Đến nay cả nước đã ghi nhận 5.545 ca mắc tay chân miệng, trong đó 1 trường hợp tử vong. Bộ Y tế dự báo dịch bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng trong thời gian tới đây. Do đó, ba mẹ hãy nâng cao nhận thức về các dấu hiệu của bệnh, cách chăm sóc và các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ con khỏi nguy cơ mắc bệnh.
6/3/2022 11:17:32 AM
Sau khi tiếp xúc với mầm bệnh 3-6 ngày, trẻ bắt đầu xuất hiện những triệu chứng dễ nhân thấy gồm:
Sau 1 – 2 ngày khởi phát bệnh, trẻ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng điển hình của bệnh như:
Trường hợp bé sốt cao (trên 39 độ C) kéo dài hơn 48 giờ kèm theo các biểu hiện như: nôn ói hay nhợn ói hoài, giật mình chới với, tay chân run rẩy, co giật, tim đập nhanh, khó thở, da nổi bông, tay chân lạnh,… gia đình cần đưa trẻ nhập viện ngay lập tức.
Hiện nay chưa có thuốc đặc trị hay vaccine phòng bệnh tay chân miệng. Cách điều trị bệnh chủ yếu là điều trị triệu chứng, chăm sóc tại nhà, sử dụng các loại thuốc hạ sốt, giảm đau, bù đủ nước cho cơ thể theo hướng dẫn của Bác sĩ.
Nếu tình trạng bệnh nhẹ, sau 7 – 10 ngày chăm sóc tại nhà, trẻ sẽ hồi phục sức khỏe hoàn toàn.
>> Thực tế: Việc kiêng tắm có thể khiến trẻ bị ngứa ngáy, nhiễm trùng. Do đó, bố mẹ nên tắm cho bé như bình thường, tắm nước ấm và chỗ kín gió.
>> Thực tế: Có những trường hợp chỉ sốt nhẹ, hoặc không sốt nên ba mẹ không chú ý, dễ bỏ qua bệnh của con, nhiều trường hợp trẻ vào viện có biến chứng nặng mà vẫn chưa phát hiện ra trẻ có bệnh.
>> Thực tế: Trẻ sốt nhẹ vẫn nguy cơ biến chứng thần kinh.
>> Thực tế: Có trẻ chỉ có nổi ban, có trẻ chỉ lở miệng… và có trẻ thậm chí không nổi gì cả.
>> Thực tế: Độ nặng của bệnh không liên quan đến chuyện nổi ban hay lở miệng nhiều hay ít.
>> Thực tế: Virus gây bệnh TCM dễ dàng lây qua đường miệng và cả đường hô hấp.
- Đường hô hấp: Virus được bắn ra khi trẻ ho, hắt hơi hoặc thậm chí khi nói chuyện; hoặc tiếp xúc với dịch tiết đường hô hấp (chất nhầy mũi hoặc nước bọt) trên các vật dụng bị lây nhiễm bởi người bệnh.
- Đường phân-miệng: Thường do tay của trẻ bệnh bị nhiễm bẩn khi đi vệ sinh, sau đó chúng sờ chạm và làm lây nhiễm các vật dụng chung quanh. Những trẻ khỏe mạnh khác có thể sờ chạm vào các vật dụng này, rồi vô tình đưa tay vào miệng và nhiễm bệnh.
----
Đừng chần chừ thăm khám với bác sĩ chuyên khoa Nhi của CarePlus nếu bé có bất cứ triệu chứng bất thường nào để được phát hiện sớm bệnh tay chân miệng và điều trị kịp thời.
Đặt lịch hẹn khám qua Free Hotline 18006116 hoặc Website www.careplusvn.com