8/3/2022 8:42:07 AM
Cảm cúm là bệnh truyền nhiễm do virus cúm gây ra. Cảm cúm không chỉ xuất hiện ở trẻ nhỏ mà người lớn cũng có thể mắc và cần điều trị đúng cách. Đặc biệt, tuổi tác càng cao, hệ miễn dịch ở người cảm suy giảm, do đó những người có độ tuổi từ 65 tuổi trở lên khi mắc bệnh cúm sẽ có nguy cơ tiến triển thành các biến chứng nguy hiểm hơn so với người trẻ. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh diễn tiến nặng sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như viêm phổi thậm chí tử vong.
Các triệu chứng của bệnh cúm thường xuất hiện rất sớm bao gồm: sổ mũi, nghẹt mũi, đau họng, ho khan, sốt, nhức mỏi cơ thể, ớn lạnh, mệt mỏi, đuối sức, khó chịu ở ngực, đau đầu.
Người lớn trên 65 tuổi cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức nếu mắc phải bất kỳ triệu chứng nào ở trên. Việc chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giúp giảm thời gian điều trị và ngăn ngừa biến chứng nghiêm trọng.
Đối với người lớn, các đối tượng sau cần chú ý có nguy cơ mắc cúm cao và diễn tiến nặng hơn:
Người trẻ tuổi và người có hệ miễn dịch khỏe mạnh thường ít gặp biến chứng khi mắc bệnh cúm. Tuy nhiên, theo thống kê của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) khoảng 85% các ca tử vong liên quan đến cúm mùa xảy ra ở những người từ 65 tuổi trở lên và 70% số ca nhập viện ở cùng một nhóm tuổi.
Các biến chứng nguy hiểm do cảm cúm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người lớn có thể kể đến:
Viêm phế quản
Viêm phế quản là tình trạng viêm niêm mạc ống phế quản. Các triệu chứng của viêm phế quản có thể bao gồm: Ho ra đờm màu vàng, xám hoặc xanh lá cây, Mệt mỏi, Khó thở, Sốt, Đau ngực.
Viêm phổi
Viêm phổi là một biến chứng nghiêm trọng. Nếu không được điều trị kịp thời, vi khuẩn có thể xâm nhập vào máu và gây suy tạng. Viêm phổi có thể gây đau ngực, khó thở và ho dữ dội. Nhiễm trùng phổi có thể dẫn đến tích tụ chất lỏng trong phổi hoặc áp xe phổi.
Các biến chứng khác có thể xảy ra với bệnh cúm bao gồm bị viêm xoang, nhiễm trùng tai, viêm ở tim, não và cơ. Nó cũng có thể dẫn đến suy đa tạng. Nếu người bệnh cũng mắc hen suyễn hoặc bệnh tim, vi rút cúm sẽ khiến những bệnh này nặng hơn.
Thông thường bệnh cúm có thể khỏi sau 7-10 ngày nếu điều trị đúng cách. Đối với các trường hợp mắc cúm, thông thường bác sĩ sẽ chỉ định điều trị tại chỗ, chỉ một số ít bệnh nhân chuyển biến nặng cần phải cấp cứu kịp thời.
Tùy theo mức độ bệnh, bác sĩ sẽ lựa chọn các phương pháp điều trị cúm như sau:
Những trường hợp tiến triển nặng, người nhà cần đưa bệnh nhân đến các cơ sở khám chữa bệnh để kịp thời cấp cứu và điều trị để được theo dõi, xét nghiệm và chỉ định dùng thuốc kháng virus phù hợp.
Ngoài ra, đối với người cao tuổi nên đi khám ngay trong vòng 48 giờ đầu tiên sau khi có các triệu chứng cảm cúm. Lúc này, bác sĩ có thể cho bạn sử dụng thuốc kháng virus để rút ngắn thời gian của bệnh và giảm triệu chứng nhiễm trùng. Sau 48 giờ, điều trị kháng virus sẽ ít có hiệu quả hơn nhưng vẫn có thể được chỉ định cho người bệnh có nguy cơ biến chứng cao.
Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh cúm và các biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra là tiêm vắc xin cúm. Tiêm vắc xin cúm đầy đủ, đúng lịch, nhất là các đối tượng có nguy cơ nhiễm cúm cao cần được tiêm phòng trước mùa dịch. Theo CDC (Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh) khuyến cáo nên tiêm ngừa cúm từ 6 tháng tuổi trở và nhắc lại mỗi năm.
Thêm vào đó, Bộ Y tế cũng khuyến cáo nên thực hiện những biện pháp sau để phòng ngừa bệnh cúm:
Nguồn tham khảo: CDC