ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Viêm Phổi, Viêm Phế Quản - Bệnh Thường Gặp Ở Trẻ Khi Trời Lạnh

Viêm Phổi, Viêm Phế Quản - Bệnh Thường Gặp Ở Trẻ Khi Trời Lạnh

16/01/2018 2:40:15 CH

Viêm phế quản là bệnh viêm đường hô hấp dưới rất hay gặp ở nhóm trẻ dưới 2 tuổi.

- Bệnh thường xảy ra vào mùa lạnh, mùa mưa, thường do siêu vi và vi trùng gây ra.

1. Các yếu tố nguy cơ gây bệnh

- Trẻ có sự suy giảm đáng kể dung lượng khí thở ra và thường bị ho, khò khè trong thời gian dài.

- Trẻ sinh non tháng, trẻ bị suy hô hấp sau sinh phải hô hấp hỗ trợ, bị tim bẩm sinh

- Trẻ sinh sống trong một môi trường ô nhiễm, chật hẹp, hít phải nhiều khói thuốc lá, trẻ trong gia đình có người bị suyễn, dị ứng.

2. Triệu chứng lâm sàng

- Khởi phát thường: Sốt cao, ho khan, thở nhanh…

- Bệnh cũng có thể biểu hiện ở dạng cấp tính với suy hô hấp cấp, thở nhanh, tim nhanh, tím tái, toát mồ hôi lạnh.

3. Chăm sóc khi trẻ bị viêm phế quản

Khi thấy trẻ có những triệu chứng sau: hơi thở khò khè, lỗ mũi thở phập phồng và hơi thở sâu trông như trẻ cần có không khí để thở, rồi ho dữ dội… thì phải nghĩ ngay là trẻ đã mắc bệnh viêm phế quản - viêm phổi nên cho trẻ đi thăm khám ngay lập tức.

Việc chữa trị nhanh nhất được kết hợp với dùng thuốc kháng sinh, rồi các loại thuốc ho dạng nước để làm hóa lỏng các dịch tiết ra giúp trẻ ho tống ra ngoài.

Khi thấy trẻ hô hấp khó khăn hơn hay thở nhanh, mồ hôi vã ra, trẻ không uống nước thì buộc đưa đi cấp cứu ngay tại một bệnh viện nào đó gần nhất.

4. Những biện pháp đề phòng cho trẻ

- Yêu cầu những người gần gũi với trẻ không được hút thuốc.

- Luôn rửa tay sạch sẽ khi chăm sóc trẻ.

- Cách ly với trẻ khi bị cảm nặng hoặc cúm.

- Khi bị cảm, tránh hôn hít lên mặt trẻ.

- Không nên để trẻ trong nhà dùng lẫn lộn bình sữa, thìa, chén… và sau khi dùng cần rửa sạch.

- Vào mùa thu và mùa đông, cố gắng không để trẻ nhỏ lui tới những nơi công cộng (đi xe buýt, siêu thị…), nơi dễ có những người bị cảm.

- Ở nhà giữ nhiệt độ ổn định, không quá thấp (dưới 25 độ C) và cần làm cho nhà thông thoáng hàng ngày.

- Khi trẻ bị cảm và ngạt mũi thì nên rỏ nước muối sinh lý vào mũi để trẻ không tắc mũi

- Khi chăm sóc trẻ bị bệnh: đặt trẻ nằm ngửa, đầu hơi cao. Cho trẻ uống nước đều đặn. Làm thông mũi cho trẻ, nhất là trước khi cho bú.

Bài viết gần đây/mới

AN TOÀN BƯỚC QUA DỊCH ĐAU MẮT ĐỎ
Người bị đau mắt đỏ (hay còn gọi là viêm kết mạc cấp) tại TP.HCM đang tăng nhanh, ngành y tế thành phố đã tìm được tác nhân chính gây bệnh là enterovirus (86%)

By BS. CK2. Khương Thị Kha Ly

ĐIỀU TRỊ BÉO PHÌ Ở CÁC LỨA TUỔI CÓ GIỐNG NHAU?
Béo phì là tình trạng cơ thể tích tụ quá mức khối mỡ và chính tình trạng dư thừa khối mỡ làm tăng nguy cơ các bệnh lý như đái tháo đường, gout, rối loạn mỡ máu, bệnh tim mạch, ung thư… Do vậy, mục tiêu cốt lõi của điều trị béo phì là làm giảm khối mỡ để kiểm soát các biến chứng.

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

NHỮNG AI NÊN ĐI TẦM SOÁT TIM MẠCH VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC TẦM SOÁT TIM MẠCH⁉️
Đột quỵ là bệnh lý cấp tính nguy hiểm, thường xảy ra đột ngột, có tỉ lệ tử vong cao nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Mỗi năm ở Việt Nam có hơn 200.000 người bị đột quỵ, hơn 50% trong số đó tử vong và chỉ có 10% sống sót là có bình phục hoàn toàn. Đáng lo ngại, đột quỵ đang có dấu hiệu ngày càng trẻ hóa, gia tăng mạnh từ 40 – 45 tuổi hay thậm chí xuất hiện cả ở tuổi 20.

NHẬN ĐỊNH BÉO PHÌ Ở NGƯỜI LỚN – BMI LIỆU CÓ ĐỦ?
Hẳn bạn đã biết đến thuật ngữ BMI - Chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index) ngày nay được sử dụng phổ biến trong việc đo lường để đánh giá thể trạng của một người. Chỉ số BMI bao gồm các thông số về chiều cao, cân nặng, hình dáng để cho ra kết quả là bạn đang thừa cân, béo phì hay suy dinh dưỡng hoặc cân đối.

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}