BOOK AN APPOINTMENT

Ăn Gì Để Không Tăng Cân Ngày Tết?

Ăn Gì Để Không Tăng Cân Ngày Tết?

1/17/2018 9:15:43 AM

Ngày Tết các gia đình thường chuẩn bị thức ăn dồi dào, phong phú; bánh ngọt, rượu bia… để năm mới được sung túc, no đủ. Nhưng ngược lại, mọi người ít vận động hơn, chỉ đi lại thăm viếng người thân hay nghỉ ngơi nên tiêu hao năng lượng ít. Các thói quen hằng ngày như ăn uống, ngủ nghỉ, tập luyện,… cũng khác đi. Nhìn chung, các thay đổi này ảnh hưởng đến sức khỏe và cân nặng, thường theo chiều hướng bất lợi. Vậy làm thế nào để “ăn Tết mà không tăng cân”?

Chúng ta nên duy trì lối sống hằng ngày và kiểm soát dinh dưỡng:

Bánh chưng, bánh tét: là món ăn truyền thống với đầy đủ thịt, mỡ, nếp rất giàu năng lượng. Trong một bữa ăn (ví dụ như ăn sáng) chỉ nên dùng 200g (tương đương khoảng 1/8 của bánh) với ít dưa muối không nên ăn thêm nguồn tinh bột khác như cơm, bánh mì, miến, xôi,…Ngoài ra, cũng không nên ăn nhiều muối.

Thịt, cá giàu đạm: Những món ăn ngày Tết như giò heo nấu măng nên nấu nhiều măng hơn, thịt kho đông, kho tàu,…nên ăn kèm dưa hành, dưa chua, rau luộc để hạn chế sự hấp thu chất béo.

Thịt gà là món ăn tốt cho việc kiểm soát cân nặng, nên chọn phần nạc tránh phần da, mỡ.

Nên ăn nhiều cá để giúp ngon miệng, đỡ ngán do ngày Tết các món ăn thường chứa nhiều dầu mỡ, quay, chiên…

Giò lụa, giò thủ chứa nhiều muối, nhiều năng lượng nên ăn có kiểm soát.

Rau, quả: Tăng cường rau xanh, đa dạng phong phú, nên luộc, hấp, thay các món xào hằng ngày như măng, bông cải xanh, bắp cải, cà tím,… nhiều chất xơ để “tiêu diệt” hiệu quả lượng mỡ thừa.

Nấm chứa ít calo lại giàu vitamin B rất tốt cho sức khỏe nên bạn có thể ăn thoải mái món này mà không lo tăng cân.

Trái cây nên chọn loại ít ngọt như táo, đu đủ, cam,… để bổ sung vitamin, thanh lọc cơ thể sau những buổi “tiệc tùng, nhậu nhẹt”.

Bánh ngọt, các loại hạt: Là những món không thể thiếu trong ngày Tết, bánh quy, chocolate cũng có thể ăn được nhưng không nên quá 100g/ngày. Nên thay bằng các loại trái cây ít ngọt.

Nên thay các loại mứt nhiều năng lượng bằng các loại mứt ít năng lượng hơn như mứt gừng, khoai lang,… nhưng cũng nên ăn có kiểm soát.

Các loại hạt: thường được nhâm nhi cho vui miệng. Nên ăn khoảng 30-50g để giúp kiểm soát cân nặng hiệu quả vì các loại hạt chứa nhiều đạm, chất béo làm cơ thể no và không thèm ăn các loại thực phẩm khác.

Đầu năm chức nhau ly rượu đầy: khi thăm viếng nhau bà con có thói quen mời nhau rượu bia, 2-3 ly rượu cồn hay 2-3 lon bia, nước ngọt,… Đây là nguồn năng lượng rỗng (nhiều năng lượng nhưng ít chất dinh dưỡng) cần được kiểm soát.

Nước uống: ngày Tết chúng ta thường đi lại nhiều mà quên uống nước. Để đảm bảo đủ nước cho cơ thể được thanh lọc và tránh mất nước nên uống đủ 2 lit nước.

Vận động: ngày Tết năng lượng được nạp nhiều nhưng tiêu hao thì ít ỏi khiến mỡ thừa dần được tích lũy trong cơ thể dưới dạng mỡ trắng, chủ yếu tích tụ xung quanh nội tạng và dưới da, đặc biệt vùng eo, bụng khiến cơ thể khiến cơ thể béo lên. Vì vậy, vận động là không thể thiếu để tránh tăng cân dịp Tết. nên duy trì vận động hằng ngày ít nhất 30 phút đi bộ, đi lại sau bữa ăn, đi thang bộ hay thang máy…

Thay đổi thói quen: các bà nội trợ thường ăn hết hoặc hâm đi, hâm lại, cất giữ thức ăn còn thừa trong tủ lạnh lâu ngày với tâm lý “bỏ uổng, mang tội” không tốt cho sức khỏe. Việc nêm đi nêm lại nhiều lần làm gia tăng lượng dầu mỡ, đường, bột ngọt, mắm muối,… khiển cho cơ thể sau Tết đã béo càng béo hơn, nguy cơ không tốt cho tim mạch, tăng huyết áp, tăng đường huyết,…

Để dịp Tết thực sự có ý nghĩa cả về thể chất và tinh thần, mỗi chúng ta cần duy trì cân nặng “nên có” kiểm soát cân nặng hiệu quả cho người thừa cân, béo phì qua chế độ dinh dưỡng hợp lý, phối hợp với lối sống lành mạnh, vận động thể lực đều đặn, vừa sức tránh tăng cân trong dịp Tết, đảm bảo cho một năm mới “Sức khỏe dồi dào, tấn tài tấn lộc, vạn sự như ý”.

Recent posts

CHILD MALNUTRITION IS MORE COMPLEX THAN IT SEEMS
Malnutrition is a major cause of death in children under five and leads to serious effects like stunted growth, poor memory, and digestive disorders.

By Dr. Le Thi Kim Dung

8 TIPS FOR PARENT TO PROTECT YOUR CHILD FROM COMMON RESPIRATORY ILLNESSES DURING SEASONAL CHANGES
During seasonal transitions, children are more prone to respiratory illnesses such as upper respiratory tract infections, laryngitis, bronchiolitis, pneumonia, and asthma. These conditions can be triggered not only by sudden weather changes and an underdeveloped immune system but also by preventable factors. Here are ways to support your child's respiratory health:

By Dr. Pham Thi Thuy Trang

ALARMING FIGURES ON WORKPLACE MUSCULOSKELETAL HEALTH IN 2024
Musculoskeletal health is always a priority in the workplace. Reports indicate that up to 47% of employees experience reduced productivity due to muscle pain and joint aches. Discover preventive measures and improvement strategies in the article below!

ASTHMA IN CHILDREN – Early Detection and Treatment is Key!
Asthma symptoms include wheezing, coughing, chest tightness, and difficulty breathing. These symptoms can come and go, varying with the extent of airway narrowing.

By DR. DANG NGOC VAN ANH

MASKED HYPERTENSION
Masked hypertension refers to a condition where a patient’s blood pressure (BP) appears normal (below 140/90 mmHg) when measured in a clinical setting but exceeds the threshold of 135/85 mmHg when measured outside the clinic, such as at home or with ambulatory blood pressure monitoring (ABPM) over 24 hours. The concern with masked hypertension is that it often goes unnoticed, yet it poses significant health risks. If left untreated, it can lead to severe complications such as kidney failure, vision loss, heart failure, and an increased risk of stroke.

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Register name') }}
*{{ errors.first('form-1.Phone') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Patient info:
*{{ errors.first('form-1.Patient name') }}