BOOK AN APPOINTMENT

What parents can do to ensure safe sleep for their baby?

Sự việc gần đây có 1 bé nhỏ bị ngạt thở khi ngủ vì rớt vào khe giường thật sự rất đau lòng và đáng tiếc. Những trường hợp như vậy thỉnh thoảng lại xảy ra, gây đau đớn và hối hận khôn nguôi cho gia đình, thậm chí còn có nguy cơ gây bất hòa, đổ lỗi, tan vỡ. Mong rằng phụ huynh hãy quan tâm nhiều hơn đến vấn đề an toàn khi ngủ cho con, để những điều đáng tiếc như vậy không còn xảy ra.

What parents can do to ensure safe sleep for their baby?

NHỮNG ĐIỀU CẦN LÀM ĐỂ ĐẢM BẢO AN TOÀN CHO CON KHI NGỦ:

1. NẰM NGỬA KHI NGỦ:

Cho đến 1 tuổi, trẻ nhỏ nên nằm ngửa trong lúc ngủ — cho cả giấc ngủ ngắn ban ngày và ban đêm. Trẻ nằm ngửa khi ngủ ít có nguy cơ bị đột tử khi ngủ ( SIDS) hơn so với trẻ nằm sấp hoặc nằm nghiêng. Vấn đề với tư thế nằm nghiêng là em bé có thể lật sấp dễ hơn.

Trẻ sơ sinh phải được đặt da kề da với mẹ càng sớm càng tốt sau khi sinh, ít nhất là trong giờ đầu tiên. Sau đó, hoặc khi mẹ cần ngủ hoặc không thể da kề da, nên đặt trẻ nằm ngửa trong nôi.

Một số em bé sẽ thích nằm sấp. Bạn nên luôn đặt trẻ nằm ngửa khi ngủ, nhưng nếu trẻ đủ lớn để dễ dàng lăn cả hai chiều (sấp qua ngửa, ngửa qua sấp) thì bạn có thể không cần đặt trẻ nằm ngửa. Tuy nhiên, hãy chắc chắn rằng không có chăn, gối, đồ chơi nhồi bông… xung quanh bé, để bé không lăn vào bất kỳ vật dụng nào có thể gây tắc nghẽn đường thở.

2. SỬ DỤNG NỆM NGỦ CHẮC CHẮN

Cần chọn loại nệm ngủ vừa vặn, chắc chắn, và tấm trải giường vừa vặn được thiết kế cho sản phẩm đó. Bề mặt nệm là bề mặt hơi cứng, nó không được lõm vào khi em bé đang nằm trên đó.

Không có gì khác nên được ở trong cũi của bé. Cất các đồ vật mềm, bộ drap giường lỏng lẻo hoặc bất kỳ đồ vật nào có thể làm tăng nguy cơ mắc kẹt, ngạt thở ra khỏi khu vực ngủ của em bé. Chúng bao gồm gối, mền, chăn bông, đồ chơi, tấm đệm lót hoặc các sản phẩm tương tự gắn vào thanh hoặc cạnh cũi. Nếu bạn lo lắng về việc con mình bị lạnh, bạn có thể sử dụng quần áo ngủ cho trẻ sơ sinh, hay chăn có lỗ.

Bạn có thể quấn bé khi ngủ. Tuy nhiên, hãy đảm bảo rằng em bé luôn nằm ngửa khi được quấn. Tấm quấn không được quá chật hoặc khiến bé khó thở hoặc khó cử động hông. Khi em bé của bạn có vẻ như đang cố gắng lăn lộn, bạn nên ngừng quấn bé.

Tư thế nằm trong cũi “feet to foot”: chân bé sát với chân giường/cũi. Điều này giúp bé dễ dàng đạp chân vào cũi báo động cho người lớn khi gặp nguy hiểm.

3. TRẺ NHỎ KHÔNG NÊN NGỦ CHUNG GIƯỜNG VỚI NGƯỜI LỚN

Người á đông thường có khuynh hướng thích cho bé ngủ chung giường để tiện chăm sóc, hơn nữa việc ngủ chung giường được cho là giúp tăng thêm mối gắn kết giữa ba mẹ và con. Tuy nhiên, Hiệp hội nhi khoa Hoa kỳ (AAP) khuyến cáo việc cho trẻ ngủ giường/cũi riêng an toàn hơn so với ngủ chung giường. Ngoài nguy cơ SIDS cao hơn, bạn cũng có thể lăn lộn trong giấc ngủ và khiến em bé bị ngạt thở. Hoặc em bé của bạn có thể bị kẹt giữa tường và giường, hoặc lăn ra khỏi giường của người lớn và bị thương.

Một số tình huống khiến việc ngủ chung giường càng trở nên nguy hiểm hơn như:
- Bé nhỏ hơn 4 tháng tuổi.
- Bé sinh non hoặc nhẹ cân.
- Bạn hoặc bất kỳ người nào khác trên giường là người hút thuốc (ngay cả khi không hút thuốc trên giường).
-Bạn dùng bất kỳ loại thuốc nào có thể khiến bạn buồn ngủ, khó thức dậy.
-Bạn đã uống rượu
-Bề mặt giường mềm, chẳng hạn như nệm nước, nệm cũ, ghế sofa và có các vật dụng mềm như gối, chăn

4. NGỦ CÙNG PHÒNG VỚI BÉ

Hãy cho bé ngủ cùng phòng với bạn trong 6 tháng đầu tiên hoặc lý tưởng là trong năm đầu tiên. Đặt nôi, cũi của bé trong phòng ngủ, gần giường của bạn. AAP khuyến nghị nên ngủ chung phòng vì nó có thể làm giảm nguy cơ đột tử khi ngủ tới 50% và an toàn hơn nhiều so với ngủ chung giường. Ngoài ra, việc ở chung phòng sẽ giúp bạn dễ dàng cho bú, dỗ dành và trông chừng bé.

Chỉ cho trẻ nằm giường của bạn để cho bú hoặc dỗ dành. Đặt con bạn trở lại giường ngủ riêng của con khi bạn chuẩn bị đi ngủ. Nếu bạn ngủ quên, ngay sau khi bạn thức dậy hãy chuyển bé đến giường riêng của bé.
Không bao giờ đặt con bạn ngủ trên ghế dài, ghế sofa hoặc ghế bành. Đây là nơi cực kỳ nguy hiểm cho bé khi ngủ.

5. CÁC LƯU Ý KHÁC:

- Tránh không ủ ấm bé quá mức khi ngủ vì tăng thân nhiệt làm tăng nguy cơ SIDS
- Khói thuốc lá làm tăng nguy cơ đột tử khi ngủ. Cần tránh hút thuốc/ hít khói thuốc lá thụ động trong suốt quá trình mang thai và chăm sóc trẻ nhỏ
- Bú mẹ giúp giảm nguy cơ SIDS.
- Bạn cũng có thể thử cho trẻ ngậm núm vú giả trước khi đi ngủ. Một số nghiên cứu cho rằng điều này giúp giảm nguy cơ SIDS, ngay cả khi nó rơi ra ngoài sau khi trẻ ngủ. Nếu bạn đang cho con bú mẹ, hãy đợi cho đến khi việc cho con bú diễn ra suôn sẻ trước khi cho bé ngậm núm vú giả. Điều này thường mất 2-3 tuần. Sẽ không sao nếu bé không muốn ngậm núm vú giả, đơn giản là bé không thích nó. Nên cai núm vú giả khi trẻ được 6-12 tháng.

⭐ Chúc cả nhà có 1 giấc ngủ ngon và an toàn.

👩‍⚕ BS. CK1. Trần Thị Hoàng Oanh - Chuyên khoa Nhi Phòng khám Quốc tế CarePlus

Recent posts

CHILD MALNUTRITION IS MORE COMPLEX THAN IT SEEMS
Malnutrition is a major cause of death in children under five and leads to serious effects like stunted growth, poor memory, and digestive disorders.

By Dr. Le Thi Kim Dung

8 TIPS FOR PARENT TO PROTECT YOUR CHILD FROM COMMON RESPIRATORY ILLNESSES DURING SEASONAL CHANGES
During seasonal transitions, children are more prone to respiratory illnesses such as upper respiratory tract infections, laryngitis, bronchiolitis, pneumonia, and asthma. These conditions can be triggered not only by sudden weather changes and an underdeveloped immune system but also by preventable factors. Here are ways to support your child's respiratory health:

By Dr. Pham Thi Thuy Trang

ALARMING FIGURES ON WORKPLACE MUSCULOSKELETAL HEALTH IN 2024
Musculoskeletal health is always a priority in the workplace. Reports indicate that up to 47% of employees experience reduced productivity due to muscle pain and joint aches. Discover preventive measures and improvement strategies in the article below!

ASTHMA IN CHILDREN – Early Detection and Treatment is Key!
Asthma symptoms include wheezing, coughing, chest tightness, and difficulty breathing. These symptoms can come and go, varying with the extent of airway narrowing.

By DR. DANG NGOC VAN ANH

MASKED HYPERTENSION
Masked hypertension refers to a condition where a patient’s blood pressure (BP) appears normal (below 140/90 mmHg) when measured in a clinical setting but exceeds the threshold of 135/85 mmHg when measured outside the clinic, such as at home or with ambulatory blood pressure monitoring (ABPM) over 24 hours. The concern with masked hypertension is that it often goes unnoticed, yet it poses significant health risks. If left untreated, it can lead to severe complications such as kidney failure, vision loss, heart failure, and an increased risk of stroke.

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Register name') }}
*{{ errors.first('form-1.Phone') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Patient info:
*{{ errors.first('form-1.Patient name') }}