BOOK AN APPOINTMENT

What you need to know about monkeypox?

Bệnh đậu mùa khỉ hiện đã xuất hiện ở hơn 20 quốc gia trên toàn thế giới, dấy lên nhiều lo ngại về đợt bùng phát dịch nguy hiểm. Tại Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp mắc. Nhưng một số quốc gia châu Á như Hàn Quốc, Singapore, New Zealand, Australia, Đài Loan đã ghi nhận ca bệnh. 2 ca mắc tại Hàn Quốc đều là người từ vùng dịch về, chưa ghi nhận ca bệnh trong nước. Nguy cơ bệnh xâm nhập vào Việt Nam rất cao. Tổ chức Y tế thế giới đã có những thông tin chi tiết giúp người dân hiểu rõ hơn về căn bệnh này và cách phòng tránh.

What you need to know about monkeypox?

8/1/2022 11:40:04 AM

Bệnh đậu mùa khỉ là gì? Tại sao bệnh này được gọi là “đậu mùa khỉ”?

Đậu mùa khỉ là một bệnh do virus đậu mùa khỉ gây ra. Đây là bệnh lây nhiễm từ động vật do virus gây ra, có nghĩa là bệnh có thể lây lan từ động vật sang người. Bệnh cũng có thể lây truyền giữa người với người.

Bệnh này được gọi là bệnh đậu mùa khỉ vì bệnh được phát hiện lần đầu tiên ở những đàn khỉ được nuôi để nghiên cứu vào năm 1958. Sau đó bệnh mới được phát hiện ở người vào năm 1970.

Triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ là gì?

Triệu chứng điển hình của bệnh đậu mùa khỉ bao gồm: sốt, đau đầu dữ dội, đau cơ, đau lưng, giảm năng lượng, sưng hạch và phát ban hoặc tổn thương da. 

Ban thường bắt đầu với 1 đến 3 ngày khởi sốt. Tổn thương da có thể phẳng hoặc hơi nổi, chứa dung dịch trong hoặc hơi vàng, và sau đó có thể đóng vảy, khô và rụng vảy. Số lượng tổn thương da trên một người có thể dao động từ một vài cho đến vài nghìn nốt. 

Ban có xu hướng tập trung ở mặt, lòng bàn tay và lòng bàn chân. Các tổn thương này cũng có thể gặp ở miệng, bộ phận sinh dục và mắt.

Triệu chứng điển hình thường kéo dài từ 2 đến 4 tuần và tự biến mất mà không cần điều trị. Nếu bạn nghĩ rằng bạn có những triệu chứng có thể là bệnh đậu mùa khỉ, hãy  tư vấn với cán bộ y tế. Hãy cho họ biết nếu bạn có tiếp xúc gần với  người bị nghi ngờ hoặc xác định mắc bệnh đậu mùa khỉ.

Bệnh đậu mùa khỉ lây từ người sang người như thế nào?

Người mắc bệnh đậu mùa khỉ có nguy cơ làm lây nhiễm trong thời gian có triệu chứng (thông thường là từ 2 đến 4 tuần). Bạn có thể bị lây bệnh đậu mùa khỉ do tiếp xúc gần với người có triệu chứng. 

Nốt ban, dịch cơ thể (như dịch, mủ hoặc máu từ tổn thương trên da) và vảy đặc biệt có nguy cơ làm lây nhiễm. 
Quần áo, ga gối, khăn mặt hoặc vật dụng khác như dụng cụ ăn/bát đĩa bị nhiễm virus do tiếp xúc với  người nhiễm bệnh cũng có thể làm lây bệnh cho người khác.

Vết loét, tổn thương hoặc chỗ đau trong miệng cũng có nguy cơ làm lây nhiễm, nghĩa là virus có thể lây qua nước bọt. Do đó, người có tương tác gần gũi với người có nguy cơ làm lây nhiễm bao gồm cán bộ y tế, người nhà và bạn tình có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn.

Virus cũng có thể làm lây bệnh từ người đang có thai sang bào thai qua rau thai hoặc từ cha mẹ nhiễm bệnh sang con trong hoặc sau khi sinh do tiếp xúc trực tiếp da với da.

Hiện chưa rõ người không có triệu chứng có thể làm lây bệnh hay không.

Biện pháp phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ

Để phòng chống bệnh đậu mùa khỉ ở nước ta, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp sau:

  • Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất che bằng khăn vải hoặc khăn tay hoặc khăn giấy dùng một lần hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp; rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn ngay sau khi ho, hắt hơi. Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng.
  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay.
  • Người có triệu chứng phát ban cấp tính không rõ nguyên nhân kèm theo một hoặc nhiều triệu chứng nghi ngờ cần liên hệ với cơ sở y tế để được theo dõi, tư vấn kịp thời. Đồng thời, cần tự cách ly, tránh quan hệ tình dục.
  • Tránh tiếp xúc gần với người mắc bệnh đậu mùa khỉ, tránh tiếp xúc trực tiếp với những vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn và các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh. Trong trường hợp nơi ở/nơi làm việc có người mắc hoặc nghi ngờ mắc bệnh, cần thông báo cho cơ quan y tế để được tư vấn và xử trí kịp thời, không tự ý điều trị.
  • Người đến các quốc gia có lưu hành dịch bệnh đậu mùa khỉ (khu vực Trung và Tây Phi), cần tránh tiếp xúc với động vật có vú (chết hoặc sống) như: động vật gặm nhấm, thú có túi, động vật linh trưởng có thể chứa vi rút đậu mùa khỉ. Khi quay trở về Việt Nam cần khai báo với cơ quan y tế địa phương để được tư vấn.
  • Đảm bảo an toàn thực phẩm, thực hiện lối sống lành mạnh, tăng cường vận động thể lực, nâng cao sức khỏe.

Nguồn: https://moh.gov.vn

Recent posts

DO NOT UNDERESTIMATE THE SIGNS AND COMPLICATIONS OF CHICKENPOX
Chickenpox in young children is not only a nightmare, leaving scars on the skin, but it can also easily spread to others in a short period. Despite many people thinking it's just a case of water blisters, chickenpox can lead to dangerous complications such as pneumonia, encephalitis, and even death. Hot and humid weather is when this disease is most rampant.

By DR. DANG NGOC VAN ANH

5 Things to Know About HPV Vaccination for Preventing Cervical Cancer
The HPV vaccine can prevent more than 90% of HPV-related cancer cases. HPV spreads through skin-to-skin contact or sexual activity. Prevention is better than cure - actively preventing HPV early on is an effective, safe, and easy solution to reduce the risk of contracting the disease. This invisible shield of prevention will not only protect yourself but also your family and the surrounding community.

BE AWARE OF SHOULDER TENDONITIS - A COMMON WORK-RELATED INJURY
Office workers who work at a computer 8 hours a day and have a bad sitting posture are susceptible to shoulder tendonitis. MSc, 1st Degree Specialist Doctor NGUYEN VAN HOANG TAM—Musculoskeletal Medicine at CarePlus has helpful information on this topic.

TOP 10 EMPLOYEE HEALTH ISSUES IN THE FIRST QUARTER OF 2024
According to internal data, in the first quarter of 2024, CarePlus recorded high rates of dental health problems, ophthalmology problems, and dyslipidemia (48 – 84%). This is not only a health issue but also a signal for each employee to adjust their working and living habits. To preserve your health and energy for work, please seek advice from experts at CarePlus.

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Register name') }}
*{{ errors.first('form-1.Phone') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Patient info:
*{{ errors.first('form-1.Patient name') }}