ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Viêm lộ tuyến cổ tử cung dấu hiệu là gì? Khi nào cần được điều trị?

Lộ tuyến cổ tử cung là một tình trạng sinh lý bình thường. Tình trạng này xuất hiện khi biểu mô trụ (biểu mô tuyến) nằm ở trong kênh cổ tử cung bị lộn ra trên bề mặt cổ ngoài cổ tử cung. Tình trạng này làm người phụ nữ thấy tăng tiết huyết trắng nhiều hơn bình thường và chỉ phát hiện khi đi khám phụ khoa định kỳ. Việc tăng tiết huyết trắng kèm các yếu tố nguy cơ khác có thể dẫn đến viêm lộ tuyến cổ tử cung.

Viêm lộ tuyến cổ tử cung dấu hiệu là gì? Khi nào cần được điều trị?

Dấu hiệu nhận biết viêm lộ tuyến cổ tử cung? 

Hầu hết phụ nữ bị lộ tuyến cổ tử cung không có dấu hiệu hay triệu chứng gì đặc biệt. Tuy nhiên, một số chị em gặp hiện tượng tiết dịch âm đạo nhiều hơn bình thường, ngứa ngáy, khí hư có mùi, màu bất thường.... là dấu hiệu do viêm nhiễm, cần điều trị. 

Một dấu hiệu khác laà tình trạng ra máu âm đạo sau quan hệ tình dục. Tuy nhiên, hiện tượng này cũng có thể xảy ra do nhiều bệnh lý khác như polyp cổ tử cung, viêm âm đạo, viêm cổ tử cung hoặc thậm chí là ung thư cổ tử cung. Do đó, khi thấy dịch âm đạo có màu đỏ bất thường, chị em nên đi khám phụ khoa để loại trừ những nguyên nhân khác. 

Nguyên nhân gây viêm lộ tuyến cổ tử cung? 

Bệnh thường gặp ở phụ nữ đã từng quan hệ tình dục, phụ nữ đang trong độ tuổi sinh nở hoặc mới sinh xong. Tuy nhiên, một vài trường hợp bệnh là bẩm sinh.   

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm lộ tuyến cổ tử cung, do các tế bào tuyến lộ ra ngoài vẫn tiết dịch như khi ở trong cổ tử cung nên bệnh nhân thường có hiện tượng tăng tiết dịch trong âm đạo, dễ dẫn đến viêm nhiễm (khi đó gọi là lộ tuyến viêm). Và một số nguyên do khác bao gồm: 

  • Mắc các bệnh phụ khoa: Như lậu, giang mai, mụn sinh dục, viêm âm đạo, viêm cổ tử cung. 

  • Vệ sinh vùng kín không đúng cách: Thụt rửa âm đạo không đúng cách, sử dụng nguồn nước không đảm bảo, không vệ sinh đúng cách trong thời kỳ kinh nguyệt và trước hoặc sau quan hệ tình dục. 

  • Không thăm khám phụ khoa định kỳ: Chị em thường chủ quan, không đi khám phụ khoa định kỳ. Bệnh nếu ở mức độ nhẹ thường không có biểu hiện rõ ràng, nên khi phát hiện thường đã ở giai đoạn nặng. Vì vậy, các chuyên gia khuyên nên khám phụ khoa mỗi 6 tháng để kiểm tra sức khỏe sinh sản. 

  • Quan hệ tình dục không lành mạnh: Không sử dụng các biện pháp bảo vệ, quan hệ nhiều bạn tình. Những tổn thương do quan hệ tình dục không an toàn nếu không được phát hiện sớm sẽ dễ dẫn đến viêm nhiễm. 

Viêm lộ tuyến cổ tử cung khi nào cần điều trị? 

Viêm lộ tuyến cổ tử cung được chia thành ba cấp độ, từ nhẹ đến nặng.  Chị em nên khám phụ khoa định kỳ để bác sĩ đánh giá có tình trạng viêm hay không, nếu tình có tình trạng viêm thì mới điều trị.   

Cấp độ 1: Đây là giai đoạn đầu của bệnh. Các tế bào tuyến trong ống cổ tử cung bắt đầu phát triển ra bên ngoài, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Dấu hiệu ở giai đoạn này là xuất hiện khí hư bất thường so với chu kì rụng trứng bình thường, có màu sắc là như xanh, vàng hoặc trắng đục, kèm theo bọt và mùi hôi tanh, ngứa  ngáy vùng kín.  

Cấp độ 2: Ở cấp độ này, vùng lộ tuyến bị viêm chiếm 50 - 70% diện tích cổ tử cung. Bệnh nhân có triệu chứng âm hộ đau rát, ra máu khi quan hệ tình dục. Nếu không chữa trị, có thể gây biến chứng sang các bệnh viêm nhiễm khác như viêm tắc vòi trứng, viêm cổ tử cung,... 

Cấp độ 3: Vùng viêm chiếm trên 70% diện tích cổ tử cung, triệu chứng nặng hơn. Quan hệ tình dục bị đau và chảy máu do các lộ tuyến đã phát triển ra bên ngoài cổ tử cung gây trầy xước. Lúc này, chị em có thể gặp phải các triệu chứng như: 

  • Khí hư ra nhiều hơn bình thường, có màu sắc lạ và có mùi hôi tanh khó chịu; 

  • Xuất huyết âm đạo nhưng không phải vào chu kỳ kinh nguyệt; 

  • Cơ thể mệt mỏi, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, đau thắt bụng như đau bụng kinh nhưng không phải chu kỳ; 

  • Giảm ham muốn, không còn hứng thú khi quan hệ tình dục.  

Tùy thuộc vào phản ứng của mỗi người với phác đồ điều trị, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc hoặc đốt diệt tuyến. Việc đốt tuyến chỉ được thực hiện sau khi đã chữa khỏi viêm. Tuy nhiên, đốt diệt tuyến có thể gây nhiều hệ lụy như sẹo xơ cứng, làm lỗ cổ tử cung bị chít hẹp, gây ứ đọng máu kinh, cản trở sự thụ thai và khó sinh đẻ sau này. Vì vậy, việc chọn phương pháp điều trị tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. 

Viêm lộ tuyến cổ tử cung là căn bệnh khá phổ biến ở nữ giới. Do đó, chị em phụ nữ cần chú ý đến các biểu hiện của cơ thể và thăm khám ngay khi có những dấu hiệu bất thường. Hãy chăm sóc sức khỏe của mình bằng cách đi khám phụ khoa định kỳ, giữ vệ sinh vùng kín đúng cách và duy trì lối sống tình dục lành mạnh. 

Bài viết gần đây/mới

NHỮNG CON SỐ “BÁO ĐỘNG” VỀ TÌNH HÌNH SỨC KHỎE CƠ XƯƠNG KHỚP NƠI LÀM VIỆC 2024
Sức khỏe cơ xương khớp luôn là một trong những vấn đề được quan tâm tại môi trường làm việc. Báo cáo chỉ ra có đến 47% người lao động xác nhận giảm năng suất làm việc do đau cơ, nhức khớp. Tìm hiểu cách phòng ngừa và cải thiện trong bài viết dưới đây!

BỆNH HEN SUYỄN Ở TRẺ EM - Cần phát hiện và điều trị sớm!
Việc điều trị hen suyễn tối ưu ở trẻ em phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm độ tuổi, mức độ nghiêm trọng và tần suất các cơn hen xảy ra và tuân thủ dùng thuốc. Trong hầu hết các trường hợp, thuốc có thể kiểm soát các triệu chứng, cho phép trẻ tham gia đầy đủ vào mọi hoạt động, bao gồm cả thể thao.

By BS. CK1. ĐẶNG NGỌC VÂN ANH

TĂNG HUYẾT ÁP ẨN GIẤU VÀ NHỮNG ĐIỀU CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
Tăng huyết áp ẩn giấu (THA ÂG) là tình trạng huyết áp của bệnh nhân bình thường dưới ngưỡng 140/90mmHg khi đo tại cơ sở y tế, nhưng khi đo ngoài cơ sở y tế (tại nhà hoặc đo huyết áp lưu động trong 24 giờ) thì chỉ có số trung bình trên 135/85 mmHg. Điều đáng lo ngại là THA ẩn giấu chưa được quan tâm đúng mức mặc dù đây vẫn là một tình trạng nguy hiểm, nếu không được xử lý kịp thời có thể gây ra các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng như SUY THẬN, MẤT THỊ LỰC, SUY TIM, TĂNG NGUY CƠ ĐỘT QUỴ.

HIỂU ĐÚNG - TEST CHUẨN CÙNG “XÉT NGHIỆM BỆNH LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC (STDs) LẤY MẪU TẠI NHÀ”
Với nhiều người, bệnh lý lây truyền qua đường tình dục vẫn là một vấn đề “tế nhị” và mang lại nỗi mặc cảm lớn. Đôi khi việc gặp bác sĩ điều trị và trao đổi trực tiếp không quá đáng sợ với người bệnh bằng những thủ tục mà họ phải trải qua trước đó, từ đăng ký khám, thông báo triệu chứng với nhân viên sàng lọc đến việc phải chờ đợi trước khi được gọi tên vào phòng khám bệnh. Tất cả những lo ngại mang tính tinh thần này “dường như” sẽ được giải quyết bằng hình thức xét nghiệm tại nhà.

By Ths. Bs. Nguyễn Đoan Quỳnh

VÌ SAO NHÂN VIÊN VĂN PHÒNG DỄ BỊ SÂU RĂNG VÀ VIÊM NƯỚU?
Theo số liệu thống kê, bệnh răng miệng giữ vị trí cao nhất trong số các bệnh phổ biến ở nhân viên doanh nghiệp đến khám sức khỏe định kỳ tại CarePlus trong quý 1 - 2 - 3/2024, nổi bật với vấn đề sâu răng và viêm nướu.

By BS. Phan Hữu Quang

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}