BOOK AN APPOINTMENT

Differentiating Dengue from COVID-19:

Mùa mưa năm nay tại TP.HCM và các tỉnh lân cận đến sớm, do đó dịch sốt xuất huyết đang bùng phát và lan rộng. Thực tế 3 tháng đầu năm 2022, số ca sốt xuất huyết đến khám và nhập viện Nhi đồng tăng gấp 1,5 - 2 lần so với cùng kỳ năm 2021. Tuy vậy vẫn còn nhiều gia đình do tâm lý sợ dịch bệnh và nhầm lẫn giữa Covid-19 với sốt xuất huyết, nên hạn chế đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám mà tự điều trị, không phát hiện sớm nên khi trẻ được đưa đến bệnh viện đã ở giai đoạn muộn.

Differentiating Dengue from COVID-19:

5/10/2022 8:59:49 AM

Tuy yếu tố dịch tễ, đường lây truyền và cách thức điều trị hoàn toàn khác nhau nhưng một số biểu hiện ban đầu của hai bệnh gần giống nhau, dễ gây nhầm lẫn cho người bệnh. Mọi người cần hết sức lưu ý vì đây là thời gian cao điểm của sốt xuất huyết (SXH) và trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp ở nhiều nơi dễ gây nên tình trạng “dịch chồng dịch”.

1. Phân biệt Covid-19 và sốt xuất huyết 

  Covid-19 Sốt xuất huyết
Giống nhau  Sốt xuất huyết và Covid-19 khi khởi phát thường có những biểu hiện tương đối giống nhau và dễ gây nhầm lẫn như: Sốt, đau đầu, mỏi người
Khác nhau     
Con đường lây truyền và thời gian ủ bệnh
  • Do virus Sars-Cov-2 gây ra
  • Lây truyền từ người sang người qua các giọt bắn đường hô hấp khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc giao tiếp, tiếp xúc gần.
  • Thời gian ủ bệnh có thể lên đến 14 ngày, trung bình từ 4-5 ngày tính từ khi có tiếp xúc với mầm bệnh.
  • Do virus Dengue gây nên.
  • Lây qua đường máu do muỗi truyền. Virus Dengue được truyền từ người bệnh sang người lành qua vật chủ trung gian là muỗi Aedes Aegypti (muỗi vằn).
  • Thời gian ủ bệnh từ 5-7 ngày.
Triệu chứng
  • Ho, khó thở, ngạt mũi
  • Da xung huyết, mặt và củng mạc mắt đỏ
Biến chứng nặng
  • Viêm phổi và suy hô hấp
  • Xuất huyết/ sốc do máu bị cô đặc


2. Những dấu hiệu bệnh sốt xuất huyết cần đến bệnh viện sàng lọc ngay 

Triệu chứng thông thường của bệnh sốt xuất huyết là sốt, đau đầu, mỏi người. Tuy nhiên, nếu Sốt xuất hiện kèm 5 dấu hiệu sau thì cần đi khám ngay vì nếu không được điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ tử vong.

1. Đột nhiên bồn chồn, kích thích vật vã/li bì

2. Nôn tăng

3. Đột nhiên đau bụng/tăng cảm giác đau

4. Tiểu ít, số lần đi ít hơn, số lượng giảm

5. Cháy máu bất kỳ chỗ nào: chân răng, máu cam,...

3. Bị sốt xuất huyết nên ăn và kiêng gì? 

- Thực phẩm nên ĂN:

  • Bổ sung nhiều nước
  • Uống bù nước, nước ép trái cây (như cam, dừa, bưởi,...)
  • Cháo loãng, súp

- Thực phẩm nên KIÊNG:

  • Đồ ăn nhiều dầu mỡ
  • Đồ ăn cay, nóng
  • Đồ uống ngọt, mật ong, các loại đường tự nhiên khác
  • Rượu, cà phê

- Những lưu ý khác:

  • Không tắm/ngâm người trong nước lâu, không tắm nước lạnh (nếu bị hạ tiểu cầu tránh kỳ cọ mạnh)
  • Tuyệt đối không dùng thuốc hạ sốt aspirin, ibuprofen để điều trị sốt xuất huyết vì thuốc sẽ  làm trầm trọng thêm tình trạng chảy máu, tăng nguy cơ xuất huyết dạ dày, đe dọa đến tính mạng

4. Cách phòng bệnh sốt xuất huyết 

Hiện bệnh sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh. Do bệnh lây từ người sang người qua muỗi đốt nên biện pháp hiệu quả nhất để phòng bệnh là diệt muỗi, hạn chế môi trường sinh sống của muỗi và phòng chống muỗi đốt. 

- Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy

  • Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng
  • Thả cá hoặc mê zô vào các dụng cụ chứa nước lớn (bể, giếng, chum, vại,...) để diệt lăng quăng/bọ gậy
  • Thau rửa các dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ (lu, khạp,...) hàng tuần
  • Thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà như chai, lọ, mảnh chai, mảnh lu vỡ, ống bơ, vỏ dừa, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá,...
  • Dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến
  • Bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn/tủ đựng chén bát, thay nước bình hoa/bình bông

- Phòng chống muỗi đốt

  • Mặc quần áo dài tay
  • Ngủ trong màn/mùng kể cả ban ngày
  • Dùng bình xịt muỗi, hương muỗi, kèm xua muỗi, vợt điện diệt muỗi,...
  • Dùng rèm che, màn tẩm hóa chất diệt muỗi,...
  • Cho người bị sốt xuất huyết nằm trong màn, tránh muỗi đốt tránh lây bệnh cho người khác
  • Tích cực phối hợp với chính quyền và ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch 

Recent posts

VACCINATION: THE BEST WAY TO PROTECT CHILDREN FROM MEASLES
Measles is among the most contagious viruses ever known. Its basic reproduction number (R₀), representing how many people an infected individual can spread the disease to without intervention, ranges from 12 to 18. This is nearly double COVID-19's R₀ (8–10) and similar to chickenpox (9–10).

By MS. Dr. Su Thi Nhu Ngoc

NOSEBLEEDS: CAUSES, FIRST AID, AND PREVENTION
Nosebleeds are a common occurrence, especially in young children. Preschoolers may experience at least one nosebleed. While usually not serious, it can be quite concerning for parents.

By Dr. Tran Thi Tu Hang

Hives and Angioedema: A Comprehensive Overview
Hives and angioedema are common skin reactions that can cause discomfort and concern for patients. This article provides a detailed look at these conditions, covering causes, symptoms, diagnosis, treatment, and prevention strategies.

By DR. NGUYEN DUY KHANH

NORMAL WEIGHT OBESITY – A HIDDEN THREAT YOU DIDN’T EXPECT
Normal weight obesity (NWO) is a complex condition associated with various health risks. Learn how to recognize and prevent normal weight obesity to safeguard your overall health!

By Specialist Doctor. NGUYEN PHUONG ANH

IRON DEFICIENCY ANEMIA IN CHILDREN
Iron deficiency anemia (IDA) is recognized as a global public health concern. According to Vietnam’s National Institute of Nutrition, between 2015 and 2016, 27.8% of children under 5 years old were anemic, with 63.6% of cases caused by iron deficiency.

By Dr. Le Ngoc Tuyet Suong

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Register name') }}
*{{ errors.first('form-1.Phone') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Patient info:
*{{ errors.first('form-1.Patient name') }}