9/15/2022 10:57:40 AM
Chuyện thường gặp nhưng ít được quan tâm
Trong quá trình khám bệnh và tình cờ xét nghiệm Công thức máu ở trẻ em. Nhiều trường hợp phụ huynh sẽ được bác sĩ tại phòng khám Careplus đề cập đến tình trạng Hồng Cầu Nhỏ ở trẻ em. Vậy Hồng Cầu Nhỏ là gì?
Hồng cầu nhỏ là tình trạng hồng cầu có kích thước nhỏ hơn so với bình thường, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng hồng cầu nhỏ như: thiếu máu- thiếu sắt, phản ứng viêm kéo dài ... và nguyên nhân thường gặp nhất là bệnh Tan Máu Bẩm Sinh – Thalassemia
Thalassemia là bệnh di truyền phổ biến trên thế giới. Tại Việt Nam, hiện có khoảng 13% dân số mang gen bệnh, riêng tại một số đồng bào dân tộc thiểu số, tỷ lệ mang gen bệnh lên đến 20-40%
Trẻ mắc bệnh khi nhận gen bệnh từ cha, mẹ
Nếu trẻ chỉ mang một gen bệnh (nhận từ cha hoặc mẹ): có biểu hiện hồng cầu nhỏ hoặc chỉ thiếu máu nhẹ mà không cần truyền máu, đa phần trẻ đều khỏe mạnh và phát triển bình thường – được gọi là Người mang gen bệnh nhưng có thể di truyền cho thế hệ sau.
Nếu trẻ mang cả 2 gen bệnh cùng loại (nhận từ cha và mẹ): trẻ sẽ có biểu hiện bệnh từ mức độ thiếu máu trung bình đến nặng, cần truyền máu kéo dài (có thể từ lúc mới sinh), lâu dài gây ra nhiều biến chứng, biến dạng hộp sọ, xương, loãng xương, da xạm, mắt vàng, sỏi mật, chậm phát triển, gan lách to, tuổi thọ ngắn
Cặp vợ chồng nếu cùng mang gen bệnh giống nhau một số trường hợp bào thai bị phù nhau thai – tử vong từ trong bụng mẹ.
Tầm soát nguy cơ bị Thalassemia như thế nào?
Thông qua xét nghiệm Công Thức Máu cơ bản, BÁC SĨ sẽ nhận định bé có bị Hồng Cầu Nhỏ nhược sắc hay không, nếu có sẽ tiến hành thêm các xét nghiệm đặc hiệu khác để chẩn đoán xác định như Điện di Hb, xét nghiệm Gen...để tìm ra người mang gen bệnh
Cách phát hiện sớm để sanh ra những đứa con khỏe mạnh?
👉 Xem thêm thông tin ở phần Comments để hiểu biết thêm về bệnh và thăm khám với bác sĩ nếu có bất kì dấu hiệu nghi ngờ