BOOK AN APPOINTMENT

Caring and treatment seasonal flu

Caring and treatment seasonal flu

8/3/2022 8:42:07 AM

 

Cảm cúm là bệnh truyền nhiễm do virus cúm gây ra. Cảm cúm không chỉ xuất hiện ở trẻ nhỏ mà người lớn cũng có thể mắc và cần điều trị đúng cách. Đặc biệt, tuổi tác càng cao, hệ miễn dịch ở người cảm suy giảm, do đó những người có độ tuổi từ 65 tuổi trở lên khi mắc bệnh cúm sẽ có nguy cơ tiến triển thành các biến chứng nguy hiểm hơn so với người trẻ. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh diễn tiến nặng sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như viêm phổi thậm chí tử vong.

1. Các triệu chứng của bệnh cúm là gì?

Các triệu chứng của bệnh cúm thường xuất hiện rất sớm bao gồm: sổ mũi, nghẹt mũi, đau họng, ho khan, sốt, nhức mỏi cơ thể, ớn lạnh, mệt mỏi, đuối sức, khó chịu ở ngực, đau đầu.

Người lớn trên 65 tuổi cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức nếu mắc phải bất kỳ triệu chứng nào ở trên. Việc chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giúp giảm thời gian điều trị và ngăn ngừa biến chứng nghiêm trọng.

2. Đối tượng nào dễ bị cúm?

Đối với người lớn, các đối tượng sau cần chú ý có nguy cơ mắc cúm cao và diễn tiến nặng hơn:

  • Người lớn >65 tuổi
  • Những người có bệnh mãn tính: Tiểu đường, tim phổi, suy thận, suy gan và suy giảm miễn dịch
  • Phụ nữ mang thai, đặc biệt trong 3 tháng giữa hoặc cuối thai kỳ
  • Bệnh nhân suy giảm khả năng nhận thức, rối loạn thần kinh, động kinh,…
  • Những người làm việc ở môi trường đông người như trường học, bệnh viện, công sở có nguy cơ nhiễm bệnh cao.

3. Những biến chứng có thể xảy ra khi mắc bệnh cúm ở người lớn

Người trẻ tuổi và người có hệ miễn dịch khỏe mạnh thường ít gặp biến chứng khi mắc bệnh cúm. Tuy nhiên, theo thống kê của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) khoảng 85% các ca tử vong liên quan đến cúm mùa xảy ra ở những người từ 65 tuổi trở lên và 70% số ca nhập viện ở cùng một nhóm tuổi.

Các biến chứng nguy hiểm do cảm cúm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người lớn có thể kể đến:

Viêm phế quản

Viêm phế quản là tình trạng viêm niêm mạc ống phế quản. Các triệu chứng của viêm phế quản có thể bao gồm: Ho ra đờm màu vàng, xám hoặc xanh lá cây, Mệt mỏi, Khó thở, Sốt, Đau ngực.

Viêm phổi

Viêm phổi là một biến chứng nghiêm trọng. Nếu không được điều trị kịp thời, vi khuẩn có thể xâm nhập vào máu và gây suy tạng. Viêm phổi có thể gây đau ngực, khó thở và ho dữ dội. Nhiễm trùng phổi có thể dẫn đến tích tụ chất lỏng trong phổi hoặc áp xe phổi.

Các biến chứng khác có thể xảy ra với bệnh cúm bao gồm bị viêm xoang, nhiễm trùng tai, viêm ở tim, não và cơ.  Nó cũng có thể dẫn đến suy đa tạng. Nếu người bệnh cũng mắc hen suyễn hoặc bệnh tim, vi rút cúm sẽ khiến những bệnh này nặng hơn.

4. Điều trị bệnh cúm

Thông thường bệnh cúm có thể khỏi sau 7-10 ngày nếu điều trị đúng cách. Đối với các trường hợp mắc cúm, thông thường bác sĩ sẽ chỉ định điều trị tại chỗ, chỉ một số ít bệnh nhân chuyển biến nặng cần phải cấp cứu kịp thời.

Tùy theo mức độ bệnh, bác sĩ sẽ lựa chọn các phương pháp điều trị cúm như sau:

  • Để người bệnh nghỉ ngơi nhiều nhất có thể.
  • Uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ.
  • Uống nhiều nước, ăn uống chế độ hợp lý, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, đồ ăn dễ tiêu hóa, hạn chế uống nước lạnh.
  • Tắm nước ấm, bận quần áo nhẹ, thông thoáng để giảm nhiệt độ cơ thể.
  • Nếu trường hợp sau 7 ngày các triệu chứng vẫn chưa thuyên giảm, đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để cấp cứu kịp thời. Trong thời gian đó, người bệnh nên hạn chế ra ngoài những nơi công cộng hoặc tiếp xúc với nhiều người, nếu có thì phải mang khẩu trang y tế.

Những trường hợp tiến triển nặng, người nhà cần đưa bệnh nhân đến các cơ sở khám chữa bệnh để kịp thời cấp cứu và điều trị để được theo dõi, xét nghiệm và chỉ định dùng thuốc kháng virus phù hợp.

Ngoài ra, đối với người cao tuổi nên đi khám ngay trong vòng 48 giờ đầu tiên sau khi có các triệu chứng cảm cúm. Lúc này, bác sĩ có thể cho bạn sử dụng thuốc kháng virus để rút ngắn thời gian của bệnh và giảm triệu chứng nhiễm trùng. Sau 48 giờ, điều trị kháng virus sẽ ít có hiệu quả hơn nhưng vẫn có thể được chỉ định cho người bệnh có nguy cơ biến chứng cao.

5. Phòng ngừa cúm

Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh cúm và các biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra là tiêm vắc xin cúm. Tiêm vắc xin cúm đầy đủ, đúng lịch, nhất là các đối tượng có nguy cơ nhiễm cúm cao cần được tiêm phòng trước mùa dịch. Theo CDC (Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh) khuyến cáo nên tiêm ngừa cúm từ 6 tháng tuổi trở và nhắc lại mỗi năm.

Thêm vào đó, Bộ Y tế cũng khuyến cáo nên thực hiện những biện pháp sau để phòng ngừa bệnh cúm:

  • Khi xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ mắc cúm: Nên đến ngay cơ sở y tế để được kiểm tra và chẩn đoán chính xác bệnh. Từ đó, có các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm cho những người xung quanh.
  • Vệ sinh cá nhân cẩn thận: Thường xuyên rửa tay bằng dung dịch cồn hoặc xà bông tiệt trùng sau khi cầm nắm đồ vật hoặc đến nơi công cộng, hạn chế tiếp xúc người nghi mắc cúm, tránh tập trung nơi đông người trong mùa dịch.
  • Vệ sinh nơi ở, nơi làm việc với dung dịch sát khuẩn, mở cửa sổ thông thoáng.
  • Tăng cường sức đề kháng bằng việc tập luyện thể dục, chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh.

Nguồn tham khảo: CDC

Related posts

How COVID-19 symptoms compare with those of the flu, common cold, allergies
Some symptoms of Covid-19 overlap with those of common cold, allergies, and flu.

Flu vaccination
Cúm là bệnh có khả năng lây lan nhanh chóng. Bệnh do virus cúm gây ra và khả năng lây truyền từ người sang người qua đường hô hấp. Bệnh cúm có thể có các biến chứng nguy hiểm, thậm chí TỬ VONG nếu không chữa trị kịp thời.

Endless misunderstandings between a COLD and FLU - Same or Different?
It is misunderstood that Cold and Flu are the same because both are caused by viruses and have many common symptoms in the upper respiratory tract such as sneezing, runny, stuffy nose, sore throat, cough, fever, body aches, and pains, etc.

Recent posts

5 TET HOLIDAY HABITS THAT CAUSE MUSCULOSKELETAL PAIN
Musculoskeletal pain after Lunar New Year is becoming increasingly common, affecting both older adults and younger individuals. The causes often include improper posture, unhealthy habits, and lack of physical activity. To prevent this, let’s explore key insights with CarePlus doctors in the article below!

By MSc, MD, Level I Specialist NGUYEN VAN HOANG TAM

STATISTICS ON ENTERPRISE EMPLOYEE HEALTH STATUS Q4 – 2024
Explore Q4/2024 corporate employee health statistics from CarePlus and discover physical and mental wellness solutions to enhance productivity, build a strong workforce, and foster long-term engagement.

SHOULDER PAIN: CAUSES AND EFFECTIVE SCREENING METHODS
Shoulder pain is a common yet often overlooked condition that may signal bursitis, arthritis, fractures, and more. Learn more with CarePlus doctors in the article below!

By MSc, MD, Level I Specialist NGUYEN VAN HOANG TAM

Related Products

Respiratory Telemedicine
Common respiratory diseases include: acute bronchitis, pneumonia caused by bacteria and viruses; bronchial asthma, chronic obstructive pulmonary disease, lung cancer, pleural effusion, pulmonary tuberculosis. These diseases account for about 80% of respiratory diseases, besides, there are many other respiratory diseases but account for a lesser proportion, such as: bronchiectasis, interstitial pneumonia, pneumonitis, lung diseases in systemic, endocrine, musculoskeletal, kidney, etc. Most respiratory diseases have symptoms such as cough, sputum production, chest pain or shortness of breath, depending on the specific pathology that the symptoms may have different manifestations. Therefore, do not hesitate to visit a specialist if there are any abnormal symptoms related to breathing to be detected early and have a timely treatment plan. ₫300,000

Pediatric Respiratory Telemedicine
Wheezing, Colds, Hiccups, Respiratory tract infections are common Respiratory problems in children. Remote consultation service for pediatric respiratory diseases connects parents and CarePlus's doctor for proper care and specific advice to take good care of your children. ₫300,000

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Register name') }}
*{{ errors.first('form-1.Phone') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Patient info:
*{{ errors.first('form-1.Patient name') }}