BOOK AN APPOINTMENT

There are 1,095 new people infected with TB in the world every 60 minutes

Cứ 60 phút thế giới có thêm 1.095 người mắc bệnh Lao. Mỗi năm có 1.8 triệu người chết do bệnh Lao. Việt Nam là 1 trong 20 quốc gia có gánh nặng bệnh Lao cao nhất. Ngày 24/3 - NGÀY THẾ GIỚI PHÒNG CHỐNG BỆNH LAO. Hãy tìm hiểu bệnh Lao để phòng ngừa bệnh hiệu quả!

There are 1,095 new people infected with TB in the world every 60 minutes

3/29/2022 11:13:58 AM

1. Bệnh lao là gì?

Bệnh lao là bệnh do vi khuẩn khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra. Bệnh này thường ảnh hưởng đến phổi nên người ta hay đồng nghĩa bệnh Lao và Lao phổi. Tuy nhiên vi khuẩn Lao cũng có thể tấn công đến các bộ phận khác của cơ thể như hạch bạch huyết, thận, xương v.v. gây ra lao thận, lao xương,…

2. Triệu chứng bệnh Lao 

Các triệu chứng của bệnh Lao phụ thuộc vào việc mầm bệnh đang phát triển ở vị trí nào trong cơ thể.

Bệnh lao ở phổi có thể gây ra các triệu chứng sau:

– Ho khạc đờm kéo dài trên 02 tuần;

– Gầy sút, kém ăn, mệt mỏi.

– Sốt nhẹ về chiều, người mệt mỏi, ra mô hôi về đêm

– Đau ngực, khó thở, ho ra máu.

Triệu chứng bệnh Lao ở các bộ phận khác của cơ thể có thể bao gồm:

- Lao thận có thể dẫn đến đi tiểu ra máu

- Lao cột sống có thể gây đau lưng

- Lao thanh quản có thể gây khàn tiếng

- Viêm màng nào do lao có thể gây nhức đầu hoặc lú lẫn

3. Lây nhiễm

Lao lây qua không khí từ người này sang người khác. Vi khuẩn lao bị phát tán vào không khí khi một người mắc bệnh lao phổi hoặc lao họng ho, hắt hơi, nói, hoặc hát, những người ở gần đó có thể hít phải các vi khuẩn này và bị nhiễm khuẩn.

Khi một người hít phải mầm bệnh Lao, mầm bệnh Lao có thể bám vào phổi và bắt đầu sinh trưởng. Từ đó di chuyển qua máu đến các bộ phận khác của cơ thể như thận, cột sống hay não.

4. Cách phòng chống bệnh lao:

  • Để phòng chống bệnh lao có hiệu quả, ngay tháng đầu sau sinh, tất cả trẻ đều phải tiêm phòng vắc-xin BCG nhằm giúp ngăn ngừa mắc bệnh Lao;
  • Mọi người khi ho kéo dài hơn 02 tuần cần đi khám, xét nghiệm đờm, chụp X.quang phổi để phát hiện bệnh lao;
  • Bị bệnh lao phải điều trị càng sớm càng tốt, tránh lây lan cho những người trong gia đình và người xung quanh. Bên cạnh đó, bệnh nhân lao không được khạc nhổ bừa bãi, tốt nhất đeo khẩu trang liên tục trong 02 tháng đầu điều trị (với bệnh nhân xét nghiệm có vi khuẩn lao trong đờm). Cần phơi chăn, chiếu, vật dụng của bệnh nhân lao ra nắng mỗi ngày;
  • Giữ vệ sinh môi trường, nhà ở thông thoáng, rèn luyện nâng cao sức khoẻ, đảm bảo dinh dưỡng hợp lý;
  • Phát hiện sớm người mắc bệnh Lao điều trị kịp thời và đúng phác đồ để không còn khả năng lây bệnh cho người khác.

5. Câu hỏi thường gặp 

- Tôi đã chủng ngừa vắc-xin lao BCG, tôi có mắc bệnh Lao không?

Thuốc chủng ngừa BCG chỉ giúp bảo vệ một phần đối với bệnh lao và chủ yếu là bảo vệ cho trẻ em. Mọi người vẫn có thể bị bệnh lao ngay cả nếu như đã có chủng ngừa BCG.

- Tôi có kết quả xét nghiệm Lao dương tính. Vậy tôi đã mắc bệnh Lao phải không?

Nếu bạn có phản ứng dương tính với xét nghiệm lao qua máu hoặc qua da, bác sĩ sẽ chỉ định bạn thực hiện thêm các xét nghiệm khác, thông thường là chụp X-quang phổi hoặc xét nghiệm đờm để xem bạn có bị bệnh Lao hay không hay chỉ nhiễm vi khuẩn Lao tiềm ẩn.

Nhiễm vi khuẩn Lao tiền ẩn là bạn có một lượng nhỏ vi khuẩn lao trong cơ thể còn sống nhưng bất hoạt. Bạn sẽ không có triệu chứng và không thể lây bệnh cho người khác. Tuy nhiên, bạn cần được điều trị để phòng ngừa bệnh Lao.

Trường hợp bạn đã mắc bệnh Lao (có thể lây bệnh cho người khác), bạn sẽ cần dùng thuốc để điều trị bệnh.

Đừng chần chừ thăm khám với bác sĩ chuyên khoa hô hấp của CarePlus nếu bạn có bất cứ triệu chứng bất thường nào để được phát hiện sớm bệnh Lao và có kế hoạch điều trị kịp thời.

Đặt hẹn trực tiếp tại website www.careplusvn.com hoặc liên hệ Free Hotline 18006116 để được tư vấn thêm thông tin chi tiết. 

Recent posts

5 TET HOLIDAY HABITS THAT CAUSE MUSCULOSKELETAL PAIN
Musculoskeletal pain after Lunar New Year is becoming increasingly common, affecting both older adults and younger individuals. The causes often include improper posture, unhealthy habits, and lack of physical activity. To prevent this, let’s explore key insights with CarePlus doctors in the article below!

By MSc, MD, Level I Specialist NGUYEN VAN HOANG TAM

STATISTICS ON ENTERPRISE EMPLOYEE HEALTH STATUS Q4 – 2024
Explore Q4/2024 corporate employee health statistics from CarePlus and discover physical and mental wellness solutions to enhance productivity, build a strong workforce, and foster long-term engagement.

SHOULDER PAIN: CAUSES AND EFFECTIVE SCREENING METHODS
Shoulder pain is a common yet often overlooked condition that may signal bursitis, arthritis, fractures, and more. Learn more with CarePlus doctors in the article below!

By MSc, MD, Level I Specialist NGUYEN VAN HOANG TAM

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Register name') }}
*{{ errors.first('form-1.Phone') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Patient info:
*{{ errors.first('form-1.Patient name') }}