then chốt trong việc phát hiện dấu ấn ung thư ngay từ sớm cho cả chính bản thân bạn lẫn thế hệ sau.
Danh sách xét gen tầm soát ung thư di truyền tại CarePlus:
Xét nghiệm gen để tầm soát ung thư di truyền đang ngày càng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới
Những ưu điểm nổi bật của các gói xét nghiệm gen tầm soát ung thư di truyền CarePlus:
Thực hiện các xét nghiệm tầm soát ung thư vú
Thực tế, không phải ai mang trong mình gen ung thư vú cũng sẽ bị bệnh. Vì thế, các xét nghiệm tầm soát ung thư vú rất cần thiết nhằm giúp bạn biết được bản thân có đang bị ung thư vú hay không.
Tại CarePlus, bạn hoàn toàn có thể yên tâm bởi đội ngũ bác sĩ tận tình, giàu kinh nghiệm như cùng hàng loạt trang thiết bị hiện đại như:
Danh sách các gói tầm soát ung thư cho nữ:
Bạn cần thực hiện tầm soát ung thư vú định kỳ theo chỉ định của bác sỹ chuyên khoa
Ai cũng nên thực hiện tầm soát ung thư vú, đặc biệt là các đối tượng sau:
Theo các chuyên gia, để phòng tránh ung thư vú cũng như các loại ung thư khác hiệu quả, bạn nên thực hiện duy trì lối sống khoa học đồng thời với tầm soát định kỳ.
Tập thể thao đều đặn giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
Duy trì cân nặng
Thừa cân có thể làm tăng nguy cơ của nhiều loại ung thư khác nhau, bao gồm cả ung thư vú, đặc biệt sau khi mãn kinh. Vì thế, duy trì một cân nặng hợp lý là điều quan trọng để giảm thiểu nguy cơ bị mắc ung thư. Tốt nhất, bạn nên duy trì cân nặng với chỉ số BMI trong khoảng từ 18,5 - 24,9.
Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục thường xuyên giúp cho cơ thể bị tích mỡ, béo phì, mà còn tăng cường hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa. Theo đó, phụ nữ nên hoạt động thể chất ít nhất 30 phút mỗi ngày ít có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.
Ăn ít chất béo bão hòa
Thay vì ăn các món ăn chứa nhiều chất béo bão hòa – yếu tố hàng đầu gây ra ung thư, bạn nên lựa chọn thực phẩm sạch, xây dựng bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng. Hơn thế nữa, bạn cũng nên thường xuyên ăn các món luộc, hấp hơn là những món chiên, xào, nướng.
Không uống rượu hoặc sử dụng các chất kích thích
Các thống kê cho thấy, những người tiêu thụ nhiều đồ uống có cồn có nguy cơ mắc các bệnh ung thư cao hơn người không dùng hoặc dùng ít. Đặc biệt, nguy cơ này còn cao hơn nữa khi bạn vừa sử dụng đồ uống có cồn vừa hút thuốc.
Có phải chỉ những người có bà, mẹ, chị… bị ung thư vú mới có nguy cơ mắc bệnh?
Di truyền chiếm 5 - 7% các ca ung thư vú nhưng không phải là tất cả. Bệnh có thể gây ra bởi các nguyên nhân khác như môi trường sống bị ô nhiễm, thừa cân, hệ miễn dịch yếu… tuy nhiên nếu tiền sử gia đình phía họ ngoại của bạn bị ung thư vú bạn được xếp vào nhóm có nguy cơ cao.
Ung thư vú có bị tái phát sau khi đã chữa khỏi không?
Ung thư vú có thể tái phát bất cứ lúc nào, nhưng hầu hết các trường hợp tái phát xảy ra trong 5 năm đầu sau khi điều trị. Ung thư vú có thể tái phát tại chỗ (nghĩa là ở vú được điều trị hoặc gần vết sẹo cắt bỏ vú) hoặc ở một nơi nào khác trên cơ thể gọi là di căn. Một số vị trí di căn phổ biến nhất bên ngoài vú là các hạch bạch huyết, xương, gan, phổi và não. Do đó, dù đã điều trị ung thư vú thành công, bạn vẫn cần tầm soát ung thư vú thường xuyên theo chỉ định của Bác sĩ.
Ung thư vú có thể xảy ra với bất kỳ ai, vì thế bạn nên thực hiện tầm soát định kỳ theo chỉ định của bác sĩ. Liên hệ với CarePlus để đặt hẹn hoặc biết thêm chi tiết ngay hôm nay: