ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

TRẺ THỞ KHÒ KHÈ: NGUYÊN NHÂN VÀ DẤU HIỆU BẤT THƯỜNG

Trẻ thở khò khè là tình trạng không hiếm gặp ở trẻ nhỏ. Tình trạng này dễ xảy đối với trẻ nhỏ dưới 2-3 tuổi vì ở lứa tuổi này phế quản còn nhỏ rất dễ bị co thắt, phù nề, tiết dịch khi bị viêm nhiễm. Hãy theo dõi bài viết này để biết cách xử lý và chăm sóc đúng cách khi trẻ bị khò khè ba mẹ nhé!

TRẺ THỞ KHÒ KHÈ: NGUYÊN NHÂN VÀ DẤU HIỆU BẤT THƯỜNG

Trẻ thở khò khè là tình trạng gì ?

Khò khè là tiếng thở có âm sắc nhạc liên tục xảy ra khi đường dẫn khí trong lồng ngực bị hẹp. Âm sắc của khò khè thay đổi tùy vị trí và mức độ tắc nghẽn.

Đối với trẻ sơ sinh cần phân biệt tiếng khò khè với tiếng thở do nghẹt mũi. Do ở trẻ sơ sinh thở chủ yếu bằng mũi, trong khi kích thước lỗ mũi trẻ còn nhỏ và rất dễ bị tắc khi bị cảm, làm trẻ thở khụt khịt. Khi này, có thể làm thông thoáng mũi trẻ với 2-3 giọt nước muối nhỏ mũi, sau đó nghe lại. Trẻ bị nghẹt mũi sẽ thở êm hơn sau khi được làm thông thoáng mũi. 

Nguyên nhân làm trẻ thở khò khè 

Khò khè cấp tính ( vài giờ đến vài ngày):

  • Hen suyễn
  • Viêm nhiễm : Nguyên nhân phổ biến nhất gây thở khò khè cấp tính ở trẻ dưới hai tuổi là viêm tiểu phế quản do virus, thường do nhiễm virus hợp bào hô hấp (RSV)
  • Dị vật đường thở: Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng dị vật đường thở ở trẻ nhỏ như bị sặc do các loại thức uống hoặc đờm dãi, viên kẹo, hạt cơm không nuốt xuống được. Tình trạng này thường gặp khi trẻ bị viêm đường hô hấp tiết nhiều dịch nhưng chưa biết cách điều tiết và có thể gặp phải ở bất cứ lúc nào. Bệnh nhân cũng có thể đến với các  triệu chứng mãn tính ho kéo dài nếu không được phát hiện kịp thời ngay từ đầu.

Khò khè mãn tính hay khò khè tái phát :

Chẩn đoán phân biệt thở khò khè mãn tính hoặc từng đợt rất rộng và bao gồm :

Bất thường về cấu trúc của cây khí phế quản hoặc các cấu trúc lồng ngực khác như : mềm sụn thanh quản, vòng mạch máu chèn ép, hẹp / màng ngăn khí quản, nang , khối u , hạch trung thất chèn ép.

Các bất thường về cấu trúc, bao gồm các dị tật của cây khí phế quản và các vòng mạch máu chèn ép là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra chứng thở khò khè dai dẳng xuất hiện sớm trong đời (thường trong vài tháng đầu sau khi sinh) và không đáp ứng với các liệu pháp điều trị hen.

Các nguyên nhân về bất thường chức năng của thở khò khè mãn tính bao gồm hen suyễn, hội chứng hít sặc tái phát, trào ngược dạ dày thực quản, loạn sản phế quản phổi, bất hoạt lông chuyển, bệnh phổi mô kẽ.

Làm gì khi trẻ thở khò khè?

Khò khè là tiếng thở bất thường nên cần đưa trẻ đến bác sĩ nhi khoa thăm khám để xác định nguyên nhân và hướng điều trị phù hợp.

Trẻ khò khè cần nhập viện khi :

  • Có dấu hiệu suy hô hấp
  • Khò khè khởi phát cấp tính đột ngột nghi ngờ dị vật đường thở
  • Khò khè tái đi tái lại hay khò khè mạn tính cần tìm nguyên nhân
  • Khò khè xảy ra ở trẻ < 3 tháng

Không nên tự ý sử dụng các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm, long đàm vì có thể không hiệu quả cho trẻ mà còn làm trẻ khò khè nhiều hơn, bệnh nặng hơn.

Bài viết liên quan

Viêm phổi - Nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em
Ngày 12/ 11 hàng năm được lựa chọn là Ngày Thế giới Phòng chống Viêm phổi. Đây là nguyên nhân gây tử vong ở trẻ em Việt Nam và trên toàn thế giới. Theo thống kê mới nhất của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong năm 2015, viêm phổi đã giết chết 920.136 trẻ em dưới 5 tuổi, chiếm đến 16% số trẻ em tử vong ở độ tuổi này.

Virus hô hấp hợp bào RSV - Virus điển hình nhất gây Sốt siêu vi & bệnh Viêm phổi ở trẻ em
Trong 1 tháng nay, tình hình bệnh hô hấp tăng đột biến ở trẻ em. Rất nhiều trẻ nhập viện trong tình trạng sốt, ho, rồi chuyển qua viêm phổi hoặc khó thở, nhất là các bạn có cơ địa khò khè, suyễn..... Ngoài nguyên nhân do biến đổi thời tiết, mưa bão, giao mùa, thi một trong những tác nhân gây suy hô hấp đáng chú ý ở trẻ dưới 2 tuổi đó là nhiễm virus hô hấp hợp bào (RSV virus).

Bài viết được tư vấn bởi BS. CK1. Lại Thị Bích Thủy

Ba Mẹ Lưu Ý Các Dấu Hiệu Trẻ Bị Viêm Phổi Và Cách Chăm Sóc Trẻ
Bất cứ khi nào bố mẹ nghi ngờ các triệu chứng mắc viêm phổi của con được nêu dưới đây hãy cho trẻ đi gặp bác sĩ. Thông thường, viêm phổi sẽ được chẩn đoán qua thăm khám lâm sàng và nghe phổi. Trong những trường hợp không rõ ràng, có thể phải cần xét nghiệm máu và chụp X- quang ngực để chẩn đoán.

Bài viết được tư vấn bởi BS. CK1. Lại Thị Bích Thủy

Bài viết gần đây/mới

TIÊM VẮC XIN LÀ CÁCH TỐT NHẤT ĐỂ BẢO VỆ TRẺ KHỎI BỆNH SỞI
Hiện nay, đối phó với bệnh Sởi chỉ mới tập trung vào hậu quả do bệnh sởi gây ra chứ chưa thể tiêu diệt được virus gây bệnh. Mùa lễ hội đông đúc dịp cuối năm và kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025 sắp tới, cùng với thời tiết cuối năm ở miền Nam là những điều kiện lý tưởng để bệnh sởi lây lan. Một người mắc sởi có thể đã nhiễm từ 3 - 4 ngày trước khi xuất hiện triệu chứng, khiến việc lây bệnh cho gia đình và cộng đồng trở nên khó kiểm soát. Trong tình hình hiện nay, nếu không có các biện pháp kiểm soát tốt, nguy cơ bùng phát dịch sởi trong thời gian tới là rất lớn.

By ThS. BS. Sử Thị Như Ngọc

CHẢY MÁU CAM: NGUYÊN NHÂN, SƠ CỨU VÀ PHÒNG NGỪA
Chảy máu cam một triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ. Nhất là trẻ mầm non có thể bị ít nhất một lần, thường không nguy hiểm nhưng thường làm các ba mẹ rất lo lắng. Hãy cùng BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng - Chuyên khoa Nhi - Hệ thống phòng khám CarePlus tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân cũng như xử lý khi bị chảy máu cam đúng cách nhé!

By BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng

HIỂU THÊM VỀ NỔI MÀY ĐAY VÀ PHÙ MẠCH
Nổi mày đay và phù mạch là những phản ứng của da thường gặp, gây ra sự khó chịu và đôi khi lo lắng cho người bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp một cái nhìn toàn diện về hai tình trạng này, bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị và các biện pháp phòng ngừa.

By BS. CK1. NGUYỄN DUY KHANH

BÉO PHÌ DÙ CÂN NẶNG BÌNH THƯỜNG - MỐI NGUY TIỀM ẨN MÀ BẠN KHÔNG NGỜ TỚI
Béo phì cân nặng bình thường (NWO) là tình trạng phức tạp với nhiều nguy cơ bệnh tật tiềm ẩn. Tìm hiểu cách nhận biết và phòng ngừa béo phì cân nặng bình thường để bảo vệ sức khỏe toàn diện!

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

ĐỪNG XEM NHẸ TÌNH TRẠNG THIẾU MÁU THIẾU SẮT Ở TRẺ EM
Thiếu máu thiếu sắt được xem là vấn đề y tế xã hội, là mối quan tâm của y tế toàn cầu. Theo viện Dinh Dưỡng Quốc Gia Việt Nam, trong giai đoạn năm 2015 - 2016, trẻ em dưới 5 tuổi có tỉ lệ thiếu máu là 27,8%, thiếu máu do thiếu sắt chiếm tới 63,6%.

By BS. CK1. Lê Ngọc Tuyết Sương

Các sản phẩm liên quan

Khám bệnh Nhi sơ sinh
Trẻ sơ sinh với hệ miễn dịch còn non nớt, sức đề kháng yếu nên dễ mắc bệnh. Dịch vụ khám tư vấn từ xa các bệnh Nhi sơ sinh của CarePlus giúp kết nối ba mẹ và những người chăm sóc trẻ với các bác sĩ Nhi khoa tận tâm và giàu kinh nghiệm hàng đầu của CarePlus, để hướng dẫn ba mẹ các biện pháp chăm sóc đúng cách và tư vấn cụ thể để ba mẹ cám thấy an tâm hơn trong giai đoạn dịch bệnh. ₫300.000

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}